【bong da nga】Tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn nhu cầu, diễn biến thị trường
Đó là nhận định Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại buổi làm việc với Bộ NN&PTNT về tình hình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp,áicơcấunôngnghiệpphảigắnnhucầudiễnbiếnthịtrườbong da nga ngày 25/8/2016.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kết luận tại buổi làm việc về tái cơ cấu nông nghiệp. Ảnh: HH |
Báo cáo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, trong 3 năm qua (2013- 2015), Bộ NN&PTNT và nhiều địa phương đã tích cực triển khai thực hiện "Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
Tái cơ cấu ngành đã góp phần quan trọng vào kết quả sản xuất, kinh doanh của toàn ngành. Trong 3 năm, mặc dù sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiên tai và biến động bất lợi của thị trường gây ra nhưng sản xuất tăng trưởng với tốc độ khá cao (tốc độ tăng GDP trung bình đạt 2,83%/năm; giá trị sản xuất toàn ngành tăng trung bình 3,41%/năm). Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng mạnh, giai đoạn 2013- 2015 đạt 88,3 tỷ USD, trung bình đạt gần 29,5 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, quá trình thực hiện tái cơ cấu, nông nghiệp còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Kết quả tái cơ cấu trong thực tiễn mới chỉ là bước đầu và chưa tạo được chuyển biến rõ rệt; tăng trưởng của ngành chưa vững chắc, tốc độ tăng trưởng Quý I năm 2016 giảm.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, có 4 vấn đề rút ra từ tái cơ cấu: Thứ nhất, về năng lực sản xuất và tổng thể các sản phẩm nông nghiệp tạo ra thì sức cạnh tranh chưa đạt; chuỗi giá trị còn ngắn.
Thứ hai, các mặt hàng chủ chủ lực xuất khẩu có thị trường bấp bênh, kể cả các sản phẩm truyền thống có thị trường rất tốt thì bây giờ cũng không còn tốt, thậm chí có những thị trường đe dọa giảm. Ví dụ: gạo giảm, thủy sản tuy tốt nhưng thị trường cũng bấp bênh, chưa đảm bảo sự phát triển bền vững.
Thứ ba, hiện nay an toàn thực phẩm vẫn là vấn đề gian nan. Thứ tư, về tổ chức sản xuất, mặc dù có nhiều DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhưng so với yêu cầu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thông còn thấp, hầu hết 90% DN nhỏ và siêu nhỏ.
Nguyên nhân của những yếu kém này chủ yếu do quy mô sản xuất còn quá nhỏ lẻ, manh mún, cộng với biến đổi khí hậu đến nhanh và mạnh hơn so với dự báo, thiên tai ngày càng khắc nghiệt, mức độ ảnh hưởng lớn tác động mạnh đến quá trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp...
Để khắc phục những tồn tại này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, thời gian tới Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các địa phương cùng tập trung hình thành các trục phát triển. Trong đó, ở cấp quốc gia, sẽ lựa chọn 10 sản phẩm có lợi thế để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, chiếm lĩnh một phần thị trường có tính giá trị cao và có tốc độ phát triển bền vững, coi đây là ngành hàng quốc gia.
Ở cấp tỉnh, sản phẩm được lựa chọn có tính chất đặc thù, nội địa để các địa phương dồn lực vào đây. Ví dụ, vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên…; ngoài ra là các sản phẩm quy mô địa phương.
"Với 3 trục đó sẽ hình thành nên 8 cơ cấu đồng bộ và coi thị trường là động lực của sản xuất mà thị trường chung của 3 trục này là thị trường xuất khẩu”- ông Cường cho biết.
Giải pháp thứ hai, theo ông Cường là tổ chức lại sản xuất, trong đó, DN sẽ đóng vai trò trụ cột. Với trục sản phẩm quốc gia thì các chính sách ưu tiên khuyến khích những DN lớn tập trung vào đó tương xứng với tầm vóc để sản xuất sản phẩm khẳng định tầm quốc tế. Đối với trục sản phẩm ở cấp tỉnh cũng phải thu hút DN vừa. Khu vực quy mô sản xuất địa phương thì các DN vừa và nhỏ sẽ được ưu tiên.
Đồng thời, trong tổ chức sản xuất, hợp tác xã đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất của quy mô này. Đó là liên kết, tổ chức lại sản xuất của quy mô này, hoặc là liên kết với các DN ở các cấp độ sản xuất khác nhau.
"Chúng ta phải thiết kế khung chính sách để đáp ứng yêu cầu của 3 trục, ở mỗi cấp độ sản phẩm khác nhau thì thiết chế khung chính sách khác nhau, làm sao để thúc đẩy sự tham gia của các DN. Trong khung chính sách phải có chế tài quản lý chặt chẽ để giám sát nghiêm từ khâu sản xuất”, ông Cường cho biết thêm.
Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng nhấn mạnh: Tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp phải tạo ra những sản phẩm gắn với nhu cầu của thị trường, tránh tình trạng sản xuất theo phong trào, chưa có định hướng rõ ràng.
Phó Thủ tướng yêu cầu: “Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp phải tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, gắn với nhu cầu, diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia ký kết các hiệp định tự do thương mại với các nước. Cùng với đó là xây dựng tiêu chuẩn các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập; tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn với việc ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời gắn tái cơ cấu nông nghiệp với việc phát triển các ngành nghề khác ở nông thôn, trong đó chương trình xây dựng nông thôn mới”./.
Khánh Linh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Những dự án bất động sản ‘khủng’ nào đang thế chấp tại VAMC?
- ·Thay đổi yêu cầu nhập khẩu gỗ vào Australia
- ·Thời gian tồn tại trên nhựa, da của Omicron so với các biến thể
- ·Dương tính Covid
- ·GĐ Ngân hàng Thế giới: Việt Nam cần tận dụng CM 4.0 để phát triển nhanh chóng
- ·Xuất siêu kỷ lục gần 5,4 tỷ USD
- ·Biến thể tàng hình của Omicron lan thần tốc trên thế giới
- ·Khai mạc Hội nghị Bất động sản Quốc tế IREC 2018
- ·Xe đầu kéo đâm nhau trên đèo Mang Yang, hai người chết cháy
- ·Bộ Công Thương dự kiến kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu như thế nào?
- ·Vinatex sẽ cung ứng 12 triệu khẩu trang ra thị trường trong tháng 3
- ·Bé 3 tuổi suýt chết vì chẩn đoán nhầm viêm họng
- ·Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua địa bàn tỉnh thi công đạt 50%
- ·Hà Nội thêm 26.708 ca Covid
- ·Đại án Hứa Thị Phấn: Số phận 600 tỷ đồng sẽ đi về đâu?
- ·Xin mổ sớm vì sợ… sinh con năm Dần
- ·Bệnh nhân Covid
- ·Nhập khẩu từ Trung Quốc, xuất khẩu sang Mỹ chưa tăng bất thường
- ·Đáp án môn Toán mã đề 110 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Thời điểm nên tiêm vắc xin sau khi nhiễm Covid