【cược bóng đá uy tín】trò chuyện nhà khoa học Việt Nam có ảnh hưởng lớn với thế giới
PGS Nguyễn Xuân Hùng (thứ hai từ phải sang) và GS Nguyễn Đăng Hưng (thứ ba từ trái sang) cùng hội đồng giáo sư thẩm định luận án tiến sĩ ở ĐH Liège,òchuyệnnhàkhoahọcViệtNamcóảnhhưởnglớnvớithếgiớcược bóng đá uy tín Bỉ - Ảnh do GS Nguyễn Đăng Hưng cung cấp |
“Tôi có ấn tượng đặc biệt với Nguyễn Xuân Hùng. Không chỉ là nhà nghiên cứu khoa học giỏi, Hùng còn có niềm đam mê cháy bỏng, không màng quyền chức và danh lợi để sẵn sàng dấn thân đến cùng trên con đường học thuật”.
Đó là tâm sự của giáo sư Nguyễn Đăng Hưng về người học trò yêu của mình - PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, người vừa được vinh danh là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2014.
Lấy việc làm thay lời nói
Chúng tôi liên lạc với PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng. Anh rất vui, nhưng khiêm tốn xin không kể về bản thân. Anh nói rằng đời nghiên cứu khoa học của mình còn rất trẻ, đi sau nhiều thế hệ cha anh khác và có bao điều cần phải tiếp tục nghiên cứu, nên xin lấy việc làm cụ thể thay cho lời nói.
GS Nguyễn Đăng Hưng, người thầy của PGS Hùng, rất mến học trò mình ở đức tính khiêm tốn này. Theo ông, đó chính là tinh thần học thuật thật sự, và chỉ có tinh thần này mới tránh được cạm bẫy tiền bạc, danh ảo đang ngáng chân biết bao người có học hàm, học vị.
* Theo GS, điều gì đã giúp một nhà khoa học trẻ tuổi như PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng được bầu chọn là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2014?
- GS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG: Ngay khi mới nhận được tin vui, tôi đã nghĩ ngay Hùng rất xứng đáng. Phải nói là từ năm 2001, tôi đã dạy dỗ, gắn bó và luôn dõi theo bước chân người học trò đặc biệt này. Ai gần gũi với Hùng đều biết đây là con người thông minh, siêng năng và làm việc rất khoa học.
Nhưng tôi còn cảm nhận rõ sự đam mê khoa học trong con người này. Ngoài xã hội, tôi thấy có những người sử dụng học hàm, học vị của mình để tìm kiếm cơ hội thăng tiến quyền chức, chính trị và tiền bạc. Hùng cũng như một số học trò khác của tôi thể hiện rõ không màng đến những chuyện thế nhân thường tình đó.
* Có người nói muốn hiểu một học trò có thể nhìn vào hình ảnh người thầy và ngược lại. GS có thấy dấu ấn của mình trong con người PGS Hùng?
- Tôi gần gũi với Hùng cũng như 700 học viên khác trên đường học thuật thẳng thắn trong suốt 20 năm qua. Phải khẳng định rằng tôi không bao giờ bỏ qua hay chiếu cố, nương nhẹ cho những sự cố tình sai trái không đúng với tinh thần học thuật. Tôi từng rất buồn vì có học viên đã đạo luận án của tác giả khác rồi xin tôi “tha”. Nhưng tôi dứt khoát không là không.
Tôi nói rằng con đường khoa học của em sẽ tàn lụi, đen tối nếu tôi cho qua lỗi lầm này. Tôi hướng dẫn luận án tiến sĩ về ngành tính toán cơ học của Hùng rất nhẹ nhàng, vì em chủ động nghiên cứu với sự thông minh và niềm say mê thật sự. Người ta mất bốn năm nghiên cứu sinh, nhưng em chỉ có hơn hai năm.
Khi luận án được Hùng bảo vệ ở ĐH Liège, ban thẩm định gồm các GS Bỉ và tôi cũng làm việc nhẹ nhàng vì luận án quá xuất sắc. Đặc biệt, trước khi bảo vệ, Hùng đã có mười bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành uy tín và được độc giả khoa học quan tâm. Đây cũng là trường hợp rất hiếm vì thường người ta chỉ có thể có một vài bài. Hùng đã nhanh chóng thuyết phục được các GS thẩm định vốn rất khó tính.
Độc lập và phản biện
* Từ câu chuyện cuộc đời khoa học của PGS Hùng, ông có thể nhận định gì về tinh thần khoa học thời nay?
- Tôi biết một số nhà khoa học trẻ VN như Nguyễn Xuân Hùng đâu có nhiều điều kiện gì, nhưng họ vẫn mải mê dấn thân cho tâm huyết của mình. Theo tôi, khoa học là thượng tôn sự thật, soi sáng những gì đúng đắn, không chấp nhận sự khuất lấp, cúi đầu trước những gì sai trái. Những người làm khoa học luôn đề cao tự do học thuật.
Họ chỉ có một ông chủ duy nhất, một nhà quản lý duy nhất, đó chính là trí tuệ khoa học. Nói một cách cụ thể là nhà khoa học phải được làm chủ chính mình thì họ mới có thể làm việc tốt được. Tôi tin rằng nhà khoa học cứ hết mình với khoa học thì chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.
* Là người có nhiều năm quan sát, làm việc với các sinh viên quốc tế cũng như sinh viên VN, theo GS, đâu là điểm yếu của sinh viên VN?
- Điều tôi hay lưu tâm đến các học trò VN của mình nhất là tính thụ động và có thể thỏa hiệp với sai trái. Lối giáo dục từ chương, sao chép đã in vào đầu nhiều thế hệ sinh viên VN rằng những gì thầy dạy luôn đúng, cấp trên nói cấp dưới phải vâng lời.
Tinh thần khoa học là sự phản biện, sẵn sàng gạt bỏ cái cũ để chọn lựa cái mới đúng đắn hơn. Nhà khoa học đúng nghĩa là phải dám tranh luận... Sự thụ động, thỏa hiệp với cái sai sẽ làm tê liệt khoa học. Ngoài ra, ngoại ngữ vẫn đang là trở ngại rất lớn cho sinh viên lẫn nhà khoa học VN.
* Nếu cần có lời khuyên chân tình với những nhà khoa học trẻ như PGS Hùng, GS thường nói điều gì?
- Với Hùng thì tôi không cần phải có những lời này. Nhưng với một số bạn khác, tôi hay nói anh sẽ không làm khoa học được nếu không có sự độc lập. Khoa học rất cần tinh thần độc lập và nhất là tính trung thực, mà bài học về tính trung thực là sự khó dạy nhất. Không có tinh thần độc lập và tính trung thực, anh sẽ không bao giờ trở thành nhà khoa học được.
"Nhiều nhà khoa học Việt Nam đang sống và làm việc ở nước ngoài cũng đạt các danh hiệu, giải thưởng danh giá. Nhưng sống và nghiên cứu ở ngay nước nhà mà được như PGS Nguyễn Xuân Hùng là rất hiếm" GS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG |
Theo Infonet
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ông Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang trở thành tỷ phú USD
- ·Nỗ lực xuất khẩu vượt chỉ tiêu Quốc hội giao
- ·5 thói quen đầu độc gan người Việt thường mắc theo các chuyên gia
- ·Lãi suất còn “chông chênh”
- ·Bất ngờ, nhiều ngân hàng lớn giảm mạnh lãi suất trước Tết
- ·Quảng Ninh: Phát triển kinh tế cảng biển, du lịch
- ·Chưa tổ chức tiêm vắc xin Covid
- ·Nhiều tàu quốc tế cập cảng đầu năm mới
- ·Ông Trần Ngọc Hà bị miễn nhiệm chức danh cuối cùng tại VEAM
- ·3 lý do khiến dịch sởi ở TP.HCM lo ngại bùng trong năm nay
- ·Mâm cơm tất niên chiều 30 Tết: Những giá trị văn hóa được lưu truyền
- ·TP.HCM nói gì về việc các bệnh viện mổ tim thiếu thuốc ?
- ·Phát hiện loại ung thư gan mới ở trẻ em có hiệu quả điều trị kém
- ·Vụ ngộ độc Methanol: Nhóm sinh viên uống 5 lít rượu pha nước ngọt
- ·Giá chưa bằng cốc trà đá nhưng tăng ‘khủng khiếp’, đầu tư 100 triệu lãi gấp đôi trong 2 tuần
- ·Quảng Ninh: Phát triển kinh tế cảng biển, du lịch
- ·Phòng khám Đa khoa Tháng Tám khám chữa bệnh nhiều chuyên khoa
- ·Hải Phòng: Thu gần 1.563 tỷ đồng từ phí cảng biển
- ·Hà Nội tổ chức bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2019”
- ·Việt Nam “xắn tay” cùng “láng giềng” kiểm soát gỗ hợp pháp