【tin as roma】Thiếu chi tiết hàng hóa gây khó áp mã số HS hàng chuyên ngành
Trong đợt rà soát,ếuchitiếthànghóagâykhóápmãsốHShàngchuyênngàtin as roma áp mã số HS vừa qua, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với đại diện Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) rà soát danh mục các sản phẩm thực phẩm thuộc diện quản lý của Bộ Y tế. Hai bên đã rà soát áp mã số và thống nhất điều chỉnh mã số HS đối với 21/574 dòng hàng thuộc danh mục. Với danh mục sản phẩm thực phẩm chưa có mã số HS thuộc quản lý của Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan và Cục An toàn thực phẩm đã rà soát áp mã số và thống nhất điều chỉnh mà số HS đối với 58 dòng hàng.
Tuy nhiên, theo Tổng cục Hải quan tại danh mục sản phẩm thực phẩm đề nghị bổ sung, nhiều mặt hàng chưa đủ cơ sở để áp mã theo nguyên tắc phân loại hàng hóa. Do tính chất mặt hàng thuộc danh mục sản phẩm thực phẩm phức tạp nhiều dòng hàng chưa được chi tiết, cụ thể nên việc rà soát, áp mã số HS danh mục còn nhiều khó khăn.
Chẳng hạn, trong danh mục thực phẩm đề nghị bổ sung, một số mặt hàng chỉ ghi tên sản phẩm, hàng hóa chung chung như: Chế phẩm rửa rau quả, thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn trong gia dụng; hóa chất, chế phẩm sát trùng bề mặt dùng trong sản xuất, chế biến thực phẩm… Một số dòng hàng trong nhóm hàng thực phẩm chức năng chỉ ghi tên sản phẩm đơn giản là thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe; sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 12 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi…
Để tránh các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, Tổng cục Hải quan đã đề nghị Bộ Y tế khi ban hành văn bản quy định rõ việc xác định mã số HS trong danh mục sản phẩm thực phẩm theo nguyên tắc phân loại hàng hóa tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 16 về phân loại hàng hóa tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định, phân loại hàng hóa để xác định tên gọi, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Việc phân loại hàng hóa căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu quả vải tươi lần đầu sang Nhật Bản
- ·“Âm nhạc đường phố” hưởng ứng Festival Nghề truyền thống Huế 2019
- ·Chuyện của Vĩnh
- ·Ngành Hải quan hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN 2014
- ·Toàn cảnh kinh tế Việt Nam tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022
- ·Phái sinh: Dự báo biên độ biến động sẽ hẹp dần
- ·Tin chuyển nhượng 28/5: MU hỏi mua Nkunku, gửi cảnh báo De Jong
- ·Hơn 100.000 đầu sách giảm giá tại hội sách và bạn trẻ
- ·Bật mí kinh nghiệm săn vé máy bay du lịch tết 2023
- ·Qua sông Hậu
- ·Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 10/2021
- ·Cha Messi yêu cầu gắt Chủ tịch Barca ngưng nói về con trai ông
- ·Những người cô đơn
- ·Khích lệ phong trào ca nhạc đường phố
- ·Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra hoạt động nghiên cứu TPCN Kovir hỗ trợ điều trị COVID
- ·Sắc màu hoa giấy
- ·Lợi nhuận trước thuế quý III/2018 của SSI tăng mạnh
- ·TCM mua gần 2,8 triệu cổ phiếu SAV
- ·Hơn 1,44 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 22/5