【lịch thi đấu u20 hôm nay】Để duy trì "phép màu kinh tế" châu Á
Triển vọng lạc quan cho các nền kinh tế châu Á trong năm 2024 Cuộc chiến bảo vệ tiền tệ ở châu Á |
Tốc độ già hóa dân số ở châu Á ngày càng nhanh. |
Tại châu Á đang phát triển, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên khoảng 1,2 tỷ vào năm 2050, tương đương 1/4 dân số trong khu vực.
Aiko Kikkawa, nhà kinh tế cấp cao tại Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và là tác giả chính của báo cáo chính sách “Già hóa tốt ở châu Á” công bố trong tháng này, nhận xét: “Vấn đề này khá cấp bách và sẽ định hình lại nền kinh tế và xã hội của chúng ta”. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách cần phải tập trung vào các vấn đề như sức khỏe, đời sống sinh hoạt, an ninh kinh tế, sự tham gia của gia đình và xã hội, những việc cần phải làm nếu không muốn "phép màu kinh tế" châu Á sớm kết thúc.
Vấn đề lão hóa không thể được giải quyết đơn giản bằng cách tăng người nhập cư hoặc cải thiện lương hưu. Naohiro Ogawa, nhà nghiên cứu tại Viện Ngân hàng Phát triển châu Á, cho biết khoảng 80% dân số châu Á đang sống trong các xã hội có mức sinh dưới mức sinh thay thế. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây cũng công bố báo cáo cho biết tỷ lệ sinh con ở Hàn Quốc và Nhật Bản hiện thuộc hàng thấp nhất thế giới, lần lượt là 0,72 và 1,26.
Thực tế các xã hội châu Á đang chứng kiến không chỉ tỷ lệ sinh giảm và dân số già đi mà còn việc họ không tận dụng được nguồn nhân lực. Nhà nghiên cứu Ogawa cho rằng người cao tuổi là “nguồn lực chưa được khai thác”, và rằng đã đến lúc phải “đo lường lại tình trạng già hóa dân số, dựa trên khả năng nhận thức”, yếu tố theo ông là thường cao hơn độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc được đề xuất hiện nay. Ông Ogawa dẫn dữ liệu cho thấy rằng việc giữ chân người lao động lớn tuổi có thể giúp tăng thêm 1,4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của Nhật Bản. Hàn Quốc cũng ghi nhận con số tương tự, trong khi Trung Quốc và nhiều quốc gia khác có thể hưởng lợi từ chính sách này.
Về "cuộc chiến" giữa con người và máy móc - đầu tư vào tự động hóa để thay thế người lao động cao tuổi hay đầu tư nhiều hơn vào chăm sóc nguồn nhân lực và cải thiện năng suất, nhà kinh tế học Nhật Bản Jesper Koll lập luận rằng già hóa dân số có thể đóng vai trò vừa là chất xúc tác cho tái cơ cấu công nghiệp, vừa là sự chuyển giao tài sản khổng lồ từ người già sang người trẻ, từ đó cung cấp nguồn tài chính hoặc đầu tư trong tương lai. Theo quan điểm này, "phép màu kinh tế" châu Á vẫn chưa kết thúc mà chỉ đang thay đổi cách các xã hội giàu tài sản - đặc biệt là Nhật Bản và Trung Quốc - sử dụng nguồn lực để thúc đẩy một phép màu kinh tế mới dựa trên năng suất.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hoạt động đo lường góp phần nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
- ·Những ẩn số về COIVD
- ·Dấu hiệu cảnh báo bệnh tăng huyết áp
- ·Xuất khẩu
- ·Bộ KH&CN kiểm tra áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 tại Khánh Hòa
- ·Xuất khẩu dăm gỗ “tuột dốc”
- ·Hải Phòng cách ly 2 ca nghi nhiễm virus corona mới trở về từ Trung Quốc
- ·Bé gái 3 tuổi bị hóc dị vật suốt 2 tháng may mắn được cứu sống
- ·Giá vàng hôm nay 15/12: Giảm rồi tăng thẳng đứng khi lãi suất tại Mỹ đi lên
- ·Vụ 6 người ăn cá nóc bị ngộ độc ở Quảng Ngãi: Một người đã tử vong
- ·Tổng cục Thuế: Nhà cung cấp nước ngoài nộp thuế 3.944 tỷ đồng qua Cổng Thu thuế điện tử
- ·Hành động của tiếp viên trên chuyến bay chi viện tâm dịch COVID
- ·Ca thứ 15 nhiễm virus corona tại Việt Nam là bé gái 3 tháng ở Vĩnh Phúc
- ·Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng ngừa virus corona gây dịch viêm phổi cấp
- ·Sản xuất công nghiệp bật tăng mạnh trong tháng đầu năm 2024
- ·Cơ hội cho các gia đình mong con, hoàn cảnh khó khăn
- ·Chính sách cho nông dân: Đổi tư duy để nâng hiệu quả
- ·‘Bảo bối’ giúp người viêm đại tràng ăn Tết trọn vị
- ·GREENFEED được vinh danh trong top 100 doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2022
- ·Mỡ thừa sẽ tan biến đi đâu khi bạn giảm cân thành công?