【nhận định trận đấu】VASEP kiến nghị bỏ quy định về mã số, mã vạch đối với hàng xuất khẩu
Chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ảnh: T.H. |
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa gửi công văn tới Thủ tướng và các bộ kiến nghị giải quyết vướng mắc trong quy định đăng ký sử dụng mã số mã vạch đối với hàng xuất khẩu quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
Theo VASEP, từ đầu năm tới nay, hiệp hội đã nhận được phản ánh của nhiều doanh nghiệp về bất cập liên quan đến quy định đăng ký sử dụng mã số mã vạch (MSMV) nước ngoài trên bao bì các lô thủy sản xuất khẩu (XK), đúng vào dịp cộng đồng doanh nghiệp thủy sản đang gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19.
Ngày 31/3/2020 Hiệp hội có công văn số 34/2020/CV-VASEP gửi Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kiến nghị giải quyết vướng mắc nói trên. Ngày 20/4/2020, Hiệp hội nhận được văn bản trả lời của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhưng chưa giải quyết được các vướng mắc nêu trên cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tại công văn gửi Thủ tướng và các bộ, VASEP nêu rõ: Nội dung vướng mắc, bất cập tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ yêu cầu doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được xác nhận việc sử dụng mã nước ngoài khi sử dụng MSMV nước ngoài trên bao bì hàng XK.
Để có được đầy đủ các giấy tờ nêu trên và hoàn tất được thủ tục đăng ký MSMV nước ngoài với Trung tâm GS1 (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) nhiều khi doanh nghiệp phải mất 20-30 ngày mới xuất khẩu được lô hàng.
Việc yêu cầu khách hàng phải cung cấp quá nhiều giấy tờ đang tạo ra khó khăn trong XK hàng hóa của các doanh nghiệp. Yêu cầu này cũng khiến doanh nghiệp khó khăn hơn rất nhiều trong việc tìm kiếm khách hàng, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
VASEP cho rằng, ciệc đưa vấn đề MSMV vào Nghị định 74/2018/ND-CP là không có cơ sở pháp lý; Việc cấp giấy “Xác nhận sử dụng MSMV nước ngoài” hoàn toàn không có ý nghĩa thực tế đối với công tác quản lý nhà nước.
Thủ tục cấp giấy còn thủ công do một cơ quan duy nhất thực hiện, trái với định hướng và chủ trương của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh:
Trên thực tế, quy định trên đang làm phát sinh thêm thủ tục hành chính và làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp. Với số lượng lớn các sản phẩm XK hiện nay của Việt Nam, tổng chi phí của các doanh nghiệp phải chi trả cho việc xin Giấy xác nhận đăng ký sử dụng MSMV nước ngoài trên nhãn cho các lô hàng XK là một con số không nhỏ.
Từ thực tế trên, VASEP kiến nghị Chính phủ xem xét bãi bỏ Khoản 9 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP về “bổ sung Mục 7 “Mã số mã vạch và quản lý mã số mã vạch” của Chương II “Quản lý nhà nước về mã số, mã vạch” và bổ sung Điều 19a, 19b, 19c, 19d trong Mục 7”.
Trong khi chờ Chính phủ xem xét, bãi bỏ Khoản 9 Điều 1 của Nghị định 74/2018/NĐ-CP, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tạm dừng thực hiện nội dung quy định về ”sử dụng mã nước ngoài” tại tiết 2 điều 19b) và điều 19d) - Mục 7) thuộc Khoản 9 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP.
Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thuỷ sản XK hàng hoá, sau khi nhận được kiến nghị của VASEP, ngày 10/4/2020, Tổng cục Hải quan có văn bản chỉ đạo khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá XK, công chức hải quan không yêu cầu người khai hải quan phải xuất trình văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng mã số mã vạch nước ngoài. Người khai hải quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng mã số mã vạch của nước ngoài in trên hàng hóa, bao bì sản phẩm xuất khẩu. Tiếp đó, ngày 16/4/2020, Tổng cục Hải quan có văn bản chỉ đạo xử lý vi phạm về sử dụng MSMV đối với hàng hóa XK, trong đó nêu rõ “Trường hợp công chức hải quan phát hiện dấu hiệu vi phạm về sử dụng MSMV của nước ngoài theo chuẩn của tổ chức mã số mã vạch quốc tế GS1 thì kiểm tra thực tế hàng hóa và yêu cầu doanh nghiệp xuất trình ủy quyền sử dụng của chủ sở hữu mã số mã vạch nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp để kiểm tra. Căn cứ kết quả kiểm tra nếu xác định doanh nghiệp vi phạm quy định về sử dụng mã số, mã vạch theo Khoản 2 Điều 19b Nghị dịnh 74/2018/NĐ-CP thì xử lý theo điểm a, khoản 3 Điều 32 Nghị định 119/2017/NĐ-CP. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Standard Chartered nâng vốn lên 300 triệu đô la Mỹ, củng cố cam kết với thị trường Việt Nam
- ·Thủ tướng chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm Đề án an ninh lương thực
- ·Nhiều "lỗ hổng" từ quản lý khu cách ly, người cách ly
- ·Hồ sơ chọn nhà thầu, nhà đầu tư PPP là tài liệu mật
- ·Chính thức nối lại đường bay thường lệ tới Trung Quốc sau 3 năm gián đoạn
- ·Việt Nam ghi nhận thêm 8 ca mắc Covid
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng điện đàm với Chủ tịch ADB về phối hợp hỗ trợ ứng phó dịch Covid
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
- ·Chính thức giảm thuế nhiên liệu bay xuống còn 2.100 đồng/lít để hỗ trợ các hãng hàng không
- ·Thủ tướng yêu cầu báo cáo tiến độ triển khai Dự án cao tốc Bắc
- ·ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2021 mức 6,1%
- ·Phiên họp thứ hai Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội 13
- ·TPHCM mở rộng diện yêu cầu cách ly
- ·Chủ tịch QH kết thúc chuyến thăm Maroc, lên đường thăm chính thức CH Pháp
- ·Fed: Virus corona đe dọa triển vọng kinh tế toàn cầu
- ·Việt Nam xác minh thông tin Trung Quốc đưa giàn khoan ra Vịnh Bắc Bộ
- ·Thủ tướng phê chuẩn Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai và Sơn La
- ·Hà Nội thông báo khẩn tìm người đến các địa điểm liên quan đến hai ca mắc Covid
- ·Hàng không Việt bước ra từ khủng hoảng và bài học thích nghi giữa đại dịch
- ·Nâng mức giảm trừ gia cảnh, thu ngân sách giảm hơn 10 nghìn tỷ đồng/năm