【keo châu á】Thận trọng điều hành, cảnh báo kịp thời trước biến động kinh tế
Thận trọng trong điều hành
Tại phiên họp, sau khi đánh giá kết quả tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, chính sách điều hành của Chính phủ đã đúng đắn, kịp thời ứng phó trước các nguy cơ và lường trước những yếu tố phát sinh khủng hoảng; do đó, khó có thể xảy ra khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ 10 năm như các dự báo.
Đặc biệt, theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, tuy tăng trưởng ngành công nghiệp quý II thấp hơn quý I, nhưng tính chung, 6 tháng chỉ số vẫn cao nhất kể từ năm 2014.
“Sự tăng trưởng đều hơn giữa các phân ngành đã tạo ra nền tảng vững chắc hơn cho phát triển chế biến chế tạo chứ không phụ thuộc vào riêng điện thoại thông minh, vi tính điện tử", Bộ trưởng cho hay.
Hơn nữa, tình hình ngành khai khoáng 6 tháng đầu năm đã giảm 1,3%, nhưng theo lãnh đạo Bộ Công Thương, mức giảm này đều nằm trong kế hoạch.
Đối với tình hình lạm phát đã được Thủ tướng Chính phủ đặc biệt lưu ý, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, hiện nay, giá dầu thế giới đã có xu hướng chững lại, giảm được sức ép lên giá cả, lạm phát trong nước và kích thích sản xuất, nhưng dự kiến còn 2 đợt tăng giá mạnh vào dịp bắt đầu năm học mới và tháng cuối năm.
Do vậy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cần theo dõi chặt chẽ tình hình giá cả, tiếp tục triển khai mạnh mẽ kịch bản điều hành giá theo hướng thận trọng; thực hiện tốt các biện pháp bình ổn giá, điều hành chủ động giá các mặt hàng do Nhà nước định giá, không tăng giá điện, chỉ điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục, y tế nếu điều kiện cho phép và vào thời điểm phù hợp.
Đánh giá chung về tình hình 6 tháng cuối năm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, mặc dù tình hình kinh tế có nhiều khả quan nhưng các bộ, ngành, địa phương vẫn cần theo dõi chặt chẽ các tín hiệu để sớm có giải pháp ứng phó kịp thời.
Đẩy mạnh giải quyết kiến nghị
Cũng tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương đã nêu một số kiến nghị lên Chính phủ để có những giải pháp nhằm làm tăng hiệu quả phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và cả nước nói chung, liên quan đến: tiếp cận đất đai, thu hồi đất, phân bổ ngân sách để nâng cấp các cơ sở hạ tầng, cung ứng điện…
Tiêu biểu như Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã nêu kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ những khó khăn trong quy trình, thủ tục thuê công nghệ trực tuyến như đường truyền, phần mềm về dịch vụ công trực tuyến; sớm có hướng dẫn tháo gỡ việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các địa phương, bộ, ban ngành.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đưa ra kiến nghị về thẩm quyền quyết định thực hiện các dự án sử dụng ngân sách địa phương để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Hơn nữa, Chủ tịch UBND TP.HCM cũng đề nghị Chính phủ bố trị nguồn vốn ODA cho các dự án của thành phố phát triển theo đúng tiến độ; bởi hiện nay, đến cuối năm 2017, nhu cầu ODA của TP.HCM là 9.006 tỷ đồng, nhưng kế hoạch trung ương chỉ phân cho TP.HCM là 2.884 tỷ đồng, mới đáp ứng được khoảng 30%, nên ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng đề nghị cung ứng thêm trạm điện 220V tại đảo Cát Hải để phục vụ du lịch, đời sống, đặc biệt là cho việc vận hành nhà máy Vinfast. Hơn nữa, lãnh đạo UBND TP. Hải Phòng cũng đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cầu bằng ngân sách địa phương, chủ trương xây dựng thêm nhà ga hành khách tại Cảng hàng không quốc tế Hải Phòng theo hình thức PPP…
Đối với sự phát triển của các nhà máy tại địa phương, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã đề xuất Chính phủ, Bộ Công Thương xây dựng cơ chế để tiêu thụ hết sản phẩm sản xuất ra, trong đó nghiên cứu hạn chế NK xăng dầu từ nước ngoài để Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó. Bởi hiện nay, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn có thể vận hành thương mại trong tháng 8 hoặc tháng 9 năm nay, công suất đạt khoảng 4 triệu tấn/năm.
Đặc biệt, lãnh đạo UBND tỉnh Lai Châu – tỉnh chịu nhiều thiệt hại trong đợt thiên tai vừa qua đề nghị Chính phủ cấp ngân sách để tỉnh khắc phục hậu quả, lập bản đồ cảnh báo sạt lở để các địa phương miền núi chủ động phương án di dời dân khi có nguy cơ.
Từ những kiến nghị của các địa phương, lãnh đạo các bộ, ngành và Chính phủ đã đưa ra cam kết sẽ tích cực đẩy mạnh giải quyết những tồn tại còn vướng mắc; giúp các địa phương phát triển theo đúng nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.
(责任编辑:World Cup)
- ·Trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra vaccine ngừa COVID
- ·Đạo diễn Nguyễn Phương Điền: Mong khán giả không “quay lưng” với phim Việt
- ·BPTV trồng cây chào mừng Ngày báo chí cách mạng Việt Nam
- ·Huyện đoàn Hớn Quản trao 6.250 phần quà trung thu cho trẻ em
- ·Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 10/2022
- ·Độc đáo khai bút, xin chữ đầu xuân
- ·BPTV tạo dấu ấn trong lòng người dân
- ·Bí thư Tỉnh ủy chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đồng bào Khmer
- ·Hợp tác nghiên cứu sản xuất chip 5G thương hiệu Viettel
- ·Du lịch Phú Thọ tận dụng cơ hội lớn từ SEA Games 31
- ·Đề xuất miễn, giảm thuế cho cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp đến cuối năm 2021
- ·Câu chúc đầu xuân: Xuân an lành, xuân hạnh phúc
- ·Nối dài việc làm thiện nguyện
- ·Tạo điểm nhấn cho thành phố vào xuân
- ·Đối thoại với các doanh nghiệp FDI Nhật Bản về bảo hiểm xã hội
- ·Lan tỏa yêu thương, bác ái trong mùa Giáng sinh 2021
- ·Tấm lòng người phụ nữ S’tiêng
- ·Hạt nhân phong trào văn hóa cơ sở
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ công bố cam kết giảm phát thải khí methane toàn cầu
- ·Lưu giữ “hồn Việt” trên đất Đồng Xoài