【kết quả alkmaar】Nhiều dịch bệnh đường hô hấp gia tăng, người dân chủ động phòng tránh để đón Tết an toàn
Việt Nam ghi nhận biến thể mới JN.1 của virus SARS-CoV-2; nhiều dịch bệnh trong nước cũng vẫn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp. Các hoạt động phòng chống dịch cần được thực hiện tích cực,ềudịchbệnhđườnghôhấpgiatăngngườidânchủđộngphòngtránhđểđónTếtantoàkết quả alkmaar hiệu quả để đảm bảo cho người dân đón Tết an toàn.
Cuối năm nhiều dịch bệnh lây qua đường hô hấp gia tăng, người dân cần cảnh giác.
Cảnh giác khi các loại virus gây bệnh liên tục biến đổi
Về việc tại TP Hồ Chí Minh đã phát hiện biến thể phụ JN.1 của virus SARS-CoV-2, tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch năm 2024 do Bộ Y tế tổ chức ngày 24/1, TS.BS Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: “WHO xếp biến thể biến thể biến thể phụ JN.1 vào nhóm biến thể cần quan tâm. Theo đánh giá của WHO, hiện chưa có bằng chứng cho thấy độc lực của biến thể tăng lên, dù số mắc có dấu hiệu tăng lên. Tuy chúng ta không được chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang lo lắng”.
Ngay khi có thông tin về việc phát hiện biến thể phụ mới của virus SARS-CoV-2 tại TP Hồ Chí Minh, lãnh đạo Bộ Y tế đã yêu cầu TP Hồ Chí Minh có báo cáo cụ thể; chủng mới được phát hiện ở các bệnh nhân nhập viện trong tháng 12/2023 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Theo đó, trong năm 2023, cả nước đã ghi nhận 99.000 ca mắc COVID-19, giảm 82,4 lần so với năm 2022, không có trường hợp nào tử vong. Riêng trong 2 tuần đầu năm 2024, Việt Nam đã ghi nhận 419 ca mắc COVID-19 và nhập viện rải rác tại 39 tỉnh, thành phố; số mắc tăng 2,4 lần so với 2 tuần trước đó, số ca nhập viện tăng nhưng không có trường hợp nặng.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, không chỉ COVID-19, trong bối cảnh trên thế giới hiện vẫn tiếp tục ghi nhận các ca mắc, tử vong do các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người, bệnh truyền nhiễm mới nổi tại nhiều quốc gia, Việt Nam cũng cần cảnh giác.
Tại Việt Nam cũng đang phải đối mặt với các bệnh mới nổi, bệnh tái nổi như: Tay chân miệng, đậu mùa khỉ, sốt xuất huyết… tạo gánh nặng lớn cho công tác phòng chống dịch bệnh.
Hiện các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh lây qua đường hô hấp còn diễn biến phức tạp. Với dịch COVID-19, miễn dịch của người dân do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian; trong khi đó, virus SARS-CoV-2 vẫn liên tục biến đổi.
Bên cạnh đó, thời điểm cuối năm, các bệnh đường hô hấp, cúm mùa cũng phát sinh nhiều khi gia tăng bệnh nhân mắc cúm A, cúm B.
Trong khi đó, hiện tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh ở một số nơi, nhất là vùng sâu, vùng xa, khu vực dân tộc thiểu số còn thấp, chưa đạt tiến độ đề ra. Việc mua sắm, đấu thầu vẫn còn khó khăn dẫn đến tình trạng thiếu vaccine, sinh phẩm trong một số thời điểm cũng ảnh hưởng đến công tác phòng dịch.
Chủ động, không chủ quan
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cũng cảnh báo, dịp gần Tết, nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng, trong khi thời tiết hiện nay rất khắc nghiệt, biến đổi thất thường; là các tác nhân làm gia tăng bệnh đường hô hấp, nhất là ở người già, người có bệnh mãn tính, trẻ em…
Để bảo đảm cho người dân đón Tết an toàn, công tác phòng chống dịch bệnh năm 2024 phải được triển khai chủ động, hiệu quả.
Theo đó, Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ấm, mưa nhiều, thời tiết thay đổi bất thường, nguy cơ lây lan các dịch bệnh lưu hành như tay chân miệng, sốt xuất huyết... rất lớn.
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ, bám sát các diễn biến tình hình dịch bệnh như: COVID-19, đậu mùa khỉ, sốt xuất huyết, tay chân miệng… để đánh giá, phân tích, nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh.
Đồng thời, đẩy mạnh công tác dự phòng, giám sát và kiểm soát dịch, tăng cường giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện phát hiện sớm ca bệnh, tác nhân gây bệnh ngay từ cửa khẩu, tại cơ sở y tế và trong cộng đồng để xử lý kịp thời, triệt để và triển khai công tác tiêm chủng an toàn, hiệu quả.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tổ chức tốt các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân, thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn và triển khai hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị.
Đặc biệt, các đơn vị chủ động cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh, khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi bảo vệ sức khỏe và thực hiện các yêu cầu phòng chống dịch.
Riêng trong dịp Tết sắp tới, Bộ Y tế cũng đã yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục theo dõi, giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để bùng phát lan rộng ra cộng đồng; bảo đảm nhân lực, cơ số thuốc, máu, vật tư... phục vụ khám chữa bệnh trong dịp Tết Giáp Thìn.
Theo TTXVN
(责任编辑:Thể thao)
- ·Lùi thời gian bắt buộc gắn thiết bị in chứng từ ở cây xăng sang năm 2019
- ·Hàng chục ngàn tỷ đồng được đầu tư cho đồng bằng sông Cửu Long
- ·Ấn Độ xác định sợi Việt bán phá giá tối đa 55%
- ·Cải cách thủ tục hành chính: Vẫn lúng túng
- ·Quảng Ninh: Cấm tàu du lịch ra biển, hơn 2000 du khách trên đảo về đất liền khẩn cấp
- ·Những điểm đáng chú ý của kinh tế nửa đầu năm 2018
- ·'Dự thảo Nghị định kiểm tra ATTP hàng hóa nhập khẩu có nhiều điểm bất cập'
- ·Người tiêm đủ liều vắc xin Covid
- ·7 việc ít tốn kém giúp trì hoãn lão hóa
- ·Thực phẩm chức năng Cao ban long Sibiri vi phạm quy định quảng cáo
- ·Không khí ô nhiễm nghiêm trọng
- ·F0 điều trị tại nhà ở Hà Nội mong muốn có thuốc cần liên hệ đơn vị nào?
- ·Hai nhóm người phải trì hoãn tiêm vắc xin Covid
- ·Malaysia khởi xướng điều tra chống bán phá giá sắt thép Việt Nam
- ·Quảng Ninh: Đưa tinh hoàn 'lạc lối' về đúng vị trí cho bé trai 2 tuổi
- ·Nhận hồ sơ yêu cầu rà soát CBPG thép chữ H Trung Quốc đến hết ngày 21/8
- ·Quảng cáo quá đà khi chưa xin phép, doanh nghiệp chối không nhận
- ·Hà Tĩnh điều trị tại nhà những bệnh nhân mắc Covid
- ·Chi 250 triệu đi du lịch Maldives, cô gái Sài Gòn chê bai 'thiên đường biển' không thương tiếc
- ·Mới chỉ có 8% doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp