【kq duc2】Đổi rừng đặc dụng lấy thủy điện?
Dự án thủy điện Ea K’tuor (công suất 5MW) được quy hoạch xây dựng tại vùng lõi Vườn quốc gia (VQG) Chư Yang Sin - Đắk Lắk sẽ lấy đi 6ha rừng đặc dụng của vườn và ảnh hưởng đến di tích lịch sử. Trong khi tỉnh không đồng ý thực hiện dự án thủy điện này, thì một lãnh đạo Bộ Công thương lại phát biểu rằng vẫn tiến hành.
Phá rừng, phá di tích…
Theo ông Tống Ngọc Chung, Giám đốc VQG Chư Yang Sin, khu vực dự kiến xây dựng thủy điện xuất hiện hầu hết các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu như: pơ mu, hồng tùng, thông 5 lá, lan kim tuyến, khướu đầu đen, mang lớn, vượn má hung, chà vá chân đen… Các nhà khoa học Nga đã điều tra trong khu vực này còn 8 loài chưa xác định được tên, có khả năng đó là các loài mới chưa công bố trên thế giới.
Ông Tống Ngọc Chung cho rằng khi làm thủy điện này không chỉ mất hơn 6ha rừng đặc dụng của vườn mà còn tác động rất lớn về đa dạng sinh học, làm thay đổi môi trường sống của các loài đặc hữu có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. “Thủy điện dẫn nước bằng đường ống áp lực sẽ làm cho hơn 3km suối khô cạn, các loài cây ưa nước 2 bên suối, các loài bò sát, cá sẽ chết. Thủy điện cũng làm cho dòng chảy ở thượng nguồn chậm lại, các loài cá đặc hữu sống trên suối Ea K’tuor sẽ chết do không thích nghi được môi trường nước tĩnh, ít ô xy. Trong quá trình xây dựng nhà máy, tiếng ồn của máy móc sẽ làm cho các loài thú quý hiếm bỏ đi nơi khác…”, ông Chung lo lắng.