会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xép hạng c1】Cần đổi mới tư duy quản lý ngành điện!

【bảng xép hạng c1】Cần đổi mới tư duy quản lý ngành điện

时间:2024-12-23 14:09:54 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:959次

Mấy ngày qua,ầnđổimớitưduyquảnlýngànhđiệbảng xép hạng c1 báo chí lại được một phen "dậy sóng" với hóa đơn tiền điện trong những ngày nắng nóng cao điểm của tháng 6.

khi Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng giá điện ở nước ta còn thấp so với mặt bằng thế giới, đồng thời việc chia giá điện thành 6 bậc là cần thiết thì nhiều ý kiến cho rằng tư duy độc quyền, bán điện theo giá bậc thang đã lỗi thời trước nhu cầu chính đáng của người dân về mặt hàng đặc biệt này.

Giá điện bậc thang bất hợp lý

Trang www.globalpetrolprices.com thống kê giá điện sinh hoạt ở 126 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại thời điểm tháng 9/2019, nơi có giá điện sinh hoạt rẻ nhất là Venezuale (hoàn toàn miễn phí) và nơi có giá điện sinh hoạt cao nhất là Bermuda (9.474 đồng/kWh). Việt Nam có giá điện sinh hoạt thấp thứ 41 (1.877 đồng/kWh) trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có số liệu được nêu.

{ keywords}
 

Với một hộ gia đình có 4 người, chỉ sử dụng những thứ thiết yếu nhất (như thắp sáng, quạt mát, xem truyền hình, tủ lạnh, nấu cơm, đun nước,…), thì mỗi tháng tối thiểu cũng phải sử dụng đến 250 kWh điện. Theo biểu giá điện sinh hoạt hiện tại, số tiền phải trả là 549.000 đồng (bình quân 2.196 đồng/kWh).

Tuy nhiên, sang mùa nóng, nếu gia đình sử dụng thêm 1 máy điều hòa công suất 9000 BTU với thời gian 10 tiếng/ngày thì chỉ số điện sử dụng sẽ vào khoảng 500 kWh, số tiền phải trả là 1.322.000 đồng (bình quân 2.644 đồng/kWh).

Như vậy, với một hộ gia đình nhỏ thì giá điện sinh hoạt thực tế cao hơn giá bình quân là 319 đồng/kWh (tăng 17%) vào những tháng mát mẻ và 767 đồng/kWh (tăng 41%) vào những tháng hè.

Sự chênh lệch này còn cao hơn đối với các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện lớn do giá điện bậc thang của EVN.

Theo nhiều người, việc chia giá điện thành 6 bậc đi ngược lại quy luật cung – cầu trong phát triển kinh tế và hạn chế nhu cầu chính đáng của người dân về sử dụng các phương tiện kĩ thuật, công nghệ hiện đại phục vụ cuộc sống.

Theo ông Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam (được báo Lao Động trích dẫn) thì việc phân biểu giá điện thành 6 bậc đang bộc lộ nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn và nhu cầu chính đáng của người dân.

Đầu tư, phát triển thiếu đồng bộ

Theo Bộ Công thương, nhu cầu về điện ở Việt Nam tăng xấp xỉ 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, tạo ra sức ép lớn cho ngành điện về sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg khuyến khích phát triển các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn điện trước nhu cầu ngày một tăng cao.

Quyết định của Thủ tướng đã thu hút được nhiều đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo. Chỉ tính riêng 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận đã có 38 nhà máy điện gió, điện mặt trời với tổng công suất đạt 2.027 MWh. Dự kiến, đến cuối năm nay, công suất các dự án năng lượng tái tạo ở hai tỉnh này sẽ tăng lên 4.240 MWh.

Việc phát triển nóng các dự án năng lượng tái tạo lại gây ra hiện tượng “thừa điện, thiếu đường dây”, bắt buộc các nhà máy sản xuất điện phải cắt bớt nguồn cung. Rốt cuộc, các doanh nghiệp sản xuất vẫn khó bán điện, dân thì đói điện và EVN thì bán điện với giá 6 bậc gây khó cho người dân.

Lối đi nào cho ngành điện Việt Nam?

Để phát triển bền vững ngành điện thì phải đồng bộ ở ba khâu: sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

Đây là việc rất khó vì cần nguồn vốn đầu tư cao, lại không thể triển khai trong ngày một ngày hai.

Ngày 18/6/2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đây có thể là một giải pháp tốt cho ngành điện phát triển lâu dài, bền vững.

Nên chăng, nhà nước đầu tư và quản lý khâu truyền tải điện. Đây được xác định là tài sản cố định, có vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn lâu. Do đó cần nhà nước đầu tư và quản lý hệ thống truyền tải bao gồm lưới điện cao thế, trung thế, hạ thế.

Khâu sản xuất thì nên thu hút đầu tư rộng rãi đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Thông qua đấu thầu công khai, lựa chọn những đơn vị cung cấp điện và phân phối điện tốt nhất, giá cả phải chăng nhất. 

Khâu phân phối điện cũng nên đấu thầu công khai để chọn ra nhà quản lý, phân phối điện tốt nhât và hiệu quả nhất. Cần xóa bỏ vai trò độc quyền của EVN như hiện nay.

Với một hệ thống đồng bộ trong sản xuất, truyền tải và phân phối điện đồng bộ, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người dân, chắc chắn ngành điện Việt Nam sẽ phát triển bền vững, tránh được các sự cố không đáng có như thời gian vừa qua.

Độc giả Bảo Anh

Mời bạn đọc chia sẻ các ý kiến của mình về những vấn đề quan tâm theo địa chỉ: [email protected]. Trân trọng cảm ơn

Hóa đơn tiền điện và câu hỏi ‘EVN là ai?’

Hóa đơn tiền điện và câu hỏi ‘EVN là ai?’

Dòng bức xúc về hóa đơn tiền điện tăng cao vẫn tiếp tục nối dài khi báo chí phát hiện thêm nhiều trường hợp “sai sót” mới trong những ngày qua.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021
  • Becamex Bình Dương tự tin với lứa cầu thủ trẻ kế cận
  • Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư
  • Hà Nội: Xây dựng đường vành đai 4, tạo động lực phát triển mới cho vùng Thủ đô
  • Cafe chiều
  • Bình Định: Không để dịch Covid
  • Quảng Trị đề nghị Thủ tướng cho đầu tư PPP tuyến cao tốc Cam Lộ
  • Bệ đỡ cho hợp tác kinh tế, đầu tư Việt
推荐内容
  • Kể hay không việc đi quá 'giới hạn' với người cũ cho chồng?
  • Trungnam Group đóng điện đường dây 500kV cho dự án điện gió lớn nhất Việt Nam
  • Ước mơ trở thành trung tâm tài chính quốc tế của TP.HCM: Vì sao nhiều lần lỗi hẹn?
  • Bình Định thống nhất chi gần 800 tỷ đồng đầu tư tuyến đường phía Tây huyện Vân Canh
  • Căn hộ nhỏ 'cứu' nhiều ước mơ lớn
  • Bước chạy đà thuận lợi cho tuyến metro số 3 Hà Nội