【ty le bong dá】Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển bền vững ĐBSCL
(CMO) Đây là một trong những vấn đề được đặc biệt lưu tâm tại hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) chủ trì sáng nay, 24/9.
Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng đánh giá, năm 2018 đánh dấu một nửa chặng đường của nhiệm kỳ; những kết quả đạt được là khởi sắc, song thách thức, khó khăn cũng không nhỏ. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra cần sự nỗ lực, đoàn kết của toàn hệ thống chính trị. Nhanh chóng tháo gỡ khó khăn tại các nút thắt, chủ động và kịp thời thích ứng với các diễn biến của tình hình trong nước và quốc tế.
Phiên họp tại đầu cầu Cà Mau.
Theo đó, ước tốc độ tăng trưởng GDP năm 2018 đạt khoảng 6,7% và dự báo triển vọng có thể đạt cao hơn. Quy mô GDP theo giá hiện hành ước đạt 5.555 ngàn tỷ đồng, tương đương 240,5 tỷ USD; GDP bình quân đầu người ước đạt khoảng 2.540 USD/người, tăng thêm 155 USD so với năm 2017.
Chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng cải thiện, mô hình tăng trưởng dịch chuyển dần sang chiều sâu. Năm 2018, đóng góp của các nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) ước đạt 40,23%; năng suất lao động duy trì nhịp độ tăng, ước đạt 5,55%. Xuất nhập khẩu tiếp đà tăng trưởng, vượt mốc kỷ lục của năm 2017, ước đạt 475 tỷ USD, tăng 11,7%; cán cân thương mại xuất siêu khoảng 1 tỷ USD.
Cơ cấu lại nền kinh tế có bước chuyển tương đối rõ nét, thực chất hơn trong các ngành, lĩnh vực. Tính đến hết năm 2018, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong GDP ước giảm còn 14,44%, các khu vực còn lại đều tăng. Mục tiêu giảm nghèo tiếp tục đạt được thành tựu quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ước còn khoảng 5,2-5,7%, giảm 1-1,5% so với cuối năm 2017. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm tiếp tục được đẩy mạnh, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ước giảm còn 3,14%. Cơ cấu lao động dịch chuyển theo hướng tích cực, tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước còn 38,2%.
Đối với tỉnh Cà Mau, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2018 ước tăng 7%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng. Việc thực hiện ba đột phá chiến lược (cải cách hành chính, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng) gắn với tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng được triển khai tích cực và đạt được những kết quả ban đầu. Hợp tác, liên kết vùng được tăng cường. Các lĩnh vực xã hội có nhiều tiến bộ; an sinh xã hội được đảm bảo; đời sống nhân dân từng bước cải thiện. Ước năm 2018 giải quyết việc làm cho khoảng 38.000 người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,46%.
Trên cơ sở đó, Cà Mau đề ra mục tiêu tăng trưởng năm 2019: tổng sản phẩm trong tỉnh GRDP tăng khoảng 6-6,5%; tổng vốn đầu tư xã hội đạt 13.500 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD; thu ngân sách đạt 4.450 tỷ đồng; chi ngân sách 10.304 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 0,5-1,0%; giải quyết việc làm 38.500 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 47% (không kể truyền nghề). Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 88,5%.
Riêng khu vực ĐBSCL, vấn đề được đặc biệt quan tâm là phát triển bền vững gắn với thích ứng biến đổi khí hậu. Đây cũng là 1 trong 9 giải pháp mà cả nước tập trung thực hiện trong các tháng còn lại của năm 2018 và năm 2019 để đạt được các mục tiêu đề ra. Câu chuyện của ĐBSCL không đơn giản là phòng, chống tác hại của biến đổi khí hậu, mà phải là thích nghi, thích ứng và lựa chọn được mô hình, cơ cấu tăng trưởng bền vững, đột phá trong bối cảnh này. Vấn đề liên kết vùng, quy hoạch lại sản xuất cũng cần được tính toán thấu đáo. Phải có cách nhìn nhận, đánh giá và giải pháp tổng thể, đồng bộ, phù hợp để đưa vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững.
Năm 2019 được đánh giá tích cực với nhiều thời cơ mới mở ra, cần sự chủ động, đột phá nhưng cũng phải hết sức thận trọng nhận định tình hình. Kinh tế - xã hội vẫn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro, thách thức to lớn. Tăng trưởng phải gắn liền với các mục tiêu an sinh xã hội, mức sống của Nhân dân và sự nghiệp bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Những vấn đề của từng vùng, từng khu vực, từng địa phương cần nhanh chóng được đánh giá, phân tích và đề ra biện pháp giải quyết kịp thời. Chú trọng đầu tư trọng điểm những khu vực có xuất phát điểm thấp, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tăng cường liên kết, hợp tác vùng; tập trung đột phá ở những thế mạnh mũi nhọn của nền kinh tế.
Quốc Rin
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đánh bay nắng hè với các khách sạn 5 sao Vũng Tàu có hồ bơi siêu xịn sò
- ·Nhiều siêu xe Bentley, Land Rover, Mercedes nhập khẩu về Hải Phòng
- ·Khó khăn bủa vây thủy sản xuất khẩu
- ·Bộ Công Thương “lên tiếng” về danh mục 20 ngành nghề độc quyền nhà nước
- ·Dịch bệnh bùng phát, nguồn cung thịt heo có bị ảnh hưởng?
- ·Phá đường dây mua bán trái phép hóa đơn trên 11 nghìn tỷ đồng
- ·Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ mẹ con sản phụ tử vong thương tâm
- ·Xuất khẩu sang Trung Quốc: Gió đã đảo chiều?
- ·Ưu điểm, nhược điểm của cửa thép vân gỗ, cửa thép chống cháy và độ bền của cửa thép chống cháy
- ·Tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 3 người trong một gia đình thiệt mạng
- ·Giá vàng hôm nay (23/8): Thế giới tăng nhẹ, trong nước trái chiều
- ·Kinh tế TP.HCM khởi sắc ngay từ đầu năm
- ·Sơn La kết luận nguyên nhân trẻ tử vong sau tiêm vắc xin ComBE Five
- ·Con gái sốt liên miên, bác sĩ phát hiện kim khâu cắm trong người
- ·Giá xăng dầu hôm nay 24/6/2024: Giá đô 'đè' giá dầu
- ·Người đàn ông kéo ra con sán dài 5m vì hay ăn bò tái
- ·Tìm người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án xảy ra tại Trung tâm dạ
- ·Than đá xuất khẩu tăng hơn 4 lần về trị giá kim ngạch
- ·Tên hàng xóm ‘bạo dâm’ sẽ bị xử thế nào?
- ·Kim ngạch hàng hóa XNK 7 ngày nghỉ lễ đạt gần 400 triệu USD