会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ngoại hạng nhất】Phẫu thuật thẩm mỹ ở cơ sở nào an toàn, hiệu quả?!

【ngoại hạng nhất】Phẫu thuật thẩm mỹ ở cơ sở nào an toàn, hiệu quả?

时间:2025-01-14 11:14:19 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:416次

Trả lời PV về thực trạng này,ẫuthuậtthẩmmỹởcơsởnàoantoànhiệuquảngoại hạng nhất TS.BS Bùi Minh Trạng - chánh thanh tra Sở Y tế TP.HCM - cho biết: Tại TP.HCM hiện tồn tại hai loại hình thẩm mỹ. Một là phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ do Sở Y tế TP cấp phép và quản lý trực tiếp. Hai là cơ sở chăm sóc sắc đẹp, gồm các thẩm mỹ viện, spa, cơ sở chăm sóc da, cơ sở matxa da... (gọi tắt thẩm mỹ viện). Những thẩm mỹ viện này do UBND quận huyện cấp phép kinh doanh và quản lý hoạt động.

* Thưa ông, phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ, thẩm mỹ viện được phép làm gì?

- Theo giấy phép kinh doanh, những thẩm mỹ viện này chỉ được phép chăm sóc bên ngoài da, chăm sóc da thư giãn..., không được làm các thủ thuật, phẫu thuật xâm lấn, gây chảy máu. Chẳng hạn như matxa da, spa chăm sóc da, làm đẹp da... Nói chung là dùng mỹ phẩm chăm sóc bên ngoài da. Những thẩm mỹ viện này không được phép làm những dịch vụ có gây chảy máu như xăm mắt, xăm môi, xăm lông mày...

Phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ do Sở Y tế cấp phép chỉ được làm các tiểu phẫu cắt mí mắt, nâng mũi, làm cằm chẻ, làm lúm đồng tiền..., không được làm các phẫu thuật lớn như căng da mặt, hút mỡ, nâng ngực. Những phẫu thuật thẩm mỹ có gây mê đều bắt buộc phải làm ở bệnh viện. Ngay cả phẫu thuật thẩm mỹ ở bệnh viện cũng chỉ được làm những kỹ thuật trong danh mục được Sở Y tế thẩm định, cho phép, không phải cứ bệnh viện là được làm tất cả.

* Nhưng thực tế cho thấy các thẩm mỹ viện vẫn “lấn sân” sang lĩnh vực y tế. Các thẩm mỹ viện này được quản lý thế nào?

- Đúng là không ít thẩm mỹ viện hoạt động lấn sang lĩnh vực y tế. Dù những cơ sở này không do Sở Y tế cấp phép và quản lý trực tiếp nhưng chúng tôi vẫn phải giám sát vì có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Thời gian qua, chúng tôi đã phạt nhiều thẩm mỹ viện vi phạm về quảng cáo, khám chữa bệnh không phép, yêu cầu ngưng hoạt động những dịch vụ không đúng chức năng. Chúng tôi còn khuyến cáo quận huyện giám sát, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của các thẩm mỹ viện này.

* Để tổn tại những thẩm mỹ viện hoạt động xé rào sang lĩnh vực y tế là trách nhiệm của ai?

- Về nguyên tắc, ai cấp phép người đó phải quản lý, chịu trách nhiệm. Chúng tôi thấy UBND quận huyện có quản lý những thẩm mỹ viện nhưng có thể quản lý chưa sâu sát. Do đó, thanh tra Sở Y tế phải vào giám sát những hoạt động quá chức năng, xâm phạm qua lĩnh vực y tế của những cơ sở thẩm mỹ này.

* Không chỉ thẩm mỹ viện, phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ cũng vi phạm?

- Thực tế có thẩm mỹ viện liên kết với một số phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ và tiếp nhận khách hàng có nhu cầu phẫu thuật thẩm mĩ. Họ chào mời khách hàng rồi giới thiệu cho bác sĩ. Đây cũng là vấn đề chúng tôi đang giám sát. Một số thẩm mỹ viện khác lại kết hợp với phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ theo dạng “hai trong một”. Khi nào có khách muốn phẫu thuật thẩm mỹ thì bác sĩ thẩm mỹ khám, nếu khách chỉ chăm sóc da, spa... thì thẩm mỹ viện làm. Đây là một thực trạng đang diễn ra tại TP.HCM. Để chấn chỉnh thực trạng này, sắp tới chúng tôi sẽ thực hiện kiểm tra đăng ký hành nghề của các bác sĩ này...

* Làm sao người dân có thể tự bảo vệ mình, tránh những bất trắc do thẩm mỹ viện không phép gây ra?

- Người dân có nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ nên vào trang web của Sở Y tế TP.HCM xem danh sách các phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ, tên các bác sĩ được cấp phép và phạm vi hành nghề của những phòng khám này được Sở Y tế cấp phép. Nếu thấy nơi mình định đến phẫu thuật thẩm mỹ không có tên trên trang web thì đó là cơ sở hoạt động không phép. Nếu có tên nhưng lại nhận làm những kỹ thuật không được phép theo phạm vi hành nghề đăng trên trang web cũng là phẫu thuật thẩm mỹ không phép. Trong trường hợp này, người dân nên báo cho thanh tra Sở Y tế để chúng tôi đi thanh tra và xử lý.

Theo tìm hiểu của PV, quy trình cấp phép cho một thẩm mỹ viện hoạt động khá chi tiết. Trong đó về mặt nhân sự, giám đốc thẩm mỹ viện phải có thời gian hành nghề trong lĩnh vực được cấp phép năm năm, có chứng chỉ học lớp phẫu thuật thẩm mỹ và tạo hình (trước đây cả nước chỉ có ĐH Y Hà Nội cấp loại chứng chỉ này, nay có thêm một trường ĐH y khác cũng được cấp). Đối với bác sĩ đang hành nghề tại cơ sở y tế công lập xin hành nghề tư nhân thì bệnh viện nơi bác sĩ công tác phải có nhận xét làm việc đủ năm năm tại bệnh viện trong lĩnh vực cần cấp phép.

Tuy nhiên, một chuyên gia về y tế cho rằng quy trình này mới nhìn tưởng rất chặt chẽ nhưng vẫn có điểm sơ hở. Điển hình là phạm vi chứng chỉ hành nghề không phân định rõ danh mục như ở nước ngoài. Ví dụ, bác sĩ được cấp chứng chỉ hành nghề ngoại khoa sẽ được làm tất cả kỹ thuật liên quan đến ngoại khoa, bác sĩ có chứng chỉ răng hàm mặt sẽ được làm tất cả kỹ thuật liên quan răng hàm mặt... Trong khi y khoa là cần chuyên ngành sâu mới đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

 

"Chưa chắc xác nạn nhân thẩm mỹ Cát Tường ném xuống sông"

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Đã sửa xong cáp quang biển APG, 100% lưu lượng được khôi phục
  • Biệt thự, nhà phố thương mại tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn tại phía Tây Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh: Gia tăng người già, trẻ nhỏ mắc bệnh vì nắng nóng kéo dài
  • The Manor Central Park: Bản giao hưởng của tinh hoa
  • Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
  • Chủ đầu tư The Arena chia sẻ thông tin về pháp lý và tiến độ dự án
  • Thưởng lãm công nghệ ánh sáng 3D và tài năng của nghệ sỹ Piano Tuấn Mạnh
  • Tận hưởng không gian sống xanh tại trung tâm phía Tây Thủ đô
推荐内容
  • Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
  • Bác sĩ Việt Nam được tiếp cận kỹ thuật mới điều trị bệnh tim mạch
  • Dừng lưu thông và truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc
  • Cẩm Phả định hướng trở thành tâm điểm du lịch thứ 2 của Quảng Ninh
  • Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
  • Chấn chỉnh đào tạo cán bộ y tế: Nâng cao chất lượng phục vụ người dân