【vđqg ha lan】Việt Nam tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp trong và ngoài nước huy động vốn xanh thuận lợi
Tham dự hội nghị còn có ông Patrick Hemmer - Đại sứ Luxembourg tại BangKok,ệtNamtạomọiđiềukiệnchodoanhnghiệptrongvàngoàinướchuyđộngvốnxanhthuậnlợvđqg ha lan kiêm nhiệm Việt Nam; lãnh đạo Trung tâm Phát triển tài chính Bộ Tài chính Luxembourg; lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán (GDCK) Luxembourg…
Về phía Việt Nam, có ông Nguyễn Văn Thảo - Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, kiêm Đại sứ Đại Công quốc Luxembourg; bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, Sở GDCK Hà Nội và lãnh đạo 4 ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, và MB).
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã gửi lời chào thân ái đến đại diện các quỹ đầu tư, doanh nghiệp của Việt Nam và các nước đã đến tham dự hội nghị. “Tôi rất vui mừng nhận thấy trong khán phòng hôm nay đã không còn ghế trống, ngoài các đại biểu đến từ cơ quan quản lý của Việt Nam, Luxembourg, còn có rất nhiều đại diện lãnh đạo đến từ các doanh nghiệp của hai nước chúng ta” - Bộ trưởng chia sẻ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Duy Thái |
Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn với nhiều cơ hội đầu tư, kinh doanh
Thông tin tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại hội nghị, Bộ trưởng cho rằng, xây dựng nền kinh tế tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu mà các quốc gia trên thế giới đang hướng tới. Mặc dù tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp và khó đoán định, Việt Nam được đánh giá là quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 8 thế giới về đà phục hồi sau Covid-19.
Toàn cảnh hội nghị bàn tròn về kết nối thị trường vốn tại Luxembourg. Ảnh: Duy Thái |
Tại hội nghị, Bộ trưởng đã thông tin bao quát về thế mạnh, tiềm năng, cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian gần đây. Bộ trưởng cho biết, GDP năm 2022 của Việt Nam tăng cao, ở mức 8,02%. Quy mô nền kinh tế đạt 409 tỷ USD, đứng thứ 37 trên thế giới. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với 2021, xuất siêu cả năm đạt 11,2 tỷ USD. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2022 ước đạt 77,2 tỷ USD, ước thực hiện chi năm 2022 đạt 2.158,1 nghìn tỷ đồng, bội chi khoảng 3,6% GDP thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam khẳng định, với tinh thần quyết tâm sẵn sàng đóng góp tích cực, trách nhiệm vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, Việt Nam coi thúc đẩy tăng trưởng xanh là một nhiệm vụ then chốt của quốc gia để kiến tạo một không gian phát triển bền vững. |
Tính đến ngày 31/12/2022, nợ công khoảng 38% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 34,7% GDP, dư nợ vay nước ngoài của quốc gia bằng khoảng 36,8%GDP, thấp hơn mức trần và ngưỡng cảnh báo an toàn nợ công đã được Quốc hội cho phép. Năm 2022, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỷ USD, mức vốn FDI thực hiện đạt kỷ lục 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm 2021. Năm 2022 ước đạt 137 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm trước. Chỉ số CPI năm 2022 tăng 3,15% so với năm 2021.
Cũng theo Bộ trưởng, mặc dù tăng trưởng kinh tế Việt Nam có chậm lại vì khó khăn chung toàn cầu, nhưng 6 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng GDP vẫn đạt 3,72%. Tương tự năm 2022, năm 2023 Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện các chính sách miễn giảm thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi kinh tế với quy mô khoảng 9 tỷ USD.
“Là một nền kinh tế có độ mở lớn với 16 Hiệp định Thương mại FTA kết nối với hơn 60 nước, vùng lãnh thổ, có thị trường gần 100 triệu người, lực lượng lao động trẻ, năng động, Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố về thể chế, hạ tầng, vị trí địa lý, ổn định chính trị, xã hội. Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn với nhiều cơ hội đầu tư, kinh doanh” - Bộ trưởng chia sẻ.
Thúc đẩy tăng trưởng xanh là một nhiệm vụ then chốt của quốc gia
Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam khẳng định, với tinh thần quyết tâm sẵn sàng đóng góp tích cực, trách nhiệm vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, Việt Nam coi thúc đẩy tăng trưởng xanh là một nhiệm vụ then chốt của quốc gia để kiến tạo một không gian phát triển bền vững.
Định hướng thu hút đầu tư hiện nay của Việt Nam là ưu tiên các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành “Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050”, chú trọng việc thu hút các nguồn lực, khoa học công nghệ, kinh nghiệm xây dựng thể chế, quản lý để phát triển năng lượng sạch, kết cấu hạ tầng hiện đại, quản lý nguồn nước bền vững...
Bên cạnh cơ quan quản lý, sở giao dịch chứng khoán, hội nghị thu hút sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp, quỹ đầu tư nước ngoài tham dự. |
Chính phủ Việt Nam cam kết đồng hành và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước. “Hội nghị là đối thoại thực chất, giúp cho doanh nghiệp, nhà đầu tư Luxembourg hiểu rõ hơn về tình hình Việt Nam, hiểu rõ hơn chủ trương và quyết tâm đổi mới của Chính phủ Việt Nam và quan trọng nhất là củng cố lòng tin của nhà đầu tư Luxembourg với tiềm năng phát triển của Việt Nam. Chúng tôi mong rằng sau hội nghị này, doanh nghiệp hai nước sẽ có thêm nhiều ý tưởng và dự án hợp tác mới để làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Luxembourg. Chính phủ Việt Nam cam kết đồng hành và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước, thành công của các bạn cũng là thành công của chúng tôi” - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nói. |
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn xanh trong nước và quốc tế được thuận lợi, Bộ trưởng cho biết, hệ thống văn bản, chính sách pháp luật của Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện, quy định về các sản phẩm tài chính xanh như: trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh, tín dụng xanh, cũng như các chính sách ưu đãi đối với tài chính xanh.
Trong đó, nghị định của Chính phủ đã có các quy định cụ thể về: trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương xanh; các danh mục dự án được cấp tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh; văn bản hướng dẫn Luật quy định về thuế bảo vệ môi trường để đạt mục tiêu kép hướng tới nền kinh tế xanh; chính sách ưu đãi đối với các chủ thể phát hành và nhà đầu tư trái phiếu xanh như được hưởng ưu đãi giảm về giá dịch vụ chứng khoán.
Thông tin với các doanh nghiệp, quỹ đầu tư tại hội nghị, Bộ trưởng cho biết, tháng 11/2021, tất cả 197 quốc gia, trong đó có Việt Nam, tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã đạt được thỏa thuận lịch sử tại Hội nghị lần thứ 26 (COP26) thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow.
Theo đó, Việt Nam mặc dù là quốc gia đang phát triển, cần rất nhiều nguồn lực với chi phí thấp để đáp ứng ngay các nhu cầu phát triển, nhưng vẫn cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050. “Điều này cho thấy trách nhiệm, quyết tâm của Chính phủ Việt Nam vào phát triển xanh” - Bộ trưởng nói.
Tích cực xây dựng và phát triển thị trường vốn xanh
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, cam kết tại COP26 của Việt Nam thúc đẩy nhu cầu về tài chính xanh tăng lên, là cơ hội lớn để phát triển thị trường tài chính xanh để đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng xanh. Việt Nam cũng như các nước khác cần nhiều nguồn lực hơn nữa để đạt được các cam kết về khí hậu theo COP26, nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.
Vì vậy, “Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc phát triển một cách bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam. Tính đến hết tháng 5/2023, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu trên hai Sở giao dịch chứng khoán của Việt Nam đạt khoảng 250 tỷ đô la Mỹ, tương đương gần 60% GDP ước tính năm 2022” - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cho biết thêm, các sở giao dịch chứng khoán của Việt Nam đã và đang tích cực xây dựng các biện pháp để thực hiện hóa việc thu hút vốn đầu tư vào thị trường trái phiếu xanh Việt Nam. Sự phát triển của thị trường chứng khoán ngày hôm nay phải kể đến sự đóng góp từ hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài và tiếp tục vẫn là điểm đến hấp dẫn thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Vì vậy, với những thành tựu đạt được của Luxembourg về tăng trưởng bền vững, với thế mạnh về tài chính xanh, qua hội nghị bàn tròn này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc mong muốn hai bên sẽ trở thành cầu nối để thắt chặt và phát huy hơn nữa quan hệ hợp tác tài chính tốt đẹp và hiệu quả giữa hai quốc gia. “Chúng tôi mong muốn Luxembourg là cầu nối hữu hiệu và quan trọng để đưa các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính biết và đến với Việt Nam” - Bộ trưởng nhấn mạnh./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Những điều cần biết để sử dụng máy phát điện trong gia đình an toàn
- ·DN bị trả lại hồ sơ xác định trước mã số
- ·Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
- ·Phái sinh: Các hợp đồng tương lai bất ngờ giảm sâu
- ·Tiktok Việt Nam đồng hành cùng Cục ATTT đẩy mạnh phòng chống lừa đảo trên không gian mạng
- ·Hương Thủy: Nhiều hoạt động ấn tượng mừng Đảng, mừng xuân mới
- ·Vướng mắc hoàn thuế với hàng xuất trả giao tại Việt Nam
- ·Triệu trái tim cùng hướng về đất Tổ
- ·Doanh nghiệp chung tay chăm lo đời sống người lao động
- ·Ứng viên Phó Chủ tịch muốn đưa VFF vào 'CLB nghìn tỷ'
- ·Thủ tướng Chính phủ đôn đốc Ngân hàng Nhà nước sửa Thông tư 06/2023/TT
- ·Lịch thi đấu bóng đá Serie A mùa giải 2022
- ·Dạo chơi vườn ngũ sắc
- ·HLV Hà Nội: Đừng so Văn Quyết với Quang Hải
- ·Thuốc tiêm Quibay 2g/10ml bị thu hồi do không đạt chất lượng
- ·Mua hàng hoàn lại tiền: “Biến tướng” lừa đảo người tiêu dùng
- ·Vietnam Airlines đồng hành cùng Festival Huế 2024
- ·200 học sinh và giáo viên ở Phú Lộc tham gia Ngày sách và Văn hóa đọc
- ·Giá xăng dầu hôm nay 3/1/2023: Chiều nay trong nước tăng bao nhiêu?
- ·Nguồn cảm hứng làm nên những ca khúc bất tử