【kq bd anh hom nay】Thanh toán không tiền mặt: Nhiều trở ngại!
Tập trung chủ yếu tại thành phố lớn
TheánkhôngtiềnmặtNhiềutrởngạkq bd anh hom nayo nội dung đề án, việc thanh toán qua ngân hàng sẽ được tiến hành đối với các dịch vụ công bao gồm thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội. Mục tiêu chung của đề án là đẩy mạnh thanh toán đối với các dịch vụ công và chi trả các chương trình an sinh xã hội qua ngân hàng, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, dù đã có đề án cụ thể nhưng trên thực tế vẫn còn một số tồn tại trong việc thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng.
Chia sẻ về kết quả đạt được trong việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, hiện có 50 ngân hàng thỏa thuận phối hợp thu thuế điện tử với các cơ quan Thuế, Hải quan trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố và 768 quận, huyện trên cả nước. Có 26 ngân hàng thỏa thuận với các công ty điện lực cung ứng dịch vụ thu hộ tiền điện trên phạm vi toàn quốc, có 26 ngân hàng triển khai phối hợp thu tiền nước tại hơn 20 tỉnh thành phố và 11 ngân hàng triển khai phối hợp thu tiền học phí, đa số được triển khai tại các trường đại học. Ngoài ra, có 6 ngân hàng phối hợp triển khai dịch vụ thu hộ viện phí các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy và 5 ngân hàng phối hợp chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Tiến Dũng, giao dịch thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng chưa nhiều, đặc biệt là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa. Việc kết nối giữa ngân hàng với các tổ chức cung ứng dịch vụ công vẫn còn có những khó khăn, tốc độ triển khai chậm. Bên cạnh đó, khả năng trao đổi, chia sẻ thông tin, truy xuất dữ liệu liên quan đến các khoản thanh toán phí dịch vụ công còn hạn chế.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam nhấn mạnh, trên thực tế, việc thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công vẫn còn khiêm tốn, phạm vi triển khai chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp hoặc tại các tỉnh, thành phố lớn, điều kiện kinh tế phát triển.
Cũng theo ông Phạm Tiến Dũng nguyên nhân của thực trạng này là do cơ chế chính sách và hạ tầng cung ứng dịch vụ thanh toán của ngân hàng chưa phù hợp và đảm bảo. Theo đó, mạng lưới ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán phân bố chưa đồng đều, cụ thể là hạ tầng công nghệ thông tin, thanh toán ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa tốt. Sự tương thích về mặt kỹ thuật giữa ngân hàng với đơn vị cung ứng dịch vụ công như chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ chưa chặt chẽ. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khách quan khác cũng góp phần làm cho quá trình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt có phần chậm trễ, đó là do sự thuận tiện và thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, tâm lý ngại thay đổi phương thức thanh toán của một bộ phận khách hàng. “Chưa kể, trong một số trường hợp, ngân hàng không thu được phí dịch vụ thanh toán nên chưa có nhiều động lực để triển khai, phát triển sản phẩm dịch vụ thanh toán. Đồng thời, một số trường hợp khách hàng còn phải trả phí khi thanh toán qua ngân hàng cũng là rào cản khiến khách hàng ưu tiên sử dụng thanh toán bằng tiền mặt”, ông Phạm Tiến Dũng nói.
Sớm đồng bộ cơ sở hạ tầng
Dưới góc độ DN, ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong giai đoạn 2015-2017, tỷ lệ doanh thu tiền điện qua ngân hàng, tổ chức trung gian tăng mạnh, từ mức 64,35% năm 2015 lên 83,57% số khách hàng năm 2017. Tỷ lệ thu tại quầy của điện lực và thu qua các dịch vụ bán lẻ giảm mạnh. Tuy nhiên, đạ diện EVN cũng cho biết, trong quá trình thúc đẩy việc thu tiền điện qua ngân hàng và các tổ chức trung gian, EVN cũng gặp một số khó khăn như: Khi bỏ dịch vụ thu tiền điện tại nhà, người sử dụng điện buộc phải tới các điểm thu tiền điện. Tại khu vực nông thôn các điểm giao dịch của ngân hàng còn ít nên việc thanh toán qua ngân hàng tương đối khó khăn. Trong khi đó, các quầy thu của ngân hàng hoạt động trong giờ hành chính, trùng với giờ đi làm với người sử dụng điện, khi giao dịch tại ngân hàng cũng khá mất thời gian.
Về những khó khăn khi triển khai trả lương hưu không dùng tiền mặt, trợ cấp BHXH qua ngân hàng, ông Phạm Thanh Du, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toán, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chia sẻ, số người nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng qua thẻ ATM chiếm tỷ trọng thấp so với số người hưởng do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa được phổ biến rộng rãi trên phạm vi cả nước. Tính đến năm 2017, có khoảng 15%, và đến tháng 2/2018 có khoảng 21% tổng số tiền thực hiện chi trả qua tài khoản ATM, tuy nhiên tỷ lệ phân bổ giữa các tỉnh thành phố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn. Số lượng máy ATM chưa nhiều, đặc biệt các vùng sâu, vùng xa. Việc quản lý người hưởng cũng gặp nhiều khó khăn, như không nắm được đầy thông tin người hưởng, báo giảm số lượng người hưởng chưa kịp thời, thu hồi số tiền chi trả rất khó khăn. Việc sử dụng thẻ cũng gặp khó khăn đối với các đối tượng người già, yếu…
Để khắc phục tồn tại và thúc đẩy thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công, ông Phạm Tiến Dũng kiến nghị phải hoàn thiện khung khổ pháp lý và cơ chế chính sách về thanh toán qua ngân hàng, tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh an toàn trong thanh toán. “Bên cạnh đó, cần triển khai ứng dụng thêm các hình thức, phương thức thanh toán qua ngân hàng tiên tiến, hiện đại phù hợp với đặc thù thanh toán của mỗi loại hình dịch vụ công, đồng thời mở rộng hợp tác giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ công với các ngân hàng, tổ chức cung ứng giải pháp thanh toán, đẩy nhanh khả năng kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu giữa đơn vị cung ứng dịch vụ công với ngân hàng”, ông Phạm Tiến Dũng đề xuất. Dưới góc độ đơn vị cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử cho các ngân hàng, các trung gian thanh toán, các đơn vị hành chính công, ông Nguyễn Đăng Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho rằng, “Chính phủ, các cơ quan chức năng cần ban hành chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ triển khai dịch vụ công cấp 4, đồng thời, phải sớm đồng bộ cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin nhằm quản lý dữ liệu tập trung. Bên cạnh đó, cần phân công, phân nhiệm rõ ràng cho đầu mối phụ trách tại các đơn vị dịch vụ công, phối hợp chặt chẽ với NAPAS và các ngân hàng… để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt”.
Về mục tiêu cụ thể của Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: - Phấn đấu đến năm 2020, đối với dịch vụ thu ngân sách, 80% giao dịch nộp thuế tại các thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh thực hiện qua ngân hàng; 100% Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Kho bạc Nhà nước quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thiết bị chấp nhận thẻ ngân hàng phục vụ việc thu ngân sách nhà nước. - 70% công ty điện lực chấp nhận thanh toán hóa đơn tiền điện qua ngân hàng; tại địa bàn thành phố, quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu 70% số tiền điện được thanh toán qua ngân hàng. - 70% công ty nước chấp nhận thanh toán hóa đơn tiền nước qua ngân hàng; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn thực hiện thanh toán tiền nước qua ngân hàng. - 100% trường đại học, cao đẳng chấp nhận thanh toán học phí qua ngân hàng và 80% số sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng nộp học phí qua ngân hàng. - Phấn đấu 50% bệnh viện tại các thành phố lớn chấp nhận thanh toán viện phí qua ngân hàng... |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Có phạm pháp khi quan hệ với bạn gái chưa đủ 18 tuổi
- ·Loạt tour đến 'quê hương' của ông già Noel bị hủy vì thiếu tuyết
- ·Xung đột Nga
- ·GS. Đặng Hùng Võ: 'Nên giao đất theo quy hoạch'
- ·Xót xa cảnh mẹ già 72 tuổi chăm con trai bị bệnh tâm thần
- ·Xóm trọ trên nóc nhà tập thể
- ·Dự án Đại Thanh: Bán tại sàn nhưng thông qua... 'cò'
- ·Bầu cử Nghị viện: Châu Âu “phân mảng” tại cuộc đua các vị trí chủ chốt
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 05/2014
- ·Chỉ được khởi công dự án sau khi thẩm định vốn
- ·Bầu 3 tháng phát hiện chồng có tình nhân bên ngoài
- ·Chính phủ Pháp thừa nhận điểm yếu an ninh sau các vụ bạo động
- ·Đất dự án đã bị thu hồi vẫn đem bán, thế chấp
- ·Ai bảo kê cho sai phạm ở biệt thự 171 Bà Triệu?
- ·Ngã úp vào bếp lửa, bé gái có nguy cơ biến dạng khuôn mặt
- ·Thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi
- ·Dự án BĐS thiên đường thành 'phế tích'
- ·“Món quà” Trung Quốc gửi đến Mỹ
- ·Không đeo biển tên, CSGT không có quyền dừng xe vi phạm?
- ·'Giải quyết tranh chấp phí dịch vụ chung cư không khó'