【anh vs north macedonia】Giao đầu mối chuẩn bị đầu tư Dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống
Tĩnh không của cầu Đuống (nối quận Long Biên với huyện Gia Lâm) thấp,đầumốichuẩnbịđầutưDựánnângcấptuyếnvậntảithủysôngĐuốanh vs north macedonia ảnh hưởng đến việc đi lại của tàu thuyền. Ảnh: Đỗ Tâm. |
Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 1128/QĐ – BGTVT về việc giao nhiệm vụ tổ chức lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tưdự ánnâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt Đuống) dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.
Theo đó, Bộ GTVT giao Ban Quản lý dự án 6 tổ chức lập báo cáo đề xuất 2 chủ trương đầu tư dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt Đuống) dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; thời gian thực hiện là năm 2021.
Ban Quản lý dự án 6 được yêu cầu có trách nhiệm tận dụng toàn bộ các kết quả đã nghiên cứu (nếu có) và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án.
Trước đó, vào đầu tháng 3/2020, Bộ GTVT đã từng đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét tách riêng Dự án nâng cấp tĩnh không cầu Đuống đường sắt để đầu tư trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và chỉ đạo UBND TP Hà Nội bố trí nguồn lực để thực hiện đồng thời Dự án xây dựng cầu Đuống đường bộ mới phục vụ giao thông đường bộ trên tuyến Quốc lộ 1 cũ đảm bảo đồng bộ với Dự án cầu đường sắt.
Bộ GTVT dự kiến đầu tư khoảng 360 tỷ đồng để nâng nhịp thông thuyền cầu Đuống đảm bảo chuẩn tắc sông cấp 2 (tĩnh không 9,5 m, bề rộng 50m). Để tránh gián đoạn đường bộ trong thời gian nâng/hạ nhịp, cần xây dựng cầu đường bộ mới cách cầu hiện tại về phía hạ lưu khoảng 100 m theo quy hoạch với chi phí khoảng 850 tỷ đồng.
Được biết, việc nghiên cứu xây dựng cầu Đuống nằm trong Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1, Yên Viên - Ngọc Hồi. Dự án tuyến đường sắt này đã hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi, tuy nhiên trong bước nghiên cứu khả thi đoạn tuyến từ Hà Nội đến Gia Lâm và kéo dài đến Yên Viên (trong đó có Cầu Đuống) được phân kỳ đầu tư vào các giai đoạn sau của Dự án. Đồng thời, theo Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và căn cứ Luật Thủ đô năm 2012, dự kiến trong giai đoạn đến năm 2020, UBND TP Hà Nội triển khai xây dựng cầu Đuống mới để đáp ứng nhu cầu giao thông trên Quốc lộ 1.
Ngoài phương án được đề xuất, Bộ GTVT cũng đã tính đến việc xây dựng cầu đường sắt mới tại vị trí cầu tương ứng với nghiên cứu của tuyến đường sắt đô thị số 1.
Theo phương án này sẽ xây dựng cầu mới, tĩnh không cầu đảm bảo thông thuyền vừa đảm bảo phù hợp trắc dọc tuyến đường sắt trong tương lai nên phải đầu tư đồng bộ đường hai đầu cầu và một phần thuộc ga Yên Viên Bắc. Tổng mức đầu tư cầu đường sắt dự kiến khoảng 1.700 tỷ đồng (trong đó phần tuyến khoảng 300 tỷ đồng, cầu khoảng 500 tỷ đồng và ga khoảng 900 tỷ đồng). Xây dựng cầu đường bộ mới cách cầu hiện tại về phía hạ lưu khoảng 100m theo quy hoạch, cầu đường bộ dự kiến khoảng 850 tỷ đồng.
Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, vận tải thủy nội địa chủ yếu thông qua các Hành lang đường thủy số 1 (Quảng Ninh - Việt Trì qua sông Đuống), Hành lang đường thủy số 2 (Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình qua sông Luộc) và Hành lang đường thủy số 3 (Hà Nội - Lạch Giang từ cửa Lạch Giang qua sông Ninh Cơ, sông Hồng).
Hành lang đường thủy số 1 dài 250 km qua sông Đuống, bắt đầu từ Quảng Ninh tới cảng Việt Trì trên sông Lô đã được đầu tư, nâng cấp, luồng tàu cơ bản đạt cấp II cho tàu đến 800 tấn có thông số kỹ thuật phù hợp lợi dụng thủy triều để hành thủy. Đây là tuyến vận tải thủy quan trọng trong lưu thông hàng hóa, đặc biệt là hàng container, các loại hàng rời như vật liệu xây dựng, a pa tít, phân bón… từ khu vực cảng biển Quảng Ninh, Hải Phòng đến tỉnh Phú Thọ cùng các tỉnh lân cận và ngược lại. Hiện nay, một số doanh nghiệp cảng đã khai thác thử nghiệm tuyến vận tải container kết nối tới cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh.
Trên hành lang này hiện có cầu Đuống được xây dựng từ năm 1902 với công năng kết hợp giao thông đường bộ và đường sắt (tuyến Hà Nội - Đồng Đăng), có tĩnh không thấp, chỉ đạt 2,8 m tại thời điểm nước cao; bề rộng khoang thông thuyền nhịp giữa chỉ khoảng 26 m. Do vậy, chỉ tàu trọng tải đến 600 tấn, sà lan chở container sức chở 24 TEU (chỉ xếp được 2 lớp) mới lưu thông được qua cầu với điều kiện phải chờ nước xuống, gây ùn ứ, tắc nghẽn, làm tăng thời gian, chi phí vận tải bằng đường thủy của các tỉnh phía Bắc đến cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Lập di chúc thế nào mới đúng pháp luật?
- ·Tổ chức hơn 10.000 cuộc tuyên truyền văn bản pháp luật cho người dân
- ·Nóng sốt với bất động sản nghỉ dưỡng Phan Thiết – Bình Thuận
- ·Những lý do khiến bất động sản khu Tây trở thành điểm vàng, tầm ngắm mới của giới đầu tư
- ·Bán thuốc giả có thể chịu mức hình phạt cao nhất
- ·Bất động sản TP.HCM: Rộn ràng kế hoạch khai Xuân
- ·Vận chuyển đá gây ô nhiễm môi trường!
- ·Ông Nguyễn Trần Nam đề xuất miễn thuế cho quỹ đầu tư bất động sản
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 1/2015
- ·Mong có tiền mổ tim để làm việc phụ giúp vợ con
- ·17 tuổi uống rượu lái xe: Phạt thế nào?
- ·Chuyện nghịch lý ở xã An Linh, Phú Giáo: Nước sạch chỉ dùng để tắm giặt!?
- ·Năm 2018, tỷ lệ người dân phải lót tay khi xin cấp sổ đỏ là 15%
- ·M&A lĩnh vực bất động sản: Lạc quan trong 12 tháng tới
- ·Về việc xóa án tích
- ·Ngay đầu năm 2019 tin vui đã tới với các chủ đầu tư dự án BT
- ·Thương hiệu khách sạn Mikazuki đến Đà Nẵng
- ·Đừng để những vụ tai nạn giao thông đau lòng tiếp diễn!
- ·Không dám chạm vào vợ vì sợ lây... ung thư
- ·Năm 2018, tỷ lệ người dân phải lót tay khi xin cấp sổ đỏ là 15%