会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd lien doan anh】Xây dựng cơ chế để không thể, không dám và không cần tham nhũng!

【kqbd lien doan anh】Xây dựng cơ chế để không thể, không dám và không cần tham nhũng

时间:2024-12-23 18:44:18 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:939次

tbt,âydựngcơchếđểkhôngthểkhôngdámvàkhôngcầnthamnhũ<strong>kqbd lien doan anh</strong> ctn

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng phát biểu kết luận Hội nghị

>> Không có ‘vùng cấm’, ‘ngoại lệ’ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng khẳng định, nhìn lại chặng đường 8 năm kể từ khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay, nhất là sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đất nước ta tiếp tục phát triển và đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã có chuyển biến mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả tích cực, rõ rệt. Đây chính là cơ sở và nguồn động lực to lớn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã đề ra, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Quyết tâm chính trị cao dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, tập trung, thống nhất của Đảng

“Không phải như một số ý kiến cho rằng, nếu quá tập trung vào chống tham nhũng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng sẽ làm giảm sự đổi mới, sáng tạo, làm “chùn bước” những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và làm “chậm” sự phát triển đất nước, mà ngược lại, chính nhờ làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Hơn thế nữa, chúng ta càng cần phải kiên quyết đấu tranh phản bác luận điệu của các thế lực thù địch, chống đối cho rằng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ đảng viên sai phạm là “đấu đá nội bộ”, “phe nọ cánh kia”, nhất là vào dịp chúng ta đang chuẩn bị để tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng và xây dựng, chỉnh đốn Đảng chỉ làm “chùn bước” những ai có động cơ không trong sáng, “chùn bước” những người nhỡ “nhúng chàm” và những người không nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, thiếu kiến thức, kinh nghiệm, bản lĩnh và dũng khí”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Phân tích về nguyên nhân đạt được những kết quả quan trọng này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng, trước hết là sự kế thừa, tiếp nối quá trình đấu tranh kiên trì, liên tục, bền bỉ qua nhiều nhiệm kỳ, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XII, với quyết tâm chính trị rất cao của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt với nhiều quyết sách đúng đắn, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo, Quốc hội, Chính phủ; nhất là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp. Ngoài ra, đó là do sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan tham mưu và cấp ủy, tổ chức đảng, các bộ, ngành, địa phương, nhất là sự nỗ lực rất cao của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng và các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương, địa phương; sự cộng hưởng của những kết quả tích cực, rõ rệt trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đặc biệt, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, sự đồng tình, ủng hộ, khích lệ của nhân dân, sự chủ động vào cuộc rất tích cực của báo chí, tạo sức mạnh tổng hợp trong phòng, chống tham nhũng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ rõ, từ thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua, nhiều bài học quý, có ý nghĩa về mặt lý luận, thực tiễn đã được rút ra. Đó là trong công tác phòng, chống tham nhũng, trước hết phải có quyết tâm chính trị cao và phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, tập trung, thống nhất của Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng. Phòng, chống tham nhũng là chống giặc nội xâm, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục, "không ngừng", "không nghỉ" ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế hình sự; với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm; phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để "không thể tham nhũng”, một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để "không dám tham nhũng", một cơ chế để "không cần tham nhũng".

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, phải kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý kịp thời, đồng bộ, nghiêm minh các hành vi vi phạm; trong đó, phòng ngừa là chính, là cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là đột phá, quan trọng, cần làm quyết liệt, tích cực. Công tác phòng, chống tham nhũng phải gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Tuyên truyền, giáo dục là một trong những biện pháp căn bản

Một bài học kinh nghiệm nữa được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ ra là kiểm soát được việc thực hiện quyền lực Nhà nước, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo; phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả của các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng. Các giải pháp phòng, chống tham nhũng phải phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam và truyền thống văn hóa của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài. Đồng thời, mọi ngành, cơ quan, đơn vị phải xây dựng được văn hóa công vụ. Văn hóa công vụ sẽ bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, phức tạp, lâu dài, do đó, tuyệt nhiên không được chủ quan, thỏa mãn, không được ngập ngừng, chờ đợi, do dự mà phải tiếp tục đẩy mạnh, quyết liệt, thường xuyên, kiên trì, liên tục, với quyết tâm cao hơn, mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn. Cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên phải coi công tác phòng, chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng phải tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

“Đây là nhiệm vụ không mới, nhưng rất quan trọng”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định. Bởi tuyên truyền, giáo dục là một trong những biện pháp căn bản để nâng cao đạo đức, xây dựng liêm chính, chống tha hóa, biến chất. Các cấp ủy, tổ chức đảng phải quán triệt, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp, quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; về sự nguy hại của tham nhũng, lãng phí, tiêu cực... tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên, nhân dân về phòng, chống tham nhũng. Các cấp ủy, tổ chức đảng phải kiên trì giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về đức tính liêm chính, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng; tăng cường phối hợp, chủ động công khai, kịp thời cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng.

Bịt kín những "khoảng trống", "kẽ hở"

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, quản lý kinh tế - xã hội và phòng chống tham nhũng; kịp thời khắc phục những bất cập, bịt kín những "khoảng trống", "kẽ hở" để "không thể tham nhũng".

Thể chế nói chung, thể chế về phòng, chống tham nhũng nói riêng cùng với chuẩn mực đạo đức trên các lĩnh vực và cơ chế kiểm soát quyền lực là yếu tố cơ bản, nền tảng, có tác dụng ngăn chặn từ gốc hành vi tham nhũng. Do đó, phải xây dựng các quy chế nội bộ của Đảng, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức áp dụng đối với cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, liêm chính, gương mẫu đi đầu trong phòng, chống tham nhũng. Phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội để hạn chế sự tác động tiêu cực của "nhóm lợi ích", "sân sau", "tư duy nhiệm kỳ", ngăn chặn nguy cơ nảy sinh tham nhũng từ khi xây dựng chính sách, pháp luật.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng, thời gian tới, các cấp ủy, tổ chức Đảng phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra kiểm toán; đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; ngăn chặn có hiệu quả tệ "tham nhũng vặt''; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng. Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa” bởi hai mặt này có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Phải kịp thời phát hiện, giải quyết từ sớm, ngăn chặn từ đầu các hành vi sai phạm, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn. Mọi cán bộ, đảng viên vi phạm, phải có hình thức xử lý kịp thời, đồng bộ, nghiêm minh, công khai.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu, các cơ quan, đơn vị, tổ chức tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của mình; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm niệm vụ trong giai đoạn mới. Các cơ quan tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng.

Tại Hội nghị, nhiều bài học kinh nghiệm và các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng đã được các đại biểu thảo luận, chia sẻ.

Tham luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết, từ năm 2013 đến nay, các Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân đã khởi tố mới 1.856 vụ với 4.072 bị can phạm tội về tham nhũng; kết luận điều tra đề nghị truy tố 1.718 vụ, với 4.768 bị can. Phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” có tác dụng răn đe, xử lý dứt điểm, nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng thời gian qua.

Theo Thứ trưởng Lê Quý Vương, kinh nghiệm trong quá trình điều tra cho thấy, hành vi phạm tội có sự đan xen, gắn kết giữa hành vi vi phạm trật tự quản lý kinh tế, chức vụ và hành vi tham nhũng. Đối tượng phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn, có cả cán bộ cấp cao, cả cán bộ trong lực lượng chống tham nhũng, có kiến thức, có kinh nghiệm, dùng mọi thủ đoạn đối phó và né tránh, che giấu sai phạm, tiêu hủy chứng cứ… gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý. Do đó, quá trình điều tra, xử lý phải đánh giá đúng bản chất của vụ án, phân hóa vai trò, trách nhiệm của từng đối tượng để quyết định xử lý phù hợp, thấu tình, đạt lý, xử lý nghiêm những người chủ mưu, cầm đầu có hành vi sai phạm vì động cơ vụ lợi, cá nhân.

Nêu các giải pháp để tăng cường phát hiện và xử lý sai phạm về tham nhũng, kinh tế qua công tác thanh tra, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm chỉ rõ, cần đảm bảo tiến độ, thời gian ban hành kết luận Thanh tra các vụ việc có dấu hiệu vi phạm đặc biệt nghiêm trọng được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giao đối với tất cả các đoàn Thanh tra do Thanh tra Chính phủ thực hiện và kịp thời thu hồi tài sản ngay trong quá trình tiến hành thanh tra. Đặc biệt là nâng cao trách nhiệm nêu gương, tu dưỡng, rèn luyện đạo đạo của cán bộ, đảng viên làm công tác thanh tra, nhất là người đứng đầu cơ quan tổ chức, đơn vị.

Thời gian tới, ngành thanh tra sẽ tiếp tục tập trung thanh tra những ngành, lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng tiêu cực, nhất là những khâu, lĩnh vực đã xảy ra vi phạm hoặc có nhiều dư luận và biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Ngành thanh tra kiên quyết kiến nghị xử lý nghiêm đối với các trường hợp qua thanh tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm, không để tham nhũng vặt ngày hôm nay trở thành tham nhũng lớn của ngày mai.

Nhân dịp này, nhiều tập thể, cá nhân đã được tặng thưởng Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công, Huân chương Lao động các hạng, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tham nhũng từ năm 2013 đến năm 2020./.

Theo Chinhphu.vn

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Điều chuyển vốn đối với dự án khởi công mới nhưng chưa thực hiện
  • Kỳ vọng gia hạn Hiệp ước New START
  • Sản phụ tử vong sau khi sinh thường tại BV Việt Pháp
  • Bão chồng bão, lũ chồng lũ chưa từng có “cuốn trôi” 17.000 tỷ đồng
  • Khuyến khích doanh nghiệp thực hiện bộ tiêu chuẩn ESG hướng đến phát triển bền vững
  • Xu hướng quảng cáo qua Internet dần &quot;nở rộ&quot;
  • Việt Nam tham dự Hội nghị cấp Bộ trưởng của Phong trào Không liên kết
  • Thủ tướng tiếp Đại sứ Hà Lan, Bỉ và các nhà đầu tư châu Âu
推荐内容
  • Giá gạo Việt Nam lập đỉnh mới, bỏ xa đối thủ Thái Lan, Pakistan
  • Bộ Tài chính 6 năm liên tiếp giữ vị trí số 1 về chỉ số Vietnam ICT index
  • Cần có kế hoạch bài bản hơn
  • Trình diễn thời trang gây quỹ thiện nguyện
  • Nippon Interia – Địa chỉ thiết kế tủ bếp cao cấp, chuyên nghiệp
  • Đằng sau sự kết thúc của chiến tranh…