【as roma nữ】Bánh chưng
(CMO) Trước thềm năm mới, để tạo không khí sum vầy, tại trường THCS Võ Thị Sáu (phường 6, Tp. Cà Mau) tổ chức gói bánh chưng để tái hiện Tết cổ truyền dân tộc, và còn ý nghĩa hơn khi được biết tại trường số đông cán bộ, giáo viên, người lao động đến từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung. Tết này, vì nhiều lý do mà họ chưa thể về quê, những chiếc bánh chưng phần nào làm vơi nỗi nhớ của những người xa quê.
Đây là lần đầu tiên tại trường tổ chức gói bánh chưng với số lượng lớn 200 bánh. Trước đó, để kịp công đoạn gói bánh trong buổi sáng thì các công đoạn từ ngâm gạo nếp, sơ chế nguyên liệu được chuẩn bị tươm tất từ ngày hôm trước.
Mọi người quây quần bên nhau, vừa gói bánh vừa chuyện trò, không khí Tết đến thật sớm.
Cô Trần Thị Bé Ba, Hiệu trưởng Trường THCS Võ Thị Sáu chia sẻ: “Cả tập thể cùng chung tay vào chuẩn bị, tuy nhiên thợ gói chính chỉ có 3 người, những thầy cô còn lại sẽ phụ các công đoạn khác như buộc dây, cắt lá, luộc bánh… bánh thành phẩm ngoài chia cho mọi người còn gửi tặng đến các thầy cô đã về hưu, từng công tác gắn bó với nhà trường”.
Ngay từ 5 giờ sáng, không khí rộn ràng, vui như trẩy hội đã làm khoảng sân trở nên nhộn nhịp hơn, mỗi người đảm nhận phần việc phù hợp; để tạo sinh khí Tết nhiều giáo viên nữ còn kỳ công "diện" áo bà ba, áo dài cách tân... Với số lượng 100 kg gạo nếp sáp thái, 1.000 lá dong, 1.000 sợi dây giang, 30 kg đậu xanh và 30 kg thịt là phần nguyên liệu để cho ra thành phẩm 200 bánh, trong đó bao gồm 150 bánh kích thước 16 x 16 cm và 50 bánh 14 x 14 cm.
Thành phần chính của bánh chưng là gạo nếp, đậu xanh kết hợp thịt mỡ, tất cả được cho vào khuôn gỗ hình vuông.
Những năm gần đây thay vì gói bánh tét, nhiều gia đình chọn cách gói bánh chưng để đa dạng hóa sắc màu cho Tết, không phân chia rạch ròi bánh của miền nào, Bắc – Nam như một. Chính vì thông dụng nên phần nguyên liệu như lá dong, sợi dây giang cũng dễ tìm mua hơn trước rất nhiều.
Là một trong những thợ gói chính, anh Vũ Văn Lương (phường 9) đảm nhận phần tính toán và mua sắm nguyên liệu. Anh Lương mau mắn, định lượng rất dễ gói, 1 bánh thì bao gồm 0,5 kg gạo nếp, 400 đậu xanh, 200 gram thịt, nhân ướp đậm đà, đặc biệt phải có củ hành thì mới ra vị bánh chưng.
Những chiếc bánh đầu tiên thành hình, trở thành vật phẩm ý nghĩa ngày Tết.
Quê ở tận tỉnh Thanh Hóa, về Cà Mau sống 6 năm nay nhưng chỉ về quê một lần duy nhất vào dịp Tết 2022, anh Lương bùi ngùi: “Quê thì xa, mỗi lần về tốn kém rất nhiều chi phí, nên mãi 5 năm tôi mới về một lần. Tuy nhiên, tục gói bánh chưng thì gia đình vẫn giữ đều đặn mỗi năm, Tết cổ truyền là phải có bánh chưng bánh dày, thường thì gói tầm 40 bánh, một ít để dùng trong nhà, còn lại biếu họ hàng và mọi người xung quanh. Riêng hôm nay tôi thấy không khí gói bánh vừa vui vừa tình cảm, xoa dịu cảm giác nhớ quê phần nào!”.
Chị Đào Thanh Hà, giáo viên Trường THCS Võ Thị Sáu cũng là người con của quê hương tỉnh Vĩnh Phúc. Vào Cà Mau từ năm 2 tuổi nhưng đối với những phong tục cổ truyền xưa cũ gia đình quyết tâm giữ gìn và truyền lại cho thế hệ con cháu.
Lần đầu tiên tại trường tổ chức gói bánh chưng nên các thầy cô có dịp vui như Tết trong mọi khoảnh khắc.
Chị Hà bộc bạch: “Cứ tầm 28 Tết là gia đình lại quây quần bên nhau gói bánh chưng, đó là truyền thống được gia đình duy trì suốt từ thời tôi còn bé đến trưởng thành. Năm nay, gia đình không về quê được nên nhìn thấy chiếc bánh chưng lại nôn nao nhớ họ hàng xa, cảm giác ấm cúng như đại gia đình sum họp tề tựu, dịp này lại gắn kết thêm tình cảm đồng nghiệp, lưu lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời”.
Khác với anh Lương, chị Hà, chị Phạm Thị Mến đến từ huyện Năm Căn. Trải qua rất nhiều cái Tết với vô vàn sự bất ngờ nhưng chị Mến thú thật đây là lần đầu tiên được trải nghiệm gói bánh chưng, cảm giác rất thú vị .
Tự tay chuẩn bị và gói bánh chưng, tin chắc đây sẽ là chiếc bánh đậm vị nhất trong Xuân này.
Chị Mến hào hứng: “Do tôi không biết gói nên phụ trách phần sơ chế nguyên liệu, đặc biệt hôm nay với tôi khá vui, bánh chưng thì từng thấy, từng ăn nhưng tự tay gói thì chưa. Hôm nay cũng là dịp để tôi học gói bánh, tin chắc với không khí này và tự tay thực hiện nhiều công đoạn thì mùi vị hẳn sẽ ngon và ý nghĩa hơn!”.
Tết đoàn viên không chỉ với người thân họ hàng mà ngay cả đối với các mối quan hệ trong xã hội cũng trở nên khăng khít hơn nhờ những buổi cùng làm, cùng trải nghiệm, cùng thưởng thức, đã ghi dấu lại những giây phút, khoảnh khắc ý nghĩa. Năm mới Tết đến, với không khí và màu xanh mướt từ những chiếc bánh chưng, đã góp phần mang hơi ấm cho những ngày giáp Tết trên vùng đất cực Nam Tổ quốc./.
Nhi Ngô
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng đã được thể chế hóa
- ·Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2015: Tiết kiệm chi tăng hơn hai lần
- ·Hỗ trợ gạo khắc phục hậu quả hạn hán ở Ninh Thuận
- ·Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- ·Đà Nẵng được nới trần huy động vốn lên 40%
- ·Sản lượng đánh bắt kỷ lục, ngư dân làng biển thu 50 triệu đồng/tháng
- ·30 phiên làm việc song phương bên lề Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan các nước ASEAN lần thứ 33
- ·Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- ·Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng
- ·Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- ·KBNN Hậu Giang từ chối thanh toán 1,4 tỷ đồng chi thường xuyên
- ·Tiếp tục đổi mới kế toán, kiểm toán nhanh chóng hội nhập
- ·Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 5 tháng 3/2024 (từ ngày 25/3/2024 đến 31/3/2024)
- ·Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Mở nhiều ưu đãi về tài chính cho lĩnh vực xử lý chất thải rắn
- ·Quảng Ninh: Chủ động trong công tác quản lý tài chính ngân sách
- ·Triển khai Chiến lược tài chính đến năm 2020: Đã đạt nhiều mục tiêu quan trọng
- ·Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- ·Rà soát thực trạng cơ sở hạ tầng từng cửa khẩu thuộc địa bàn quản lý hải quan