【kq mainz】Tiết giảm hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm nhờ cải cách thủ tục
Đã cắt giảm,ếtgiảmhàngchụcnghìntỷđồngmỗinămnhờcảicáchthủtụkq mainz đơn giản hóa 63% điều kiện kinh doanh
Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc rà soát, tháo gỡ những vướng mắc, cải tiến quy trình, thủ tục, nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đồng thời, thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một đầu mối kiểm tra chuyên ngành, giảm tối đa chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.
Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, giai đoạn 2020 - 2025 sẽ cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, người dân trên tổng chi phí tuân thủ; giảm tối đa số lượng văn bản hiện hành có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc thẩm quyền của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ.
Đến nay, các bộ, ngành đã cắt giảm, đơn giản hóa 63% điều kiện kinh doanh, 68% danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Cụ thể, đã cắt giảm, đơn giản hóa 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được từ việc cắt giảm, đơn giản hóa ước tính khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.
Tăng cường làm việc trên môi trường điện tử
Để tạo điều kiện hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp, Chính phủ đã đẩy nhanh xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, tăng cường họp và làm việc trực tuyến, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử; bảo đảm ít nhất 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của bộ, ngành, địa phương.
Đến nay, đã có 58/63 tỉnh, thành phố thành lập trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, tỷ lệ giải quyết đúng hẹn đạt 95,8%. Sau 5 tháng hoạt động, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp, cung cấp 395 dịch vụ công trực tuyến; có gần 33 triệu lượt truy cập; hơn 140 nghìn tài khoản đăng ký; hơn 7,3 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái; trên 55.000 hồ sơ được thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia; tiếp nhận, hỗ trợ trên 9.800 cuộc gọi, hơn 5.200 phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến là khoảng 6.490 tỷ đồng/năm, trong đó, riêng Cổng dịch vụ công quốc gia đóng góp 3.036 tỷ đồng/năm. Trục liên thông văn bản quốc gia đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử giữa 95/95 cơ quan trung ương và 63 địa phương.
Đến nay, đã có hơn 1,7 triệu văn bản điện tử được gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia, theo tính toán sơ bộ, tiết kiệm được trên 1.200 tỷ đồng mỗi năm. Hệ thống thông tin họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet) khai trương tháng 6/2019, đến nay đã phục vụ 14 hội nghị, phiên họp của Chính phủ (thay thế cho việc in ấn 47.000 tài liệu giấy) và thực hiện xử lý 315 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, thay thế việc phát hành gần 50.578 phiếu giấy, hồ sơ tài liệu kèm theo.
Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ đã ra mắt tháng 3/2020, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo và các hệ thống thông tin liên quan của 11 bộ, cơ quan để bước đầu kết nối 20 chế độ báo cáo, 29/200 chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với đó, Chính phủ tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại các cấp chính quyền, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo thuận lợi tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp.
Được biết, Chính phủ đặt mục tiêu 100% các bộ, ngành, địa phương có nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu; 100% nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh phải được kết nối vào nền tảng tích hợp dữ liệu quốc gia; 100% bộ, ngành, tỉnh, thành phố có trung tâm giám sát điều hành an toàn an ninh mạng.
Theo Thủ tướng Chính phủ, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, minh bạch, có tính cạnh tranh khu vực, quốc tế là một yêu cầu lớn và nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành, địa phương; qua đó tạo động lực mới, mạnh mẽ, thực chất hơn cho phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Thời gian tới, việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực vẫn là một trong những mục tiêu ưu tiên của Chính phủ, nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia./.
Minh Anh
(责任编辑:La liga)
- ·Những khách sạn 5 sao TP.HCM nổi tiếng trên Traveloka
- ·Dùng game chuyển đổi số cách giao việc văn phòng
- ·Vietbank chuẩn bị phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu
- ·Trung Quốc hạn chế trẻ em dùng điện thoại di động
- ·Panel cách nhiệt chống cháy
- ·Phát động chương trình 'Top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam' 2023
- ·Startup nền tảng học livestream nhận đầu tư 6 triệu USD
- ·Google, Microsoft thành lập tổ chức quản lý phát triển trí tuệ nhân tạo
- ·Đoàn Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri tại thị xã Kiến Tường
- ·Thao túng tâm lý nạn nhân qua điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- ·Long An quyết tâm hoàn thành đường Vành đai 3 theo kế hoạch
- ·Mục tiêu cuối cùng của quản lý nhà nước là phát triển bền vững
- ·Tháng 7 này, các bank có ưu đãi gì đặc biệt?
- ·Doanh nghiệp vận dụng tốt ưu đãi về thuế nhập khẩu cá ngừ vào Hà Lan
- ·Quốc hội sẽ phê chuẩn phó thủ tướng thay các ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam ngày 5/1
- ·Chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu: Nắm lấy cơ hội chuyển đổi số nhờ 5G
- ·Ứng dụng trí tuệ nhân tạo gây hậu quả nghiêm trọng an ninh thế giới
- ·Đề xuất chế độ hỗ trợ công chức, viên chức làm chuyển đổi số, an ninh mạng
- ·Mở đồng đón lũ
- ·Trang bị kỹ năng số là yêu cầu tất yếu với mọi người dân