【kết quả hạng 2 thụy điển】Thừa nhận 17 trạm BOT đặt “nhầm chỗ” nhưng chỉ xóa bỏ 1 trạm
3 trạm “lạc” ngoài dự án
Trong số 17 trạm BOT được coi là đặc thù với nhiều bất cập có 3 trạm BOT nằm ngoài phạm vi dự án gồm: Trạm Cầu Rác (Hà Tĩnh), trạm Tào Xuyên (Thanh Hoá) và trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội).
Lý do được Bộ GTVT đưa ra là do các trạm này tận dụng lại các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn ngân sách nhà nước. Nếu đầu tư trạm BOT mới sẽ phát sinh thêm khoảng từ 30-50 tỷ đồng, vì thế đối chiếu với quy định pháp luật tại thời điểm quyết định đầu tư thì việc sử dụng các trạm này là phù hợp.
Cụ thể, trạm Cầu Rác thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn Dự án Quốc lộ 1 tuyến tránh Hà Tĩnh, theo tính toán sơ bộ, thời gian thu của trạm sẽ kết thúc khoảng năm 2019. Hiện nay, Bộ GTVT đã giảm giá cho các phương tiện quanh trạm, tình hình triển khai thu giá tại trạm đang diễn ra bình thường. Do vậy, Bộ GTVT kiến nghị giữ nguyên vị trí trạm để tiếp tục thu giá hoàn vốn cho dự án.
Trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài được kiến nghị giữ nguyên vì “hiện việc thu giá đang diễn ra bình thường” và “người dân có sự lựa chọn đi theo đường Nhật Tân - Nội Bài”.
Trạm Tào Xuyên thì được kiến nghị tiếp tục cho thu giá tại vị trí hiện nay do “việc di chuyển trạm vào tuyến tránh không khả thi về phương án tài chính”. Theo Bộ GTVT, nếu di chuyển vào tuyến tránh, nhà nước phải bố trí khoảng 1.489 tỷ đồng hỗ trợ trong vòng 12 năm từ năm 2018 đến năm 2029 theo phương án tài chính của dự án.
Đầu tư một nơi thu một nơi
Đáng chú ý, hiện trên cả nước có 6 trạm BOT đặt trên tuyến chính hoàn vốn cho dự án đầu tư nâng cấp tuyến chính và xây dựng tuyến tránh, trong đó 5/6 trạm đã giảm giá cho các phương tiện quanh trạm với phạm vi khoảng 10 km. Sau khi giảm giá quanh trạm, tình hình thu giá ổn định.
Riêng trạm Cai Lậy hiện đang tạm dừng thu và đang tiến hành lựa chọn một trong 2 phương án: Giữ nguyên vị trí trạm, thực hiện giảm giá chung cho tất cả các phương tiện và mở rộng tối đa phạm vi giảm giá cho người dân quanh trạm hoặc xây dựng thêm 1 trạm ở trên tuyến tránh, thu trên cả 2 trạm, phương tiện đi trên tuyến nào, doanh thu sẽ hoàn vốn cho tuyến đó.
Trên cơ sở 2 phương án nêu trên, Bộ GTVT và UBND tỉnh Tiền Giang sẽ thống nhất với các bộ, ngành rà soát, lựa chọn phương án triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Quan điểm của Bộ GTVT là kiến nghị phương án giữ lại trạm BOT Cai Lậy và tiếp tục giảm giá cho tất cả phương tiện, mở rộng phạm vi miễn giảm giá cho khu vực lân cận bởi so với phương án tài chính ban đầu, mức giá cho tất cả phương tiện đã giảm tới 60%, giá vé này là thấp nhất trên toàn tuyến quốc lộ 1.
Ngoài ra, theo Bộ GTVT, hiện cũng đang tồn tại 6 trạm thu trên cả tuyến quốc lộ và cao tốc khi đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc và cải tạo quốc lộ song hành thuộc 4 dự án, gồm: Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp cải tạo Quốc lộ 3; quốc lộ 6; cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Theo tính toán, nếu bỏ trạm trên các tuyến quốc lộ, phương án tài chính các dự án sẽ không khả thi, Nhà nước phải bố trí ngân sách để bù phần thiếu hụt lên đến khoảng 21.000 tỷ đồng (riêng quốc lộ 5 khoảng 16.000 tỷ đồng), trong khi đó NSNN rất khó khăn. Vì vậy, Bộ GTVT kiến nghị tiếp tục thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm này.
Hiện Bộ GTVT đã có các chính sách miễn, giảm giá đối với người dân quanh trạm và ưu tiên giảm giá chung cho các phương tiện nếu phương án tài chính của các dự án còn khả thi.
Đối với 2 trạm La Sơn - Tuý Loan và trạm Nam Hải Vân thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn cho Dự án hầm Đèo Cả. Dù việc này được Thủ tướng đồng ý, nhưng Bộ GTVT thừa nhận khi đối chiếu với quy định hiện hành, việc đầu tư một nơi, thu giá một nơi và thu giá trên tuyến đường đầu tư theo hình thức BT là không phù hợp.
Đối với trường hợp này, Bộ GTVT cho biết đang phối hợp với nhà đầu tư tính toán lại hiệu quả tài chính và trên cơ sở đó sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo hướng không lập trạm La Sơn - Túy Loan, nhà nước bố trí nguồn vốn để hỗ trợ nếu cần. Đây cũng là trường hợp duy nhất trong 17 trạm BOT “bất cập” về vị trí được xóa bỏ.
Riêng đối với trạm Nam Hải Vân, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đã có quyết định gộp trạm Nam Hải Vân thu chung với trạm Bắc Hải Vân để thu giá hoàn vốn cho 2 dự án hầm Đèo Cả và Dự án hầm Phú Gia - Phước Tượng do cự ly quá gần.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nâng cao thu nhập nhờ nuôi rắn ri voi
- ·Quy định mức phí khai thác tài liệu địa chất, khoáng sản
- ·Hà Nội: Thu hồi 1.412 tỷ đồng nợ thuế
- ·Người phụ nữ 25 năm đón Tết âm ở nghĩa trang, xúc động thấy cảnh trước mộ phần
- ·VinFast bổ sung gói thuê pin mới chỉ từ 250.000 đồng/tháng cho xe máy điện
- ·Thêm 72,52 triệu USD hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng TP. Đà Nẵng
- ·Thông 2 cầu vượt giảm ùn tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- ·Chú trọng dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng
- ·Bộ Tài chính gặp mặt cán bộ là thương binh, thân nhân gia đình liệt sỹ
- ·Thủ tướng: Thương hiệu là cam kết về phát triển bền vững để Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh
- ·Bộ trưởng Vương Đình Huệ làm việc tại 2 tỉnh Hậu Giang và Cà Mau
- ·Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ tỉnh Tuyên Quang 150 triệu đồng
- ·Tuổi xông đất, xông nhà đón may mắn Tết Nguyên đán 2024
- ·Thúc đẩy mạnh mẽ công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
- ·Phú Quốc thu hút 222.000 tỷ đồng phát triển du lịch
- ·Tôi trót mang thai với người đàn ông đã có gia đình
- ·Lão nông hơn 6 năm chăm cây cực hiếm, chờ đại gia 'chốt' về chơi Tết
- ·Độ mặn trên các sông bắt đầu tăng
- ·Việc làm cho lao động về nước: Cung chưa gặp cầu