【adelaide utd đấu với ws wanderers】Sữa bột Trung Quốc có lợi nhờ sữa "độc" New Zealand
Sữa nội-ngoại đều "bẩn"
Trong bài phân tích mới đây,độcadelaide utd đấu với ws wanderers tờ Wall Street Journal cho rằng truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đẩy mạnh chỉ trích chất lượng sữa bột trẻ em nước ngoài sau khi Fonterra Cooperative Group Ltd, New Zealand, nhà xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới, phát đi cảnh báo các sản phẩm của họ có khả năng chứa vi khuẩn độc hại. Trung Quốc đã cấm nhập khẩu một số sản phẩm từ New Zealand, kể cả những nguyên liệu được sử dụng để sản xuất sữa cho trẻ sơ sinh.
Trong khi Fonterra không bán sản phẩm sữa bột cho trẻ sơ sinh ở Trung Quốc, vấn đề này đã ảnh hưởng đến thương hiệu nước ngoài khác có sử dụng nguyên liệu Fonterra. Cơ quan quản lý Trung Quốc đã yêu cầu một hãng Abbott Laboratories thu hồi hai lô hàng sữa bột trẻ sơ sinh sau khi các quan chức Đại sứ quán New Zealand cho biết nó có thể bị nhiễm khuẩn. Abbott đã công bố hai lô không sử dụng nguyên liệu bị ô nhiễm và thu hồi của hãng là biện pháp phòng ngừa.
Thiêu huỷ sữa - hình ảnh quen thuộc nhiều năm tại Trung Quốc |
Hãng sữa Dumex Baby và Coca-Cola Trung Quốc cuối tuần qua cũng công bố thu hồi một số sản phẩm, mặc dù cả hai đều nhấn mạnh chỉ là biện pháp đề phòng.
Vụ bê bối chất lượng sữa này lại trở thành cơ hội lớn cho những thương hiệu sữa nội địa Trung Quốc chiếm lại thị trường. Trong nhiều năm qua, Bắc Kinh đã rất nỗ lực để thúc đẩy ngành công nghiệp sữa nội địa ảm đạm bởi vụ bê bối nhiễm độc sữa bột công thức năm 2008, giết chết ít nhất sáu trẻ sơ sinh và hàng ngàn trẻ nhập viện. Đây là một trong những vụ bê bối an toàn thực phẩm đáng sợ nhất của Trung Quốc.
Tờ Nhân dân của Trung Quốc nhận định: "Một số người tiêu dùng Trung Quốc hy vọng các thương hiệu nước ngoài an toàn tuyệt đối, nhưng vụ việc này đã chứng minh các thương hiệu nước ngoài nổi tiếng không phải là luôn luôn an toàn”. Ngoài ra, tờ Tân Hoa Xã cũng đưa tin: “Số lượng tiêu dùng Trung Quốc sùng bái thương hiệu nước ngoài ngày càng tưng, và đây là một cơ hội tốt cho các nhà sản xuất trong nước để chiếm lĩnh lại thị trường”.
Một bước tiến quan trọng trong tiến trình này là cuộc điều tra giá sữa ngoại của cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc. Danone, Nestlé SA và Fonterra cho biết họ sẽ giảm giá sản phẩm, thậm chí Mead Johnson Nutrition Co sẽ phải trả tiền phạt 33.000.000 đô la Mỹ.
"Khách sạn cho bò" có thắng scandal?
Trong cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal, Lan Li, bà mẹ có con gái 21 tháng tuổi mua sắm tại một cửa hãng của chuỗi siêu thị Wal-Mart Stores ở Bắc Kinh cho biết dù không lựa chọn sữa New Zealand nhưng cô cũng không bao giờ dùng sữa nội.
Chất lượng sữa bò không quan trọng bằng đạo đức kinh doanh |
Nhu cầu sử dụng sữa ngoại của người Trung Quốc đã quét Hồng Kông, Úc và Anh, và các nước khác, khiến một số quốc gia hoặc khu vực đã cấm người tiêu dùng Trung Quốc không được mua quá một hộp sữa trong một lần.
Mặc dù sản xuất trong nước đã tăng trở lại kể từ sau vụ bê bối năm 2008, ngành công nghiệp sữa của Trung Quốc vẫn còn phải vật lộn để vượt qua tai tiếng. Cục Quản lý dược và thực phẩm Trung Quốc vừa ban hành dự thảo quy định kêu gọi các nhà sản xuất sữa công thức cho trẻ sơ sinh đảm bảo nguồn sữa được sản xuất và kiểm soát chất lượng bởi chính họ và cải thiện năng lực nghiên cứu - phát triển.
Sau vụ bê bối năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã nhanh chóng thực hiện một cuộc cải tổ triệt để xây dựng lại ngành công nghiệp sữa và khôi phục lòng tin của người tiêu dùng, bao gồm thanh tra sát sao sản xuất và phân phối, cắt giảm khâu trung gian. Ngoài ra, chính quyền còn yêu cầu nông dân phải di chuyển bò vào các cơ sở đã được phê duyệt, hay còn gọi là "khách sạn cho bò."
Ngành công nghiệp sữa của Trung Quốc đã được xây dựng lại với giống bò cao sản sống ở các trang trại nhà máy hiệu quả lớn và ăn thức tốt hơn. Theo số liệu dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Trung Quốc năm nay sẽ là năm có sản lượng sữa được sản xuất đỉnh cao nhất kể từ sau vụ bê bối năm 2008.
Thu Hà
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tai nạn ô tô
- ·Tái cơ cấu DNNN: Không thực hiện được thì từ chức
- ·Lao động trình độ cao tiếp tục khó khăn khi tìm việc làm
- ·Giá điện ưu đãi cho công nghiệp điện phân nhôm: Vẫn nằm trong khung giá
- ·BIDGroup nợ thuế khủng đang ôm dự án nào?
- ·Báo chí quốc tế tiếp tục lên án hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông
- ·Phối hợp quản lý 100 nhà ở công vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng
- ·Bóng rổ Hậu Giang vô địch giải Sông Mao
- ·Chưa hết nỗi lo thiếu nước, cư dân Hateco Apollo đối mặt với nước sinh hoạt không đảm bảo
- ·Kịch tính vòng bảng Champions League 2023
- ·Bắt lô hàng 'khủng' ở Lào Cai: Có thể xử lý hình sự nếu buôn bán hàng giả
- ·Công đoàn Bộ Tài chính nhắn tin hướng về biển đảo thân yêu
- ·Công bố TP. Ninh Bình lên đô thị loại II
- ·World Cup nữ 2023: Hành trình thử thách những “Cô gái kim cương”
- ·Uống trà xanh sai thời điểm tác hại khó lường
- ·Tổng cục Quản lý thị trường phát hiện tổng kho hàng giả ở Tuyên Quang “3 ngày kiểm đếm mới hết”
- ·Thể thao Hậu Giang chạm mốc 180 huy chương ở đại hội đồng bằng
- ·Kickboxing Hậu Giang giành nhiều huy chương giải trẻ toàn quốc
- ·Sản phẩm L
- ·Quản lý thị trường Hà Nội: Phát hiện, thu giữ hàng trăm hộp viên sủi an thần có dấu hiệu giả mạo