【ket qua vietnam】Tái cơ cấu DNNN: Không thực hiện được thì từ chức
Ngày 6/8/2014,áicơcấuDNNNKhôngthựchiệnđượcthìtừchứket qua vietnam tại Hà Nội, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị giao ban, sơ kết về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) 7 tháng đầu năm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tham dự và chủ trì Hội nghị.
Theo báo cáo của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, kết quả cổ phần hoá trong các tháng đầu năm được đánh giá là khả quan, cho thấy mục tiêu cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước còn lại từ nay đến hết năm 2015 là có thể thực hiện được.
Đến thời điểm hết tháng 7, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt toàn bộ 20 đề án tái cơ cấu của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Cả nước đã sắp xếp được 76 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá được 55 doanh nghiệp, giải thể 2 doanh nghiệp, bán 1 doanh nghiệp, sáp nhập 15 doanh nghiệp và đề nghị phá sản 3 doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, ở những bộ, ngành, địa phương nào mà lãnh đạo trực tiếp giám sát, chỉ đạo thì kết quả sắp xếp, cổ phần hóa rất tích cực, như Bộ Giao thông vận tải, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Hoạt động thoái vốn tại các doanh nghiệp vẫn còn chậm tiến độ. Ảnh T.L minh họa |
Tuy nhiên, theo Báo cáo, một số bộ ngành, địa phương đang chậm tiến độ trong tái cơ cấu như Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Công Thương, tỉnh Bình Định, Nghệ An, Quảng Ninh, Tây Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất. Đặc biệt, có tới 84 doanh nghiệp hiện chưa có bất kỳ tiến triển nào, thậm chí là chưa thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa.
Cũng trong 7 tháng đầu năm, hoạt động thoái vốn đã đạt được 2.975 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cả năm 2013 nhưng so với số vốn cần thoái thì tiến độ vẫn là chậm.
Kết luận tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước cần phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đồng thời với việc thực hiện tái cơ cấu, tập trung vào kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp. “Quan trọng nhất là sắp xếp lại đội ngũ cán bộ chủ chốt. Nếu không thực hiện được kế hoạch đặt ra thì tự nguyện từ chức” – Thủ tướng yêu cầu.
Nhấn mạnh tái cơ cấu là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm đảo bảo thực hiện có kết quả mục tiêu, tiến độ đã để ra; đồng thời, yêu cầu quá trình thoái vốn cần tiến hành một cách chặt chẽ, không được tùy tiện, không để nảy sinh tiêu cực, thất thoát.
Các Bộ, ngành cũng cần tiếp tục rà soát để tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai tái cơ cấu.
Theo VGP
(责任编辑:Thể thao)
- ·Siết hoạt động quảng cáo xuyên biên giới trên Youtube, Facebook, Google tại Việt Nam
- ·WB hỗ trợ Indonesia 150 triệu USD phát triển năng lượng địa nhiệt
- ·Tôn vinh Lễ hội Cầu ngư là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- ·Trước khi không khí lạnh tràn về, miền Bắc nắng nóng 34 độ C
- ·Ca dương tính với Covid
- ·Hàn Quốc đánh thuế các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube
- ·Khách hàng trúng lớn khi mua nhẫn cưới
- ·Nâng cao hiệu quả sau khi sắp xếp, cổ phần hóa
- ·Dư địa xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN còn rất lớn
- ·Siêu bảo tàng 11.000 tỉ: Xây bây giờ là quá muộn?
- ·Thủ tướng chỉ đạo khắc phục tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế
- ·Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rét, Điện Biên và Lai Châu đề phòng lốc sét
- ·Trung Quốc: Thị trường smartphone số 1 thế giới
- ·Quang Thắng 'nắn' bụng, hôn Vân Dung!
- ·Mỹ sẽ tiếp tục gia hạn thuế chống bán phá giá túi nhựa PE nhập khẩu từ từ nhiều nước
- ·Adidas sẽ đóng cửa hai nhà máy công nghệ cao tại Đức và Mỹ
- ·Trình diễn giá đồng cổ tại liên hoan Chầu Văn
- ·WB hỗ trợ Indonesia 150 triệu USD phát triển năng lượng địa nhiệt
- ·Xử phạt doanh nghiệp vi phạm các quy định về môi trường gần 1 tỉ đồng
- ·Hà Nội thí điểm dịch vụ bưu chính và tổng đài đa kênh trong hành chính công