【ket qua ngoại hang】Giám định tư pháp về tài chính cần một quy trình mới
Nội dung này đã được các đại biểu bàn thảo khá sôi nổi tại hội thảo lấy ý kiến dự thảo Quy trình tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp và cử người thực hiện giám định tư pháp, do Bộ Tài chính tổ chức vừa qua.
Theo Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế Trần Xuân Long, Bộ Tài chính đã rất chủ động, tích cực trong việc triển khai Luật Giám định tư pháp.
Thiếu cơ chế phối hợp giữa các bên trưng cầu
Bên cạnh những mặt tích cực, chủ động trong thực thi công tác giám định, thời gian qua công tác giám định tư pháp trong ngành Tài chính còn có nhiều khó khăn, vướng mắc, như: Khó khăn trong cử giám định viên, hỗ trợ người giám định tư pháp.
Số vụ việc trưng cầu giám định tư pháp liên quan đến lĩnh vực tài chính tăng trong các năm qua. Nhiều vụ việc liên quan đến DN tại địa phương nhưng cơ quan tiến hành tố tụng không trưng cầu giám định viên của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh/thành phố mà lại trưng cầu giám định viên của Bộ Tài chính.
Hơn nữa, một số đơn vị còn lúng túng trong việc xác định thẩm quyền, trách nhiệm khi nhận được trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Một số vụ việc trưng cầu giám định liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng thuộc nghiệp vụ chuyên môn của Ngân hàng Nhà nước, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng lại vẫn đề nghị Bộ Tài chính cử giám định viên.
Bên cạnh đó, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ tập trung trưng cầu các bộ, ngành trung ương mà chưa trưng cầu đối với tổ chức ngoài nhà nước.
Ngoài ra, theo đại diện Ban Cải cách tư pháp Trung ương, cho đến nay trong công tác giám định tư pháp, vẫn chưa có những quy định cụ thể về cơ chế phối hợp giữa cơ quan trưng cầu, người nhận trưng cầu giám định và bên nhận trưng cầu/yêu cầu. Điều này dẫn tới những khó khăn cho giám định viên, người giám định tư pháp tài chính (gọi chung là giám định viên) khi thực thi nhiệm vụ.
Đây cũng là nguyên nhân, khiến công tác giám định tư pháp tài chính trong nhiều trường hợp bị kéo dài, khi công việc các giám định viên, theo vụ việc không chủ động về thời gian giám định, phụ thục việc cung cấp tài liệu từ bên trưng cầu, thiếu hồ sơ tài liệu.
Theo ông Khổng Văn Ngư – Trưởng phòng kiểm soát thủ tục hành chính- Vụ Pháp chế, hiện một số đơn vị, giám định viên kêu nhiều khó khăn trong công tác giám định, như khó trong việc tiếp cận hồ sơ, bị động khi làm việc với cơ quan trưng cầu giám định.
Đối với những vụ việc cần phải có nghiệp vụ điều tra giám định, một số đơn vị gặp khó trong việc cử giám định viên tư pháp có kiến thức, kinh nghiệm về giám định chuyên môn, điều tra.
Ngoài ra, nhiều đơn vị đều kể khó về kinh phí, chi hỗ trợ bồi dưỡng giám định viên. Một số vụ việc giám định kéo dài làm ảnh hưởng tới tiến độ của công tác điều tra xét xử, cũng như công tác chuyên môn của cán bộ giám định tư pháp tại đơn vị.
Xã hội hóa và phân cấp
Nhằm đẩy mạnh việc xã hội hóa và khắc phục những hạn chế trong công tác giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính, Bộ Tài chính đã dự thảo "Quy trình tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp và cử người thực hiện giám định tư pháp".
Theo đó, dự thảo quy định rõ về nguyên tắc, tiêu chuẩn cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia giám định; nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức tham gia giám định; quy trình, thủ tục cử cán bộ công chức, viên chức tham gia giám định tư pháp khi gửi đến Bộ Tài chính…
Theo ông Trần Xuân Long, Bộ Tài chính đã đề nghị bổ sung quy định về việc phân cấp trong công tác trưng cầu giám định. Theo đó, cơ quan tiến hành tố tụng cấp Trung ương thực hiện trưng cầu ở cấp trung ương, cơ quan cấp địa phương thì ở đúng cấp của mình. Việc làm này nhằm tránh trường hợp trưng cầu tập trung về Bộ Tài chính như hiện nay.
Bộ Tài chính cũng đề nghị cơ quan trưng cầu giám định thực hiện trưng cầu giám định viên của các bộ quản lý trong ngành, trong các trường hợp giám định viên liên quan đến doanh nghiệp thuộc trung ương quản lý, nhằm giảm bớt khó khăn cho giám định viên tài chính.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề nghị cơ quan trưng cầu giám định lập đầy đủ dự toán kinh phí phục vụ công tác trưng cầu giám định, bồi dưỡng giám định để đảm bảo có nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ./.
Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới công tác giám định tư pháp tài chính của Bộ Tài chính: Thông tư số 138/2013/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung của Luật Giám định tư pháp và Nghị định số 85/2013/NĐ-CP; Thông tư số 137/2014/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định tại quyết định số 01/2014/QĐ-TTg; Nghị định 81/2014/NĐ-CP ngày 14/8/2014 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh chi phí giám định, định giá, chi phí cho người làm chứng, phiên dịch; Thông tư số 35/2014/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí giám định tư pháp.v.v… |
Đức Minh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Công bố danh sách các nền tảng số quốc gia đang được các Bộ, ngành triển khai
- ·Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng thêm quyết liệt, chặt chẽ
- ·Ten Hag nói điều khiến fan MU vui sướng
- ·Ten Hag nói điều khiến fan MU vui sướng
- ·Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện thể chế, đề xuất quy định mới về chung cư mini
- ·Công an Đồng Nai tìm người mua nhà tại dự án KDC Tân Thịnh
- ·Hai công ty chứng khoán bị phạt hơn 700 triệu đồng
- ·Tuyệt đối không được chủ quan, bị động khi có cháy
- ·Kinh tế tuần hoàn
- ·Cổ đông lớn của KDM bị xử phạt do không đăng ký chào mua công khai
- ·CEO La Đặng Thành Nhân: Top 20 Doanh nhân trẻ truyền cảm hứng Bất động sản Việt Nam năm 2023
- ·Tin bóng đá 1/3: MU ký De Jong, Man City lấy Kovacic
- ·Lạng Sơn thu giữ nhiều vũ khí thô sơ trị giá hàng tỷ đồng
- ·Kế hoạch tăng vốn của các công ty bảo hiểm sẽ tăng tính hấp dẫn cho cổ phiếu
- ·Tăng cường kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm
- ·Nữ TP.HCM thắng đậm ở Cúp Quốc gia 2023
- ·Trên 100 cây Hoàng mai Huế được gắn bảng và cấp mã QR
- ·Lương Garnacho tăng vọt khi ký 5 năm với MU
- ·Bộ Tài chính lên tiếng về đề xuất thu phí khí thải ô tô, xe máy
- ·Xây dựng xã Vinh Hiền trở thành thị trấn trước năm 2025