会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng a rập xê út】Khi thể chế được “lo xa”!

【bảng xếp hạng a rập xê út】Khi thể chế được “lo xa”

时间:2025-01-11 08:21:25 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:692次
Phiên họp thứ 10,ểchếđượbảng xếp hạng a rập xê út Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự kiến Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh năm 2022. Ảnh: Duy Linh

Linh hoạt, nhưng không dễ dãi

Tại Kỳ họp thứ ba (khai mạc ngày 23/5/2022 tới), Quốc hội khoá XV sẽ xem xét, quyết định một đề án rất đặc biệt, theo cách gọi của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh năm 2022. Đặc biệt ở chỗ, tại các kỳ họp Quốc hội, các đề án, dự ánthường do Chính phủ trình, còn dự kiến chương trình này lại do Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội.

Theo quy định, có rất nhiều chủ thể được trình luật, như Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể thành viên của Mặt trận và cả cá nhân đại biểu Quốc hội.

Những năm trước, đều có một số trong các chủ thể trên đề xuất dự án luật, có cả sáng kiến lập pháp của cá nhân đại biểu Quốc hội cũng đã được đưa vào chương trình chính thức.

Nhưng năm nay, mặc dù Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã đôn đốc, hướng dẫn từ sớm, nhưng không có cơ quan nào trình, ngoài Chính phủ. Mà Chính phủ trình tới 6 lần, với tổng số tài liệu là 8.348 trang, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết trong phiên họp tháng 4 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nhiều lần và 8.348 trang tài liệu, điều đó phần nào cho thấy sự vất vả của việc hoàn thiện thể chế, dù mới chỉ ở khâu chuẩn bị. Đành rằng, bấm nút thông qua các đạo luật là các vị đại diện cho dân ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội), nhưng con đường từ khi đề xuất được chấp nhận cho đến các bước sơ thảo, lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra... rồi được đồng ý đưa vào chương trình chính thức để trình Quốc hội không phải lúc nào cũng bằng phẳng, nếu không muốn nói là đầy chông gai.

Đơn cử, cuối tháng 3/2022, Chính phủ đề nghị bổ sung 3 dự án luật: Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở vào Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ ba (tháng 5/2022) và thông qua tại Kỳ họp thứ tư (tháng 10/2022).

Như vậy, có thể thấy, đây đều là những đạo luật rất cần được ban hành sớm, theo quan điểm của Chính phủ. Nhưng đề nghị này lại không dễ dàng nhận được cái gật đầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bởi khi xin ý kiến tại Quốc hội khoá XIV, đa số đại biểu chưa đồng ý với sự cần thiết ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, cũng như không đồng ý việc tách Luật Giao thông đường bộ và không đồng ý việc chuyển giao thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe khi tách luật.

Vì thế, khi ban hành kết luận dự kiến Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh năm 2022 cuối tháng 4 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn tiếp tục đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng văn bản báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về kết quả nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội khóa XIV về 3 dự án luật nói trên, đồng thời, chỉ đạo chuẩn bị báo cáo, xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền về các dự án luật này.

Sau khi có ý kiến đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, đề nghị Chính phủ chỉ đạo khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng 3 luật trên để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp tháng 5/2022 (nếu kịp) để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc bổ sung vào Chương trình.

Không hề dễ dàng, nhưng cũng cần phải nói rằng, trong kết luận này đã có sự "linh hoạt". Bởi theo quy định của pháp luật, đối với dự án luật, phải gửi đến các đại biểu Quốc hội trước khi kỳ họp khai mạc 20 ngày (trước ngày 3/5/2022), mà dự kiến ngày 11/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới bắt đầu phiên họp thứ 11 để quyết định có trình Quốc hội 3 dự án luật nói trên hay không.

Chưa kể, hiếm có năm nào, Chính phủ đề nghị điều chỉnh đến 17 nội dung trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như năm nay. Nhiều nội dung trong đó cũng đã được chấp nhận trình Quốc hội nhờ sự vào cuộc từ sớm, từ xa của lãnh đạo Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.

Bịt lỗ hổng "nhức nhối"

Không thể phủ nhận nỗ lực tạo dựng, hoàn thiện thể chế của cả cơ quan hành pháp và lập pháp trong những năm qua. Đặc biệt, hoàn thiện thể chế kinh tếthị trường định hướng XHCN là một chủ trương lớn của Đảng, tiếp tục được đề cập rõ hơn tại Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trong các chương trình kế hoạch hành động của Chính phủ, vấn đề này cũng luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành.

Những lĩnh vực cần được ưu tiên hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật, như đấu giá, đấu thầu, quản lý, sử dụng đất đai, tài chính, chứng khoán...

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8 
  • Ngày Tết: Uống nước giải khát hay uống hóa chất?
  • Tin cảnh báo nổi bật ngày 1/11:  Dùng chất cấm để chế biến chả
  • Chất lượng nước mắm: Người tiêu dùng cần biết mình đang ăn gì
  • Gương mẫu, trách nhiệm
  • Làm đẹp bằng vitamin E coi chừng hao phí tiền của lại vô tác dụng
  • Thực hư câu chuyện đèn sưởi nhà tắm phát nổ
  • 3 lý do bạn nên tẩy chay dép Crocs ‘thần thánh’
推荐内容
  • Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
  • Ăn một quả trứng mỗi ngày giảm nguy cơ đột quỵ?
  • Dược liệu Trung Quốc: Vừa dùng vừa lo rước bệnh
  • Toyota thu hồi xe Lexus tại Trung Quốc do lỗi túi khí
  • Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
  • Tin cảnh báo nổi bật: Sản xuất mứt bẩn chờ Tết 'bung' hàng