【ket qua bibao】Ngành hàng hải ưu tiên tiêm vắc
Phát biểu khai mạc hội nghị,ànhhànghảiưutiêntiêmvắket qua bibao Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Hoàng Hồng Giang cho biết, từ năm 2010, Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đã chính thức lựa chọn ngày 25/6 hằng năm là Ngày Thuyền viên thế giới (Day of the Seafarer). Đây là sự tôn vinh và tri ân sâu sắc đối với những cống hiến, đóng góp lớn lao của lực lượng thuyền viên trong sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu.
Ngày Thuyền viên thế giới năm nay với chủ đề “Fair future for Seafarers - Tương lai tươi sáng cho thuyền viên” tiếp tục khẳng định sự quan tâm, nỗ lực của IMO và các quốc gia thành viên đối với lực lượng lao động nòng cốt của ngành vận tải biển trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài như hiện nay.
Đại dịch Covid-19 bùng phát, nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều biến động, hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngành vận tải biển nói chung và lực lượng thuyền viên nói riêng cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của đại dịch. Dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên ngành vận tải biển vẫn duy trì hoạt động liên tục và thông suốt để đảm bảo hơn 80% hàng hóa và dịch vụ trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Và thuyền viên hàng hải chính là lực lượng lao động nòng cốt của vận tải biển toàn cầu.
“Hưởng ứng Ngày Thuyền viên thế giới năm 2021, Cục Hàng hải Việt Nam đã khuyến khích các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng hải tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng Ngày Thuyền viên năm 2021” nhằm tôn vinh, tri ân những đóng góp đối với xã hội của người đi biển và nghề đi biển; đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng, các tổ chức, cá nhân có liên quan về vai trò, vị trí của thuyền viên hàng hải” - Phó Cục trưởng Hoàng Hồng Giang khẳng định.
Chia sẻ tại Hội nghị, đại diện Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) - bà Heike Deggim - Trưởng Bộ phận An toàn hàng hải cho biết, bên cạnh việc khẳng định vai trò của lực lượng thuyền viên trong chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho nền kinh tế toàn cầu, IMO và các tổ chức quốc tế khác đang nỗ lực bền bỉ, không mệt mỏi để ứng phó với những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với ngành hàng hải, IMO đã ban hành các văn bản khuyến nghị các quốc gia thành viên các biện pháp nhằm duy trì ngành hàng hải, vận tải biển bền vững, đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định của IMO trong thời gian dịch bệnh kéo dài.
Năm 2020, các giải pháp của IMO tập trung vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề thay thế và di chuyển của thuyền viên. Từ đầu năm 2021 đến nay, IMO cùng với các tổ chức quốc tế khác như Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thảo luận và đưa ra tuyên bố chung về việc kêu gọi các quốc gia thành viên ưu tiên đưa thuyền viên vào chương trình tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 của quốc gia.
Trước đó, trong nỗ lực tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho thuyền viên Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam đã triển khai các biện pháp được khuyến nghị bởi IMO. Cụ thể, Cục Hàng hải Việt Nam đã có thư đề xuất trực tiếp tới Tổng Thư ký IMO về việc khuyến nghị mạnh mẽ các quốc gia thành viên đưa lực lượng thuyền viên vào danh sách đối tượng ưu tiên tiêm vắc-xin phòng Covid-19; đồng thời tích cực làm việc với các bên liên quan và đệ trình IMO xem xét, thông qua Nghị quyết về ưu tiên thuyền viên vào chương trình tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại tất cả các quốc gia thành viên.
Song song với đó, Cục Hàng hải Việt Nam đã và đang nỗ lực đề xuất, kiến nghị Bộ Giao thông vận tải các giải pháp, chính sách đặc thù để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thuyền viên hoạt động trong lĩnh vực hàng hải.
Đồng thời khẳng định, trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp và thuyền viên hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam sẽ báo cáo Bộ Giao thông vận tải để xem xét, có ý kiến với các bộ, ngành liên quan về vấn đề đưa thuyền viên Việt Nam hết hạn hợp đồng đang mắc kẹt ở nước ngoài vào danh sách ưu tiên trên các chuyến bay hồi hương; thống nhất quy trình cách ly cho thuyền viên để giảm thời gian, chi phí, áp lực cho thuyền viên khi về nước; tiếp tục mở rộng khu cách ly để được lựa chọn chế độ cách ly thuyền viên tập trung không mẩt phí; xem xét ưu tiên tiêm vắc xin cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao trong ngành hàng hải...
Trí Dũng
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắt
- ·Đà Nẵng sẽ xây dựng hệ thống giám sát du lịch thông minh
- ·Máy bay không người lái và 4 startup AI Việt gọi vốn đầu tư
- ·2 thủ phủ Tây Nguyên triển khai đô thị thông minh như thế nào?
- ·Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
- ·Johnny Dang phản bác Khoa Pug
- ·Bkav ra mắt 2 phiên bản tai nghe không dây cao cấp AirB, AirB Pro
- ·Xây dựng tiểu đô thị đại học thông minh đầu tiên tại Việt Nam
- ·Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- ·Năm 2022, Tuyên Quang từng bước xây dựng nền tảng công nghệ thành phố thông minh
- ·Yahoo xác nhận hơn 1 tỉ tài khoản đã bị đánh cắp năm 2013
- ·Hồ sơ chậm giải quyết, DN có thể liên hệ trực tiếp Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm
- ·Hợp tác xã Nông nghiệp số: "Soi sáng" nguồn gốc nông sản sạch
- ·Hóa đơn điện tử MobiFone Invoice đạt chuẩn của Tổng cục thuế
- ·Khai giảng khoá bồi dưỡng “Kỹ năng quay và dựng phim cho báo điện tử”
- ·SHB dành 1.100 tỷ đồng cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn
- ·Người chơi xổ số bày nhau “săn” Jackpot hơn 132 tỉ
- ·Thương mại điện tử Việt Nam khác thế nào với Amazon?
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai nền kinh tế tuần hoàn