【soi kèo hải phòng】Ba thách thức cho nền kinh tế số trong AEC
Cơ hội cho nhiều đối tượng
Nền kinh tế số (hay còn gọi là nền kinh tế internet hoặc kinh tế mới) là một nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, công nghệ số là yếu tố cốt lõi trong vấn đề phát triển Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), đó là điều không chối cãi được khi ASEAN là khu vực có tính hội nhập cao.
Theo đó, AEC hình thành thị trường hơn 600 triệu dân, đứng thứ 2 thế giới về thu hút đầu tư, đứng thứ 3 toàn cầu về sử dụng internet, đến năm 2020, số lượng người dùng internet sẽ đạt 480 triệu so với 260 triệu người như hiện nay…
Báo cáo “Thúc đẩy AEC: Nền kinh tế số và dòng chảy tự do của dữ liệu” được công bố mới đây cũng chỉ ra, nếu kết hợp kinh tế số và AEC sẽ tạo ra thiên đường về kinh tế nhưng phải có sự chú trọng đúng đắn về chính sách. Kinh tế số mở ra cơ hội không chỉ cho doanh nghiệp lớn, người nước ngoài, người làm trong lĩnh vực tài chính mà còn cho cả người tiêu dùng, nhà sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, ngân hàng và nhà đầu tư địa phương.
Theo ông Jeff Pirie, Quản lý khu vực AEC ở Đông Nam Á và Singapore, xét về đối tượng doanh nghiệp, báo cáo chỉ ra rằng, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa ở ASEAN đang tạo ra 70% việc làm nhưng lại chỉ đóng góp khoảng 30% GDP trong khối, thua xa mức đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Liên minh châu Âu, 58%.
Vì vậy phát triển công nghệ số sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thuận tiện với chi phí thấp. Điều quan trọng đối với các quốc gia ASEAN là tạo lập được một môi trường, chính sách tốt cho phát triển công nghệ số.
Cũng nói về đối tượng này, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp siêu nhỏ rất quan tâm đến kỹ thuật số, tiềm năng ứng dụng của công nghệ số do không có nhiều nguồn lực như các doanh nghiệp lớn để quảng bán, mở rộng thị trường.
Đã có những doanh nghiệp nhỏ rất thành công trong việc ứng dụng công nghệ, internet. Ông Tuấn dẫm chứng về trường hợp của doanh nghiệp nhỏ ở làng Vũ Đại đã rất thành công khi sử dụng internet để bán cá kho đi khắp cả nước và bán ra cả nước ngoài. Quy mô của doanh nghiệp này đã tăng hàng trăm lần mỗi năm. Internet cũng đã giúp nhiều địa phương bán nông sản tới nhiều nơi.
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam nhìn nhận, nhờ trao đổi dự liệu qua internet, đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, giảm chi phí kinh doanh, quảng bá, thực hiện tốt các dịch vụ sau bán hàng…, người tiêu dùng thì được mua sắm toàn cầu.
Tạo môi trường số chung
Có thể thấy, tiềm năng phát triển kinh tế nhờ công nghệ số là rất lớn nhưng về mức độ áp dụng của ASEAN lại chưa thật sự tốt. Ông Stuart Schaag, cán bộ cấp cao Thương vụ Hoa Kỳ nhận xét: “Để khai thác tốt tiềm năng của nền kinh tế số rất cần tăng cường kết nối, đây là điều mà ASEAN chưa làm tốt nên chưa khai thác hết tiềm năng của nền kinh tế số”.
Dù thu lợi từ kinh tế số nhưng theo Đại sứ Michael Michalak, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ- ASEAN, vẫn còn những thách thức cần phải giải quyết và đó cũng là những vấn đề khá quan trọng mà tất cả các quốc gia trong ASEAN cần phải tìm cách vượt qua, đó là địa phương hóa dự liệu, bảo đảm an ninh mạng và bảo đảm tính riêng tư của dữ liệu.
“Hiện nay, các nước đang xây dựng cơ chế riêng về 3 vấn đề này. Đây cũng là điều doanh nghiệp cảm thấy bối rối, khó hiểu, giống như dựng lên thêm hàng rào cản cản trở về dòng chảy dữ liệu”, ông Michael Michalak nói.
Vị này nhấn mạnh thêm, sự tự do lưu chuyển dữ liệu là yếu tố nền tảng của nền kinh tế số. Vì vậy các chính phủ ASEAN cần đối thoại với nhau và với các đối tác để hài hòa chính sách, tạo ra một môi trường số chung, thống nhất, an toàn nhưng sự tự do lưu chuyển dữ liệu được bảo đảm.
Hơn nữa, yêu cầu địa phương hóa dữ liệu chẳng khác nào tự tách mình khỏi dòng chảy tự do thương mại. Điều quan trọng là cần hướng dẫn người sử dụng cần biết sử dụng thương mại điện tử an toàn, nếu cố gắng bảo vệ địa phương hóa dữ liệu đôi khi còn tạo ra tác hại lớn hơn.
Một vấn đề khác được một vị chuyên gia nêu ra là, thanh toán có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế số, đặc biệt là thanh toán xuyên biên giới. Vì vậy, các chính phủ cần cùng nhau tạo ra một môi trường pháp lý cho thanh toán thông thoáng hơn, an toàn hơn và cũng giúp các chính phủ quản lý thu thuế hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, một nghiên cứu về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của vị đại sứ nêu trên đã cho thấy, các nước ASEAN có những trình độ rất khác nhau về thương mại điện tử, song điều đáng mừng là các quốc gia tham gia TPP trong ASEAN đã chấp nhận các tiêu chuẩn cao của TPP và đang nỗ lực để thu hẹp khoảng cách, đạt được các tiêu chuẩn cam kết.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giá heo hơi hôm nay 8/9/2023: Nối tiếp đà tăng
- ·Amendments to ordinances on planning announced
- ·PM discusses Bạc Liêu province’s performance
- ·Administrative reforms needed to purge vested interest, corrupt elements: Minister
- ·Giá heo hơi hôm nay 12/4/2024: Giảm nhẹ ở miền Tây
- ·NA Office urged to conduct more reforms
- ·NA Office urged to conduct more reforms
- ·Administrative reforms needed to purge vested interest, corrupt elements: Minister
- ·Việt Nam được đánh giá cao trong các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu
- ·VN prioritise legal aid for the poor and vulnerable
- ·Giá vàng hôm nay 14/7: Tăng tiếp khi USD bị bán tháo
- ·NA Standing Committee wraps up 30th session
- ·Top legislator asks for stronger procuracy efforts to combat corruption
- ·Deputy PM, FM Phạm Bình Minh pays official visit to Laos
- ·Thúc đẩy mạnh mẽ công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
- ·NA Standing Committee convenes 30th session
- ·NA Chairwoman calls for stronger co
- ·Đà Nẵng should grow stronger, faster: Party Chief
- ·Khu vực FDI xuất siêu gần 14,1 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm
- ·Việt Nam National Assembly plays an active role in the implementation of SDGs