【kqbd mls】Cơ cấu thu chi ngân sách đã được cải thiện tích cực
* PV: Ông đánh giá như thế nào về cơ cấu lại thu ngân sách thời gian qua?
- Ông Trần Hoàng Ngân: Thời gian qua, để thúc đẩy tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường, Quốc hội, Chính phủ đã nhiều lần thực hiện điều chỉnh chính sách thuế theo hướng miễn, giảm, hoãn, giãn tiến độ nộp thuế. Điều này đã làm giảm tỷ lệ động viên vào ngân sách so với GDP.
Tuy nhiên, cơ cấu thu NSNN đã được cải thiện theo hướng tích cực, đảm bảo tính ổn định, bền vững của NSNN. Nguồn thu từ khu vực sản xuất, kinh doanh trong nước đã tăng dần qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN. Thu nội địa cũng đã tăng dần, giai đoạn 2016 đến 2018 là khoảng 80%, tăng cao hơn nhiều so với các năm trước đó. Cơ cấu thu NSNN chuyển dịch tích cực là kết quả của các chính sách phù hợp nhằm tăng cường nội lực của nền kinh tế. Việc chuyển dịch cơ cấu thu cũng có nguyên nhân từ hội nhập quốc tế sâu rộng, thông qua việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.
Ông Trần Hoàng Ngân |
* PV: Thực hiện chủ trương tái cơ cấu NSNN, điều hành ngân sách đã bám sát dự toán, đề cao kỷ luật, kỷ cương, từ đó cơ cấu lại các khoản chi đầu tư, chi thường xuyên, bội chi và nợ công giảm mạnh. Nhận định của ông về vấn đề này như thế nào?
- Ông Trần Hoàng Ngân: Trong quá trình điều hành ngân sách, về cơ bản đã bám sát dự toán, quản lý ngân sách theo hướng ngày càng đề cao kỷ cương, kỷ luật tài chính, chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Thực hiện tái cơ cấu ngân sách, Quốc hội, Chính phủ đã chủ trương tiết kiệm triệt để chi thường xuyên, dành nguồn lực cao hơn cho chi đầu tư phát triển.
Từ đầu nhiệm kỳ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, năm 2016, nợ công duy trì mức rất cao, 63,7% GDP. Thời điểm đó, Quốc hội đã ban hành nhiều nghị quyết cơ cấu lại nền kinh tế, kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công và thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính. Trong đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội Nghị quyết số 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 25/2016/QH14 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020…
Chính vì vậy, trong những năm qua, cơ cấu trong chi NSNN đã có cải thiện đáng kể. Cụ thể, chi cho đầu tư phát triển đã tăng từ 24% lên đến gần 27% trong tổng chi NSNN.
Đặc biệt hơn, chi thường xuyên đang chiếm từ 65% trong tổng chi ngân sách, đã được kéo giảm còn 61% trong tổng chi, từ đó có nguồn để đảm bảo chi cho cải cách tiền lương, tăng bình quân khoảng 7%/năm. Đây là nỗ lực trong cả hệ thống chính trị của chúng ta, trong đó có Bộ Tài chính trong kéo giảm bội chi NSNN và nợ công. Đến nay, năm 2019 nợ công chỉ còn ở mức 56,1% GDP.
* PV: Đối với chi thường xuyên, những năm qua đã tiết kiệm, cắt giảm các nhiệm vụ chi không cần thiết để giảm mạnh chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách. Theo ông, các khoản chi thường xuyên có còn tiết giảm được nữa hay không và trong thời gian tới, cần có giải pháp nào để tiết kiệm triệt để khoản chi này?
- Ông Trần Hoàng Ngân: Tỷ trọng dự toán chi thường xuyên giảm dần (dự toán năm 2017 là 64,4%, năm 2020 dự kiến là 60,5%; mục tiêu kế hoạch là dưới 64%); trong khi vẫn bảo đảm nguồn thực hiện cải cách tiền lương tăng khoảng 7%/năm theo Nghị quyết của Quốc hội và các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, chính sách an sinh xã hội cấp thiết khác...
Những năm gần đây, dự toán chi thường xuyên giao cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã được xây dựng trên cơ sở yêu cầu sắp xếp lại tổ chức bộ máy, giảm biên chế, đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp, qua đó cơ cấu lại nguồn để ưu tiên bố trí thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội. Theo báo cáo của Chính phủ, dự kiến 5 năm (2016 - 2020) giảm chi thường xuyên do thực hiện các nhiệm vụ này của NSNN khoảng 27 - 28 nghìn tỷ đồng.
Nguồn chi ngân sách đã được Quốc hội kiểm soát, nên để có tiền thực thi cải cách tiền lương, nâng thu nhập của cán bộ công chức viên chức, chúng ta phải tiết kiệm và mạnh dạn cắt giảm các khoản chi không cần thiết như lễ hội, hội nghị… Trong thời gian tới, cần tiếp tục tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; đẩy mạnh cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công. Ngoài ra, đẩy mạnh thực thi chính quyền điện tử, tăng cường các hội nghị trực tuyến, góp phần giảm chi thường xuyên, từ đó có nguồn cải cách tiền lương, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức.
* PV: Theo ông, thời gian tới, cần làm gì để tiếp tục giữ vững kỷ luật ngân sách, chi tiêu hiệu quả từng đồng tiền thuế của dân?
- Ông Trần Hoàng Ngân: Dưới sự tăng cường giám sát của các cơ quan dân cử như Quốc hội, HĐND và các cơ quan Kiểm toán Nhà nước, cơ quan tài chính, kỷ luật NSNN đã được thực thi một cách nghiêm ngặt. Quốc hội đã giám sát một cách chặt chẽ nên chúng ta đã đạt được những thành công trong thời gian qua.
Cho nên, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần thực hiện nghiêm kỷ luật ngân sách theo đúng quy định của pháp luật. Cùng với đó, tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý ngân sách, tài sản công.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Minh Anh (thực hiện)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thị trường vận động tích cực trong ngắn hạn, VN
- ·Khi thể chế được “lo xa”
- ·Thành đoàn Dĩ An: Phát động đợt sinh hoạt “Nhớ về Bác
- ·6 tháng đầu năm 2022, GRDP Thái Bình tăng 9,49%
- ·Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 3 tới
- ·Lo áp lực cân đối hơn 84.000 tỷ đồng cho 3 dự án cao tốc mới
- ·Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam và các chỉ số thành phần
- ·Bích Tuyền thẳng thắn chia sẻ về đàn chị Thúy Vân, Nguyễn Thị Thành
- ·Vị trí Vinhomes Cổ Loa: 3 Lợi thế mang lại cơ hội đầu tư tốt
- ·Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2022
- ·Bảo vệ tài sản với vân tay, mã số và ứng dụng trên két sắt cao cấp Philips
- ·Phát động chủ đề công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2024
- ·Khánh thành nhà ở và làm việc của Đại đội Thông tin
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trồng vườn cây mắc ca ở Điện Biên
- ·Long An: Xây dựng Đề án đào tạo nguồn nhân lực ngành Công nghiệp bán dẫn
- ·Tân Hoa hậu Phạm Hương bị vây kín khi về đến Sài Gòn
- ·Doanh nghiệp liên tục thực hiện các thương vụ M&A trong bối cảnh khó khăn về vốn
- ·Đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT để hạ nhiệt giá xăng
- ·Chủ động phòng, chống hạn, xâm nhập mặn
- ·Thiết kế môn Lịch sử THPT bao gồm cả phần bắt buộc và lựa chọn