【kết quả betis】Hải quan Quảng Ninh kết nối, tìm giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua cảng biển
Hải quan Quảng Ninh: Doanh nghiệp hưởng lợi từ "4 giảm 4 tăng" | |
Hải quan Hòn Gai thu hút 35 doanh nghiệp mới | |
Hải quan Quảng Ninh nâng cao kỹ năng “hậu kiểm” cho cán bộ,ảiquanQuảngNinhkếtnốitìmgiảiphápthúcđẩyhoạtđộngxuấtnhậpkhẩuquacảngbiểkết quả betis công chức | |
Hải quan Quảng Ninh không để ùn tắc hàng hóa trong dịp nghỉ Tết |
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Q.H |
Hội nghị thu hút sự quan tâm của gần 80 doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp logistics; cùng đại diện các sở, ban ngành.
Năm 2020, do tác động ảnh hưởng của dịch covid-19, lượng hàng hóa XNK qua khối cửa đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giảm mạnh, giảm 37,09% về lượng và 37,81% về trị giá, chủ yếu giảm ở nhóm hàng dịch vụ kinh doanh tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan. Tuy nhiên, hàng hóa XNK qua các khu vưc cảng biển của tỉnh vẫn duy trì được mức tăng trưởng tốt, tăng tương ứng 15,18% về lượng và 5,94% về trị giá hàng hóa XNK. |
Quảng Ninh có đường bờ biển trên 250 km, gồm 6 khu vực hàng hải là Vạn Gia, Hải Hà, Cô Tô, Cẩm Phả, Hòn Gai và Quảng Yên.
Tuy nhiên, hiện hoạt động XNK cơ bản mới khai thác được ở 3 khu vực cảng Hòn Gai, Cẩm Phả, Vạn Gia, trong đó cảng Hòn Gai, Cẩm Phả tập trung khai thác hàng rời; cảng Vạn Gia chủ yếu khai thác hàng hóa làm dịch vụ tạm nhập, tái xuất, kho ngoại quan.
Qua thống kê của Cục Hải quan Quảng Ninh, hàng hóa XNK qua đường biển chủ yếu là hàng rời, hàng lỏng, còn lượng hàng container XNK qua các cảng biển Quảng Ninh chiếm tỷ trọng rất nhỏ do tuyến tàu ACS qua cảng Cái Lân đã tạm ngừng hoạt động từ tháng 7/2020.
Các doanh nghiệp trong tỉnh Quảng Ninh có hoạt động XNK hàng hóa bằng container đường biển đều phải thực hiện qua các cảng tại Hải Phòng, từ đó phát sinh thêm nhiều chỉ phí vận tải, hạ tầng và dịch vụ khác dẫn đến tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh Nguyễn Văn Hường cho biết, những năm qua, Hải quan Quảng Ninh cùng với các sở, ban ngành đã đẩy mạnh các hoạt động cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ, đồng hành, phát triển quan hệ đối tác Hải quan-doanh nghiệp và các bên có liên quan, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc cũng như tham mưu với tỉnh nhiều giải pháp phát triển kinh tế, dịch vụ cảng biển và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế trong tỉnh.
Trong đó, phát huy tiềm năng, lợi thế cảng biển nước sâu, đặc biệt là các cảng nổi Hạ Long, Con Ong-Hòn Nét-Cẩm Phả; tạo thuận lợi trong chuyển dịch đầu tư, thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, phát triển các ngành sản xuất có hàm lượng giá trị gia tăng cao, không gây ô nhiễm môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn.
“Để phát huy được những tiềm năng, lợi thế của tỉnh Quảng Ninh, hội nghị này cần xác định các điểm nghẽn trong hoạt động XNK, tham mưu đề xuất với tỉnh, với các bộ, ngành giải pháp tháo gỡ khó khăn, khơi thông các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Hội nghị cũng hướng đến việc kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ, kinh doanh cảng, đại lý hãng tàu và các cơ quan quản lý nhà nước để thu hút được các hãng tàu container mở tuyến quốc tế chuyên tuyến kết nối với cảng Cái Lân, giúp cho hàng hóa giao thương thuận lợi, giảm chi phí logistics, mang lại lợi ích cho các bên”, ông Nguyễn Văn Hường nhấn mạnh.
Tại hội nghị, các doanh nghiệp, các hãng tàu, các đơn vị kinh doanh cảng biển, dịch vụ logistics đã tập trung thảo luận, phản ánh những thực trạng về việc giao nhận, vận chuyển hàng hóa XNK tại các cửa khẩu cảng biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nêu ra những vướng mắc về chính sách, ưu đãi đầu tư, những rào cản, khó khăn trong XNK, trong việc phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn, đồng thời đề xuất những giải pháp để mở chuyến tàu container chuyên tuyến qua cảng Cái Lân của các hãng vận tải để phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa.
Đại diện Tập đoàn Foxconn thảo luận tại hội nghị. Ảnh: Q.H |
Đại diện Tập đoàn Foxconn cho biết, lượng hàng NK của DN khoảng 1.600 TEU/tháng và tiếp tục tăng trưởng 200% trong những năm tới, chủ yếu hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ. Doanh nghiệp mong muốn cải cách về thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục hải quan ngày càng thuận lợi hơn; cũng như đẩy nhanh tiến độ triển khai đường cao tốc Vân Đồn-Móng Cái; cải thiện cơ sở hạ tầng kho bãi, khu vực cảng biển
Cũng tại hội nghị, cơ quan Hải quan và các ngành chức năng đã tiếp thu các ý kiến của doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hải quan và các lĩnh vực có liên quan để giải quyết theo thẩm quyền và báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.
Hội nghị đã đưa ra những giải pháp thiết thực để tạo lập được tuyến tàu chuyên tuyến qua cảng Cái Lân của các hãng vận tải để phục vụ việc chuyên chở hàng hóa XNK cũng như những giải pháp hữu hiệu giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa tại các khu công nghiệp và hoạt động XNK hàng hóa qua địa bàn.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
- ·Mở rộng cơ hội hợp tác doanh nghiệp Việt Nam
- ·Nắng nóng “thiêu đốt” ngành du lịch châu Âu
- ·Xuất cấp gạo dự trữ để bếp người nghèo được "đỏ lửa" dịp Tết Tân Sửu
- ·Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
- ·Tập trung quản lý thu ngân sách chặt chẽ đúng quy định
- ·Kho bạc Nam Định giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 42%
- ·Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng làm việc tại tỉnh Sơn La và Điện Biên
- ·Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng
- ·Triển lãm ảnh “Việt Nam: Quyến rũ và năng động” tại Mexico
- ·Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Tìm giải pháp phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
- ·Nhiều trẻ mắc biến chứng nặng sau khi mắc cúm
- ·Hậu Giang giải ngân vốn đầu tư năm 2020 đạt gần 89% kế hoạch
- ·Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
- ·Điều kiện được điều chuyển dự toán ngân sách xã
- ·Đã xác định được nguyên nhân gây ra vụ tai nạn đường sắt tại Ấn Độ
- ·Đảm bảo kinh phí cho cơ quan tư pháp hoạt động hiệu quả
- ·'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
- ·Nuôi dưỡng “đại bàng Việt” để đưa Việt Nam trở thành cường quốc