会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số pháp hôm nay】Đầu tư 12.906 tỷ đồng vào cao tốc; 1.100 tỷ đồng vào cảng tổng hợp quốc tế!

【tỷ số pháp hôm nay】Đầu tư 12.906 tỷ đồng vào cao tốc; 1.100 tỷ đồng vào cảng tổng hợp quốc tế

时间:2025-01-09 08:28:43 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:308次

Đó là hai trong số những thông tin đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.

Thách thức lớn khi giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng

Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,Đầutưtỷđồngvàocaotốctỷđồngvàocảngtổnghợpquốctếtỷ số pháp hôm nay5%, tốc độ tăng trưởng 2 quý cuối năm phải đạt trên 7%. Đây là thách thức rất lớn bởi các yếu tố khó khăn, rủi ro vẫn còn nhiều.

Dự báo tăng trưởng kinh tếsẽ phục hồi trong những tháng cuối năm

“Chúng ta thống nhất chưa thay đổi mục tiêu đã đề ra và thống nhất với 2 kịch bản tăng trưởng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng”, đó là thông điệp được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ 6 tháng diễn ra vào tuần qua. Quyết tâm của Thủ tướng và các thành viên Chính phủ là có cơ sở, bởi để đưa ra kiến nghị giữ nguyên các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phân tích trên nhiều yếu tố.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam của các tổ chức quốc tế vẫn lạc quan. Bên cạnh đó, cơ hội và dư địa tăng trưởng kinh tế còn lớn đến từ: Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII mới được thông qua, tạo khí thế mới, động lực mới; nước ta cơ bản kiện toàn bộ máy, hoàn thành công tác nhân sự.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, các đối tác thương mại, đầu tư quan trọng phục hồi nhanh là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu; khu vực dịch vụ, du lịch có thể tạo sức bật lớn trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát; cân đối ngân sách nhà nước được bảo đảm, một số chỉ số như CPI, thất nghiệp cho thấy còn dư địa để thực hiện chính sách hỗ trợ…

Do vậy, trước mắt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị giữ nguyên các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ở mức cao nhất. Theo đó, kịch bản tăng trưởng kinh tế được xây dựng theo hướng tập trung kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ, duy trì sản xuất, kinh doanh trong quý III/2021, tạo nền tảng để đẩy mạnh tăng trưởng trong quý IV/2021 do nhu cầu thường tăng cao vào thời điểm cuối năm và đề xuất 2 kịch bản.

Cụ thể, với kịch bản 1, trong trường hợp Covid-19 ở Việt Nam cơ bản được khống chế trong tháng 7/2021, không có các ổ dịch lớn tại các khu công nghiệp và các tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế không bị giãn cách xã hội, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng Quốc hội đề ra là 6%. Trong đó, quý III tăng 6,2%; quý IV tăng 6,5%.

Kịch bản 2 lạc quan hơn, đặt trong trường hợp Covid-19 ở Việt Nam cơ bản được khống chế trong tháng 6/2021, không có các ổ dịch tại các khu công nghiệp và các tỉnh, thành phố không bị giãn cách xã hội, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng theo Nghị quyết 01/NQ-CP là 6,5%. Với kịch bản này, quý III dự kiến tăng 7%; quý IV tăng 7,5%.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, các kịch bản trên được đưa ra trên cơ sở số liệu thực hiện 6 tháng đầu năm 2021, với ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế là 5,64% so với cùng kỳ năm 2020.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế nhận định, do đại dịch tác động ít nhất đến 9 lĩnh vực khác nhau của kinh tế Việt Nam, nên năm nay, đạt được mức tăng trưởng 6,5% là cực kỳ khó. Dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ phục hồi trong những tháng cuối năm và cả năm 2021 có thể đạt mức 6,1 - 6,3%, ông Lực cho rằng, tăng trưởng năm nay vượt một chút so với chỉ tiêu của Quốc hội đề ra (tăng trưởng GDP 6%) “cũng là thành công”.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhận định, rủi ro, thách thức vẫn còn đến từ các biến chủng mới của Covid-19; lạm phát, giá cả có khả năng tăng cao đến hết năm 2021; nợ công và nợ doanh nghiệp gia tăng tại một số nền kinh tế mới nổi và các quốc gia đang phát triển; chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, căng thẳng chính trị, thương mại giữa các quốc gia lớn.

Trong nước, khó khăn, thách thức, rủi ro còn nhiều, nhất là khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đe dọa trực tiếp tới sản xuất công nghiệp ở các tỉnh Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Hồng; mùa du lịch đã qua tháng 6 trong khi mùa mưa bão đã đến.

Theo kịch bản 2 nêu trên, để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong cả năm như đã đề ra, theo tính toán, tăng trưởng 6 tháng cuối năm đều phải đạt hơn 7%. Đây là một con số rất áp lực trong bối cảnh diễn biến Covid-19 còn phức tạp và nguồn cung vắc-xin còn hạn chế.

EuroCham nhận định, thực hiện chiến lược vắc-xin là tiền đề giúp Việt Nam khôi phục và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cần tiếp tục áp dụng các chính sách bảo đảm an toàn vĩ mô và lưu ý, đợt bùng dịch Covid-19 thứ tư đang gây ra những nguy cơ đáng kể đối với khả năng phục hồi bền vững của Việt Nam.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải ưu tiên tiêm vắc-xin cho công nhân và giữ cho dịch bệnh không lây lan vào các doanh nghiệp, khu công nghiệp. “Đẩy mạnh tiêm chủng và giữ cho dịch không bùng phát là nhân tố quan trọng để tăng trưởng”, ông Hiếu nhấn mạnh.

TS. Hiếu cho rằng, từ nay đến cuối năm, Việt Nam phải đạt được ít nhất 30% dân số được tiêm chủng và tăng tỷ lệ này lên 70-80% vào năm 2022 để tạo ra miễn dịch cộng đồng, có như vậy mới có thể khống chế được dịch bệnh để ổn định sản xuất.

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, phòng chống Covid-19 là nhiệm vụ phải tập trung trong thời điểm hiện nay trên phạm vi toàn quốc và ở một số địa phương. Nêu rõ thông điệp phải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành công chiến lược vắc-xin, Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh nguồn cung vắc-xin trên toàn cầu rất khan hiếm từ nay đến tháng 9, phải tiếp cận, mua vắc-xin một cách bình đẳng, nhanh nhất, nhiều nhất có thể, đồng thời tổ chức điều phối phù hợp với tình hình; thúc đẩy chuyển giao công nghệ và nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước; tổ chức tiêm vắc-xin hiệu quả, kịp thời.

Thủ tướng cũng yêu cầu phải điều hành hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác, vừa giữ ổn định vĩ mô, vừa thúc đẩy phát triển, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. “Kịch bản nào thì cũng phải cố gắng rất nhiều với các giải pháp khả thi, hiệu quả, mới có thể đạt được”, Thủ tướng nêu rõ.

Với quyết tâm phấn đấu thực hiện được mục tiêu tăng trưởng, dự kiến thời gian tới, Chính phủ sẽ bàn chuyên đề riêng về huy động các nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển, giải quyết và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy hợp tác công tư trên tất cả các lĩnh vực, nhất là trong đầu tư phát triển hạ tầng chiến lược; tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách trong giải ngân vốn ODA.

Bình luận về tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, mức tăng tưởng 5,64% thấp hơn so với dự báo đầu quý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là 5,8%, nhưng vẫn rất đáng khích lệ trong bối cảnh 6 tháng qua xảy ra 2 đợt dịch tương đối nặng so với năm 2020, dù chúng ta đã điều chỉnh chiến lược về kiểm soát dịch bệnh được tốt hơn.

Cần Thơ thu hút vốn FDI đứng thứ 3 cả nước trong 6 tháng đầu năm 2021

Sắp tới, TP. Cần Thơ sẽ thành lập Trung tâm hành chính công nhằm giải quyết các thủ tục hành chính nhanh, gọn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Trong 6 tháng đầu năm nay, TP. Cần Thơ thu hút 2 Dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký là 1.315 triệu USD, đứng thứ 3 cả nước (sau Long An với trên 3,5 tỷ USD và TP.HCM với trên 1,4 tỷ USD). Đây là lần đầu tiên TP. Cần Thơ lọt vào nhóm địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI. 

Vốn FDI của Cần Thơ thu hút đầu tư trong 6 tháng đầu năm nay chủ yếu thuộc Dự ánNhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản) có tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD, với mục tiêu xây dựng một nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho lưới điện khu vực và hệ thống điện quốc gia tại Cần Thơ.

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết, sắp tới thành phố sẽ thành lập Trung tâm hành chính công nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn

Tính đến nay, trên địa bàn TP. Cần Thơ có 83 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư 2,047 tỷ USD, vốn thực hiện gần 500 triệu USD, chiếm tỷ lệ 24,4% tổng vốn đăng ký.

Về phát triển doanh nghiệp, theo UBND TP. Cần Thơ, lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, thành phố cấp mới đăng ký kinh doanh 840 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 10.229 tỷ đồng, tăng 14,3% về số doanh nghiệp và tăng 2,1 lần về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết, thời gian qua thành phố đã tích cực cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư đến nghiên cứu, khảo sát tìm kiếm cơ hội đầu tư tại địa phương.

Nhằm tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thu hút đầu tư, ông Trần Việt Trường thông tin, sắp tới, thành phố sẽ thành lập Trung tâm hành chính công nhằm giải quyết các thủ tục hành chính nhanh, gọn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Trung tâm này sẽ phối hợp chặt chẽ và tích hợp với Trung tâm Chỉ huy điều hành thông minh của thành phố để mọi thông tin liên quan tới công tác chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố sẽ được cập nhật lên hệ thống thông tin này, giúp người dân có thể giám sát các hoạt động của chính quyền thành phố.

Bình Định: Thông qua chủ trương đầu tư loạt dự án

Hơn 10 dự án được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định thông qua chủ trương đầu tư, các dự án này thuộc lĩnh vực hạ tầng, giáo dục, y tế..

Ông Nguyễn Thành Hải, Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Bình Định cho biết, 11 tờ trình của UBND tỉnh trình kỳ họp HĐND vừa qua đã được các đại biểu thông qua 100%. Cụ thể các tờ trình về: Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án (DA) xây dựng tuyến đường ven biển (ĐT 639) đoạn từ QL 1D - QL 19 mới; phê duyệt chủ trương đầu tư DA xây dựng tuyến đường tránh phía Nam thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn); phê duyệt chủ trương đầu tư DA đập dâng Hà Thanh 1 (huyện Vân Canh); phê duyệt chủ trương đầu tư DA xây dựng cơ sở hạ tầng cảng cá Tam Quan, TX Hoài Nhơn.

Bệnh viện Đa khoa Bồng Sơn sẽ được nâng cấp, mở rộng

Về lĩnh vực y tế, theo ông Hải, HĐND tỉnh cũng đã thông qua việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn (phần mở rộng), hạng mục Khu điều trị hệ Ngoại, Sản, Phẫu thuật gây mê hồi sức và các hạng mục phụ trợ. Đồng thời, lĩnh vực giáo dục có DA đầu tư, xây dựng các Trường THPT được di chuyển, sắp xếp lại theo quy hoạch giai đoạn 2021 - 2025 (Hạng mục: Trường THPT Nguyễn Hữu Quang, Trường THPT Phan Bội Châu).

Ngoài ra, HĐND tỉnh cũng thống nhất điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư DA tuyến đường kết nối từ trung tâm TX An Nhơn đến đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại; điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư DA tuyến đường kết nối với đường ven biển (ĐT 639) trên địa bàn TX Hoài Nhơn; điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư DA tuyến đường kết nối từ đường phía Tây tỉnh (ĐT 638) đến đường ven biển (ĐT 639) trên địa bàn huyện Phù Mỹ; điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư DA đập dâng Phú Phong (huyện Tây Sơn); điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư DA tuyến đường ven biển (ĐT 639), đoạn từ cầu Lại Giang đến cầu Thiện Chánh.

“Các nghị quyết chuyên đề thông qua tại kỳ họp sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để UBND tỉnh hoàn thiện các thủ tục trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định và tổ chức triển khai thực hiện, phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh giai đoạn 2021 – 2025”.

Theo Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định ông Hồ Quốc Dũng, từ các nghị quyết mà HĐND thông qua, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng hoàn thiện hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Đồng thời, để kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bình Định đảm bảo tính thực thi và đạt hiệu quả cao nhất, đề nghị UBND tỉnh tiếp tục rà soát, điều chỉnh sau khi Quốc hội quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn cả nước, trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất của HĐND tỉnh; tiếp tục rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn phần ngân sách địa phương để trình HĐND tỉnh trong kỳ họp sắp tới làm cơ sở để các ngành và địa phương triển khai thực hiện.

Sẽ có 5 doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, tầm cỡ khu vực

 “Có ít nhất 5 tập đoàn, tổng công ty nhà nước quy mô lớn, tầm cỡ khu vực và quốc tế vào năm 2030” là mục tiêu được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đề xuất.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị các doanh nghiệp trực thuộc hoàn thành xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 trong năm 2021. Ảnh: Đức Thanh

Theo Tờ trình về Chiến lược Tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2035 vừa được ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban trình Thủ tướng Chính phủ, trong số 19 tập đoàn, tổng công ty do mình quản lý, Ủy ban đã đưa ra danh sách các đơn vị có tiềm năng, lợi thế phát triển thành các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quy mô lớn, mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài, có tính tự chủ, khả năng cạnh tranh khu vực cao.

Đó là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA), Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Từ những doanh nghiệp này, Ủy ban đặt mục tiêu có ít nhất 5 tập đoàn, tổng công ty nhà nước quy mô lớn, tầm cỡ khu vực và quốc tế theo các tiêu chí quốc tế.

Ba nhiệm vụ chiến lược khác trong Chiến lược Tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc Ủy ban giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2035 là tập trung nguồn lực các doanh nghiệp để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cùng nghiên cứu mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong một số ngành, lĩnh vực có thể mạnh trên cơ sở bảo đảm hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Ủy ban đã đưa ra 3 giải pháp chung với nhiều gạch đầu dòng. Đáng chú ý trong số này, nhu cầu vốn trong giai đoạn 2021-2025 là 1.523.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển. Nhu cầu vốn này được chờ đợi từ việc đẩy mạnh việc sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn. Ngoài ra, Ủy ban sẽ thực hiện điều tiết, hỗ trợ doanh nghiệp.

Đối với các Dự án trọng điểm quốc gia như Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các nhà máy điện khí, hệ thống đường ống dẫn khí…, phương hướng đề ra là xây dựng cơ chế hợp vốn, hợp tác phù hợp với nguồn lực, thế mạnh của các tập đoàn, tổng công ty.

Ủy ban cũng đặt ra kế hoạch nghiên cứu nguồn tài chính để thực hiện việc cấp vốn thành lập mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, bổ sung vốn điều lệ, thực hiện đầu tư tăng vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần…

Theo hướng này, nguồn vốn đầu tư sẽ được bố trí từ cân đối trong khoản thu ngân sách nhà nước từ cổ phần hóa, sắp xếp, thoái vốn nhà nước và từ tích lũy cổ tức, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp do Ủy ban và SCIC làm đại diện chủ sở hữu.

Trong giai đoạn 2017-2020, Ủy ban có 6 tập đoàn, tổng công ty và 41 doanh nghiệp cấp 2 phải tiến hành cổ phần hóa, nhưng tiến độ thực tế rất chậm khi chỉ có 6 doanh nghiệp cấp 2 hoàn thành cổ phần hóa. Nguyên nhân được cho là do trình tự, thủ tục, nội dung phương án sử dụng đất, việc xác định giá trị lợi thế chưa rõ ràng và cụ thể.

Công tác rà soát, phân loại xây dựng, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất, kiểm kê tài sản hay xác định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa mất nhiều thời gian, do các doanh nghiệp có quy mô lớn, đất đai nhiều và phải chờ Kiểm toán Nhà nước kiểm toán lại trước khi công bố.

Việc xử lý các tồn tại, yếu kém của 12 dự án trong ngành công thương cũng rất chơi vơi, khi tiến độ xử lý không đạt mục tiêu đề ra, dù Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đã có nhiều cuộc họp liên quan.

Tới nay, cũng mới chỉ có duy nhất Chiến lược phát triển EVN đến năm 2030 được phê duyệt, còn lại các tập đoàn, tổng công ty đang trong giai đoạn dự thảo, hoàn thiện.

Để Chiến lược trên được hiện thực, Ủy ban đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các cơ quan liên quan như hoàn thiện các quy định về pháp luật đầu tư cho đầy đủ và đồng bộ theo hướng đơn giản hóa thủ tục, phân quyền chủ động và cơ chế chịu trách nhiệm của chủ đầu tư, chuyển từ tư duy tiền kiểm sang hậu kiểm.

Bộ Tài chínhđược giao xây dựng và hoàn thiện cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp; có cơ chế loại trừ với các hoạt động mang tính công ích của doanh nghiệp, các dự án đầu tư trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu khoa học; hướng dẫn Ủy ban về nguồn tài chính cho hoạt động đầu tư.

Các doanh nghiệp trực thuộc cũng được Ủy ban đề nghị hoàn thành xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch sản xuất - kinh doanh, đầu tư phát triển 5 năm trong năm 2021. Đồng thời, phải tập trung tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn có hiệu quả; đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp; xử lý dứt điểm các tồn tại, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án đang dở dang, chậm tiến độ đã kéo dài nhiều năm.

Đắk Nông sẽ cắt giảm vốn những dự án chậm giải ngân

Tỉnh Đắk Nông đặt mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư năm 2021, sẽ cắt giảm vốn đối với những dự án chậm giải ngân.

Theo UBND tỉnh Đắk Nông, trong năm 2021, nguồn vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh là 2.086 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực đầu tư phát triển được chi trực tiếp là 1.943 tỷ đồng.

Tiến độ giải ngân tại các Dự án đang chậm so với mục tiêu. Tính đến ngày 15/6, tỉnh Đắk Nông mới giải ngân được 405 tỷ đồng, đạt 20,9%. Trong đó, nguồn ngân sách địa phương giải ngân 257 tỷ đồng, đạt 31,4%; nguồn ngân sách Trung ương thực hiện 117 tỷ đồng, đạt 14,9%; nguồn ODA thực hiện 30,4 tỷ đồng, đạt 9%. Kết quả này giảm 2% so với cùng kỳ năm 2020 và thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung của cả nước.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông, Sở đã thành lập Đoàn liên ngành kiểm tra thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư năm 2021; tìm hiểu khó khăn, vướng mắc của từng dự án, công trình. Trên cơ sở này, đơn vị đề xuất chủ trương, giải pháp trọng tâm, nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giải ngân vốn . Đơn vị sẽ tham mưu UBND tỉnh cắt giảm kế hoạch vốn năm 2021 đối với dự án chậm tiến độ và giải ngân vốn.

Tỉnh Đắk Nông đặt mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư trong năm 2021.

Trước đó, UBND tỉnh Đắk Nông đã có công văn đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai hiệu quả kế hoạch đầu tư công năm 2021. Theo đó, tỉnh Đắk Nông đặt mục tiêu phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2021 và các nguồn vốn chuyển nhiệm vụ chi từ năm 2020, quyết tâm không để Trung ương điều chuyển vốn, hủy dự toán.

UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu, đến ngày 30/6/2021, những dự án đã quyết toán hoàn thành được bố trí kế hoạch vốn năm 2021 mà không giải ngân hết sẽ điều chuyển vốn cho các dự án khác. Đối với dự án khởi công mới năm 2021, đến hết tháng 9/2021 tỷ lệ giải ngân đạt dưới 60% kế hoạch, đến hết tháng 10/2021 tỷ lệ giải ngân đạt dưới 70% kế hoạch sẽ tiến hành cắt giảm vốn.

Ngoài ra, đối với dự án chuyển tiếp, đến hết tháng 6/2021, tỷ lệ giải ngân đạt dưới 70%; đến hết tháng 9/2021 giải ngân đạt dưới 80% kế hoạch sẽ cắt giảm để bổ sung dự án khác.

Bình Định: Đề xuất bổ sung cảng biển Long Sơn vào hệ thống cảng biển Việt Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ông Nguyễn Tự Công Hoàng vừa ký văn bản trình Bộ GTVT và Cục Hàng hải Việt Nam, kiến nghị bổ sung Cảng tổng hợp quốc tế Long Sơn tại xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ) vào Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung bộ; đồng thời bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo lý giải của UBND tỉnh Bình Định, việc đề xuất bổ sung và quy hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương, đồng thời, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư khi mà trước đó, UBND tỉnh Bình Định đã thống nhất chủ trương cho Công ty TNHH Long Sơn khảo sát, nghiên cứu lập Dự án đầu tư nhà máy liên hiệp sản xuất gang thép Long Sơn và cảng tổng hợp quốc tế Long Sơn tại xã Mỹ An (PhùMỹ).

Dự kiến, Dự án Cảng tổng hợp quốc tế Long Sơn tại Phù Mỹ có diện tích khoảng 343 ha, trong đó 140 ha mặt nước, xây dựng 14 bến cảng từ 50.000 - 250 nghìn tấn, đáp ứng nhu cầu bốc xếp 29,5 triệu tấn hàng hóa tổng hợp/năm. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 8.890 tỷ đồng.

Đồng thời, UBND tỉnh Bình Định tiếp tục đề nghị Bộ GTVT và Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, điều chỉnh đưa cảng Đề Gi và cảng Tam Quan ra khỏi Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung bộ giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cũng liên quan đến các dự án cảng biển, đầu tháng 7/2021, ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã ký văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nâng cấp bến số 1 cảng Quy Nhơn của Công ty CP cảng Quy Nhơn (ở P.Hải Cảng, TP.Quy Nhơn, Bình Định).

Theo đó, bến số 1 sẽ được mở rộng ra phía khu nước trước bến hiện tại thêm 35 m (tổng chiều dài bến sau khi nâng cấp là 480 m), đảm bảo tiếp nhận đồng thời 2 tàu tổng hợp, container 30.000 DWT đầy tải. Kết cấu bến cũng được tính toán thiết kế đảm bảo neo cập cho tàu tổng hợp, container 50.000 DWT đầy tải trong giai đoạn sau. Dự án có vốn đầu tư gần 510 tỉ đồng, theo kế hoạch khởi công vào quý 3/2021, hoàn thành đưa vào sử dụng cuối năm 2022.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long cũng ký văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án mở rộng cảng Quy Nhơn đến năm 2030. Theo đó, cảng được đầu tư mở rộng các hạng mục như: khu kho chứa hàng, khu bãi hàng, bãi container, khu hạ tầng kỹ thuật cảng... với diện tích khoảng 3,8 ha tại P.Hải Cảng (giai đoạn 1). Tổng vốn đầu tư của dự án là 50 tỉ đồng, sẽ khởi công trong quý 3/2021 và hoàn thành đi vào hoạt động trong quý 1/2023.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên 500ha

Nhằm đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tư, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) luôn được T.P Sông Công quan tâm thực hiện tốt.

Chỉ tính riêng trong 5 năm gần đây, thành phố đã thực hiện GPMB trên 500ha để triển khai các dự án, tổng kinh phí trên 1.500 tỷ đồng. Trong đó, GPMB xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên 335ha, kinh phí trên 928 tỷ đồng; xây dựng khu đô thị, khu dân cư trên 113ha với kinh phí trên 373 tỷ đồng; xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi trên 36ha với kinh phí trên 293 tỷ đồng; xây dựng các dự án thương mại, dịch vụ, y tế, giáo dục... là 15ha, kinh phí trên 38 tỷ đồng.

Dự án mở rộng quảng trường và xây dựng Hội trường Thành ủy Sông Công có quy mô hơn 2ha, tổng mức đầu tư gần 28 tỷ đồng đang được gấp rút hoàn thiện các hạng mục.

Nhờ làm tốt công tác GPMB, đến nay, thành phố cũng đã thu hút đầu tư được 57 dự án thuộc các lĩnh vực, trong đó 26 dự án đã có chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng nguồn vốn đăng ký trên 15.784 tỷ đồng; 31 dự án đã có nhà đầu tư nghiên cứu với tổng nguồn vốn đầu tư đăng ký là trên 12.900 tỷ đồng.

Riêng trong năm 2021, T.P Sông Công có kế hoạch thu hồi, GPMB hơn 100ha đất để thực hiện các dự án, trong đó Khu công nghiệp Sông Công II là 50ha, Cụm công nghiệp Bá Xuyên 18ha, Dự án Danko Avenue 10ha, Khu đô thị Cầu Trúc 10ha… Từ đầu năm đến nay, thành phố đã thực hiện bồi thường, hỗ trợ GPMB đối với 838 hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích trên 72ha, kinh phí 359 tỷ đồng.

Tập đoàn Vissai đầu tư Cảng tổng hợp quốc tế Sông Lam tại Nghệ An

Công ty CP Xi măng Sông Lam thuộc Tập đoàn Vissai vừa khởi công Dự án xây dựng Cảng tổng hợp quốc tế Sông Lam Nghệ An với tổng mức đầu tư gần 1.100 tỷ đồng.

Công ty CP Xi măng Sông Lam thuộc Tập đoàn The Vissai vừa khởi công Dự án xây dựng Cảng tổng hợp quốc tế Sông Lam, tại xã Nghi Thiết, Nghệ An. Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.100 tỷ đồng.

Dự án Cảng tổng hợp quốc tế Sông Lam Nghệ An được Tập đoàn Vissai đầu tư gần 1.100 tỷ đồng.


Năm 2017, Tập đoàn The Vissai đã đưa Cảng quốc tế Vissai vào hoạt động nhưng chỉ phục vụ xuất khẩu, vận chuyển xi măng, clinker cho nhà máy Xi măng Sông Lam cũng như Tập đoàn The Vissai.

Hiện nay, Tập đoàn The Vissai và Công ty CP Xi măng Sông Lam đang đầu tư các bến cảng theo hướng khai thác cảng tổng hợp. Trên cơ sở đó, có thể khai thác hợp lý các bến cảng thuộc Khu bến chuyên dụng số 1.

Đến nay, Công ty đã hoàn thành đầu tư xây dựng các bến số 1,2,3 và hạng mục đê chắn sóng, hệ thống tuyến luồng, khu nước, vùng đón trả hoa tiêu đáp ứng cho cỡ tàu đến 30.000 DWT – 50.000 DWT.

Cùng đó, Công ty đang đẩy mạnh thi công xây dựng các bến số 4,5,6,7 theo quy hoạch được duyệt. UBND tỉnh Nghệ An và Công ty CP Xi măng Sông Lam cũng đề xuất Bộ Giao thông Vận tải bổ sung công năng bến tổng hợp, container cho vùng Cảng biển Vissai Nghi Thiết.

Khi được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận điều chỉnh cỡ tàu và bổ sung công năng cho Khu bến số 1, chắc chắn vùng Cảng biển Vissai Nghi Thiết Nghệ An sẽ phát huy hiệu quả tích cực. Bởi lâu nay, Khu bến cảng số 2 đã góp phần quan trọng để Công ty CP Xi măng Sông Lam xuất clinker, xi măng nội địa và xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới.

Khi dự án này đi vào hoạt động, sẽ góp phần thúc đẩy giao thương, vận chuyển hàng hóa, thu hút tàu hàng có tải trọng lớn tới Cảng, góp phần gia tăng lượng hàng hóa xuất nhập qua cảng biển của tỉnh Nghệ An.

Khánh Hòa nhận đầu tư cao tốc Vân Phong - Nha Trang trị giá 12.906 tỷ đồng

UBND tỉnh Khánh Hòa muốn được giao nhiệm vụ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, đoạn Vân Phong – Nha Trang.

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn số 5919/UBND – XDNĐ gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất triển khai tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đoạn Vân Phong – Nha Trang.

Phối cảnh cao tốc Vân Phong - Nha Trang.

Cụ thể, lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa kiến nghị Thủ tướng giao cho tỉnh này là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện hợp phần Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, đoạn Vân Phong – Nha Trang theo hình thức PPP có sự tham gia phần vốn Nhà nước theo quy định.

UBND tỉnh Khánh Hòa xin được áp dụng cơ chế đặc thù theo Đề án “Thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030” khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

“Tỉnh Khánh Hòa xin được vay lại nguồn trái phiếu Chính phủ cho công tác GPMB do địa phương còn nhiều khó khăn, khả năng phát hành trái phiếu địa phương có tính khả thi không cao”, công văn do ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nêu rõ.

Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vừa được Ban quản lý dự án 7 trình Bộ GTVT, Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vân Phong – Nha Trang có chiều dài 83 km, với điểm đầu tại Km285 (nút giao phía Nam hầm Cổ Mã), địa phận xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa; điểm cuối tại vị trí giao với đường Quốc lộ 27C thuộc xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, kết nối với Dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đoạn Nha Trang – Cam Lâm.

Theo Quyết định số 326/QĐ – TTg ngày 1/3/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, quy mô của tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông từ Lạng Sơn (cửa khẩu Hữu Nghị) tới Cà Mau có quy mô 4 làn xe, trong đó đoạn Vân Phong – Nha Trang có quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 24,75 m, tốc độ thiết kế 100 – 120 km/h. Để phù hợp với nhu cầu vận tải, khả năng cân đối nguồn lực và đảm bảo hiệu quả đầu tư, Ban quản lý dự án 7 đề xuất phân kỳ đầu tư Dự án, trong đó giai đoạn 1 xây dựng 4 làn xe hạn chế, bề rộng nền đường 17 m; cứ 4 – 5 km bố trí đoạn dừng xe khẩn cấp, khai thác theo tiêu chuẩn đường cao tốc.

Dự án được đề xuất đầu tư theo hình thức PPP, với tổng mức đầu tư dự kiến chưa bao gồm lãi vay là 12.906 tỷ đồng.

Nếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Dự án sẽ bắt đầu tuyển chọn nhà đầu tư vào đầu năm 2022, khởi công công trình sau khoảng 6 tháng và hoàn thành, đưa vào khai thác vào cuối năm 2024.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Mỹ phát triển hệ thống giao tiếp não người với máy tính
  • Vì đâu Quảng Bình trở thành mảnh đất màu mỡ, hút dòng vốn lớn từ các đại gia địa ốc
  • Sóng mới cho bất động sản công nghiệp và bán lẻ
  • Long đong dự án “đất vàng” tại TP.HCM
  • Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
  • Xung đột Ukraine có nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạt nhân
  • Nhà đầu tư bắt đầu tăng tỷ lệ đầu tư tài sản logistics
  • Hỏi đáp pháp luật ngày 9
推荐内容
  • Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8 
  • Cuối năm, trộm chó lộng hành
  • Giá trị giao dịch bất động sản châu Á
  • Giá đất Bình Phước “nhảy múa” sau thông tin lập dự án sân bay
  • Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
  • Cái giá của sự thanh thản