【slna vs bình dương】Tăng lương cơ sở không ảnh hưởng nhiều đến giá
Tính toán kỹ nguồn vốn để khởi động lại dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành |
Điều hành giá là nghệ thuật,ănglươngcơsởkhôngảnhhưởngnhiềuđếngiáslna vs bình dương cần sự uyển chuyển
Trong phiên chất vấn Phó Thủ tướng Lê Minh Khái sáng 8/6, đại biểu Triệu Thị Huyền (đoàn Yên Bái) băn khoăn về giải pháp tổng thể về điều hành giá thời gian tới để kiểm soát lạm phát, tránh hiệu ứng "tăng lương giá cũng tăng".
Trả lời đại biểu, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng điều hành giá là nghệ thuật "cần sự uyển chuyển", trong điều kiện chúng ta điều hành theo kinh tế thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước. Nguyên tắc là phải quan tâm đến đời sống của người dân, đặc biệt người dân vùng sâu, vùng xa.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái |
Theo Phó Thủ tướng, điều hành giá phải căn cứ vào tín hiệu thị trường mà thị trường thì thay đổi hàng ngày. Do đó, phải nắm bắt thị trường để có những giải pháp, kịch bản để điều hành cho uyển chuyển và đáp ứng được yêu cầu, đạt được mục tiêu Quốc hội giao. Năm 2022, Quốc hội giao chỉ tiêu CPI tăng 4%, năm 2023 khoảng 4,5%.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, muốn giữ được giá phải đáp ứng quan hệ cung cầu, đặc biệt với mặt hàng thiết yếu. Với mặt hàng Nhà nước định giá thì phải giữ được giá, còn lại mặt hàng không định giá thì theo thị trường nhưng phải niêm yết, kiểm tra yếu tố hình thành giá. Cùng với đó phải tuyên truyền, thông tin đầy đủ về thông tin giá để đông đảo người dân hiểu và ủng hộ việc điều hành giá của Chính phủ.
"Đặc biệt, trong thời điểm tháng 7 là tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu, chúng tôi tính toán rất kỹ rồi, cũng không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên chúng ta cũng phải hết sức quan tâm để kiểm soát giá, để cuối năm 2023 đạt mục tiêu CPI không vượt quá 4,5%” - Phó Thủ tướng nói.
Khó kiểm soát sở hữu chéo "ngầm"
Liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho hay nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với đánh giá của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng tình trạng sở hữu chéo, thao túng lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn rất đáng lo ngại, bất chấp ngành ngân hàng đã trải qua nhiều giai đoạn thực hiện tái cơ cấu, hệ lụy là nguy cơ rủi ro chéo trong hệ thống tài chính ngân hàng lại bùng lên, đặc biệt khi sự kiện Vạn Thịnh Phát nổ ra đầu hồi tháng 10/2022. Do đó, đại biểu đề nghị Phó Thủ tướng cho ý kiến về vấn đề này.
Các đại biểu tham gia phiên họp sáng 8/6. |
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trả lời cho hay, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ đã rất quan tâm đến việc xử lý sở hữu chéo trong các ngân hàng. Với chức năng của mình, Ngân hàng Nhà nước thời gian qua đã tích cực tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp sở hữu đã có công khai thì đã được xử lý ngay và không còn trường hợp sở hữu chéo trên hồ sơ, sổ sách. Song trong thực tế có những trường hợp đứng tên hộ, nhờ đứng tên… nên khó xử lý, đòi hỏi phải có sự phối hợp của các ngành, các cấp, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật thì mới giải quyết được.
Theo Phó Thủ tướng, sở hữu chéo còn có tác dụng nguy hiểm là không chỉ sở hữu về vốn mà còn sở hữu chéo trong đầu tư, tín dụng, làm méo mó các hoạt động kinh tế. Theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã thường xuyên thanh tra để tiến tới hạn chế đến mức tối đa đối với sở hữu chéo trong ngành ngân hàng.
Nêu một số giải pháp cơ bản để ngăn chặn sở hữu chéo, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc phải hoàn thiện về cơ chế, chính sách và đề nghị các đại biểu Quốc hội cùng đóng góp để hoàn thiện dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) để có căn cứ pháp lý vững chắc kiểm soát, xử lý tình trạng này. Cùng với đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, nâng cao năng lực kiểm soát nội bộ…
Luật chồng chéo là một thách thức cho cán bộ, công chức thực thi công vụ
Quan tâm đến việc hoàn thiện thể chế, đại biểu Tô Văn Tám cho biết, muốn nền công vụ quốc gia hoạt động hiệu lực, hiệu quả thì hệ thống luật lệ, quy trình cần rõ ràng, đầy đủ và đồng bộ. Qua hai ngày chất vấn, ông thấy hệ thống luật lệ, quy trình, thể chế còn nhiều vấn đề. Thực trạng này đã gây khó khăn đến sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, đồng thời là một thách thức cho cán bộ, công chức khi thực thi công vụ.
"Đề nghị Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ có giải pháp căn cơ nào trong việc hoàn thiện thể chế luật lệ thời gian tới?" - ông Tám chất vấn.
Trả lời đại biểu, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề hoàn thiện thể chế. Mỗi tháng Chính phủ đều họp chuyên đề bàn về thể chế, từ khâu đề xuất, quyết định văn bản pháp luật đến chất lượng thể chế. Đồng thời, Chính phủ thực hiện nhiều giải pháp khác như nâng cao chất lượng thẩm định, thực hiện nghiêm quy định ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định, phản biện, nhất là lắng nghe dư luận xã hội. "Với những giải pháp như vậy, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật sẽ thực hiện tốt hơn thời gian tới", Phó Thủ tướng nói./.
(责任编辑:World Cup)
- ·Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị Trung ương 10
- ·Kịch bản thị trường bất động sản rơi vào 'đáy' như giai đoạn 10 năm trước là khó xảy ra
- ·Chưa tăng lương công chức, nhưng cân nhắc với đối tượng về hưu trước 1993
- ·Nghệ An: Lộ diện nhà đầu tư thực hiện dự án khu nhà ở hơn 300 tỷ đồng
- ·Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
- ·Chủ tịch Quốc hội: Khánh Hòa phấn đấu trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế
- ·Thanh tra vi phạm đất đai loạt doanh nghiệp tại TP HCM
- ·Hơn 1 tỷ USD đầu tư vào dự án Một Thế Giới – The One World
- ·Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân có thể theo dõi Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 9/5
- ·Doanh nghiệp sẵn sàng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
- ·Nguyên nhân dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công chậm?
- ·Các sân bay được khai thác trở lại trừ sân bay Chu Lai do bị tốc mái
- ·Hà Nội: Đấu giá 16 lô đất tại quận Bắc Từ Liêm
- ·Quảng Trị: Huyện Hải Lăng sẽ trở thành thị xã vào năm 2040
- ·Phó Thủ tướng: Giám sát nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp
- ·Công ty Thuỷ điện Sơn La cán mốc 100 tỷ kWh
- ·TP.Thủ Dầu Một: 11 sản phẩm đạt OCOP 3 sao
- ·Xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng: Chú trọng công tác bảo vệ môi trường
- ·Tầm quan trọng của logistics với sự sống còn của doanh nghiệp
- ·Người mua chuyển hướng sang chung cư cũ khi chung cư mới liên tục tăng giá