【kq liverpool hôm nay】Tiêu chuẩn về thực hành tốt trong nông nghiệp hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững
Các mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG) là những mục tiêu phổ quát được Hội nghị Thượng đỉnh Liên hiệp quốc về phát triển bền vững đưa ra từ năm 2015 nhằm chấm dứt đói nghèo,êuchuẩnvềthựchànhtốttrongnôngnghiệphướngtớicácmụctiêupháttriểnbềnvữkq liverpool hôm nay bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng tất cả mọi người được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030 ở mỗi quốc gia thành viên Liên hiệp quốc (LHQ). Các SDG bao gồm 17 mục tiêu, được xác định bởi 169 mục tiêu cụ thể (mục tiêu thành phần) và 232 chỉ tiêu. Những mục tiêu này không chỉ bao gồm phát triển xã hội mà còn đề cập đến các vấn đề như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng kinh tế, đổi mới, tiêu dùng bền vững, hòa bình, công bằng… Các mục tiêu được kết nối với nhau và thành công trong một mục tiêu có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến mục tiêu khác.
Nhằm cụ thể hóa Chương trình nghị sự 2030 tại Việt Nam, năm 2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 622/QĐ-TTg về kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, trong đó đã đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững với 115 mục tiêu cụ thể.
Theo thống kê sơ bộ, đến tháng 8 năm 2021, trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia có khoảng 920 TCVN về nông nghiệp và 1850 TCVN về nông sản và thực phẩm chế biến. Bên cạnh các tiêu chuẩn về thuật ngữ và định nghĩa, tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn phương pháp thử, lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm còn có một nhóm các tiêu chuẩn đặc thù là hướng dẫn hoặc quy phạm thực hành trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản thực phẩm.
Các TCVN về quy phạm thực hành trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản thực phẩm bao gồm: Bộ tiêu chuẩn TCVN 11892-1 Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), trong đó Phần 1 về trồng trọt đã được công bố năm 2017, các phần tiếp theo về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đang được biên soạn; Bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 Nông nghiệp hữu cơ, trong đó có 3 phần về các yêu cầu chung, về trồng trọt, chăn nuôi và chế biến thực phẩm đã công bố năm 2017, 4 phần về quy trình sản xuất một số sản phẩm cụ thể như gạo, chè, sữa, tôm đã được công bố năm 2018; TCVN 9593:2013 (CAC/RCP 54-2004, Amd. 1-2008) Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt (định hướng vào thức ăn chăn nuôi);
Các tiêu chuẩn về bảo quản, bao gói và vận chuyển nông sản như TCVN 5002:2007 (ISO 1838:1993) Dứa tươi – Bảo quản và vận chuyển; Các tiêu chuẩn về thực hành giảm thiểu mối nguy an toàn thực phẩm (ATTP) trong chế biến thực phẩm như TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev. 4-2003) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm, TCVN 10169:2013 (CAC/RCP 56-2004) Quy phạm thực hành ngăn ngừa và giảm thiểu nhiễm bẩn chì vào thực phẩm…
Các quy phạm thực hành nông nghiệp đáp ứng rất tốt với SDG 2. SDG 2 toàn cầu là “Zero hunger” (Xóa đói), SDG 2 Việt Nam là “Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững”. Đây là một mục tiêu rõ ràng của các TCVN về nông nghiệp và thực phẩm. SDG 2 có mục tiêu 2.1 là đến năm 2030 sẽ chấm dứt tình trạng thiếu đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả người cao tuổi và trẻ sơ sinh, được tiếp cận với thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng và đầy đủ quanh năm.
Tiếp theo là mục tiêu 2.3: đến năm 2030 sẽ tăng gấp 1,5 lần năng suất lao động trong nông nghiệp và thu nhập của lao động nông nghiệp. Để thực hiện mục tiêu 2.3 cần đến nhiều giải pháp vĩ mô, trong đó có thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Việc áp dụng các quy trình canh tác phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP hoặc tiêu chuẩn hữu cơ sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững và nâng cao giá trị gia tăng của nông sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân và lao động nông nghiệp nói chung.
Cuối cùng là mục tiêu 2.4: đến năm 2030 sẽ bảo đảm sản xuất lương thực, thực phẩm bền vững và áp dụng những phương thức sản xuất nông nghiệp có khả năng chống chịu giúp tăng năng suất và sản lượng, duy trì hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và các thảm họa khác và dần dần cải tạo chất lượng đất đai. Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm đẩy mạnh và tăng cường sức khỏe của hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm cả đa dạng sinh học, các chu trình sinh học và năng suất sinh học; nhấn mạnh việc quản lý các hoạt động canh tác, giảm thiểu việc dùng vật tư, nguyên liệu đầu vào từ bên ngoài cơ sở và có tính đến các điều kiện từng vùng, từng địa phương. Do đó, nông nghiệp hữu cơ là một trong những lựa chọn tốt nhất để đáp ứng mục tiêu 2.4.
Xóa đói và Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh là hai trong số các SDG liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Mở thùng xe khách phát hiện 9 thùng nội tạng động vật hôi thối (mai)
- ·Tiếp cận các kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ công
- ·Giá vàng thế giới có thể tiếp tục lập đỉnh mới
- ·Những trò lố của Ngọc Trinh
- ·Nhà mới xây sửa: ‘Thủ phạm’ khiến trẻ mắc ung thư máu?
- ·Kho bạc Nhà nước huy động được hơn 7,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ
- ·Hà Nội đẩy mạnh xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tại Hoa Kỳ và Bỉ
- ·Dòng tiền đang quay trở lại thị trường chứng khoán
- ·Vé tàu,vé máy bay phục vụ tết 2017: Cần đặt sớm!
- ·Hết tháng 8, chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước ước đạt 54,5% dự toán
- ·Thịt ghẹ giá rẻ: Tin được hay không?
- ·Xuất khẩu vào EU: Doanh nghiệp cần hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững
- ·Ngày 5/6: Giá sắt thép xây dựng lại giảm tiếp trong phiên hôm nay
- ·Cục Thuế Hải Dương đảm bảo công việc thông suốt trong bối cảnh cách ly xã hội
- ·Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10: Nguy cơ ngộ độc từ hoa hồng sáp
- ·Doanh nghiệp Việt Nam
- ·Cuộc chiến không giới tuyến tập 18: Phương tìm sự thật về cái chết của bố
- ·Siêu mẫu Vĩnh Thụy tuổi 34: Sống kín tiếng, nghi vấn kết hôn vợ đại gia
- ·Trẻ bị liệt mặt khi nằm điều hòa và những tai biến khôn lường
- ·Sẽ gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước