【lịch tuong thuat thi đấu bóng đá hôm nay】Đồ dùng bàn ăn Việt
Giấy thải tái chế thành giấy ăn
Ông N.,ĐồdùngbànănViệlịch tuong thuat thi đấu bóng đá hôm nay chủ một doanh nghiệp tái chế giấy lớn nhất nhì làng Phúc Lâm (Bắc Ninh), thừa nhận giấy ăn “made in Phúc Lâm” đều được tái chế từ nguồn giấy phế phẩm. Chính vì vậy, lò chứa bột giấy thải bao giờ cũng lẫn rất nhiều mực in, phẩm màu, tạp chất.
Tuy nhiên, dù bột giấy có đen, hoặc phẩm màu đỏ quạch như cua gạch, tạp chất nhiều như mạt cưa… khi hòa thứ hóa chất hỗn hợp gồm xút, javen, bột giấy thải loại bỗng trắng phau. Và giấy ăn ra đời từ đây.
Khăn giấy trên bàn ăn người Việt thực chất được làm từ giấy phế thải độc hại. Ảnh: Thanh Niên
PGS-TS Nguyễn Huy Thịnh, công tác tại Viện Công nghệ sinh học - công nghệ thực phẩm (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cảnh báo: Việc lạm dụng xút và javen nhằm tẩy trắng giấy phế phẩm sẽ sinh ra hóa chất tồn dư độc hại. Lượng hóa chất tồn dư độc hại này còn được xả thẳng ra môi trường, khiến nguồn nước ngầm bị nhiễm độc. Nguồn nước này lại tiếp tục được sử dụng trong quá trình tái chế giấy, khiến trong giấy ăn, giấy vệ sinh lẫn thêm nhiều chất độc hại.
Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại theo vòng tuần hoàn đi vào cơ thể người và gây ra các triệu chứng thường gặp là đỏ mắt, chảy nước và ngứa trên da. Còn khi tiếp xúc lâu thì có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.
Bát đĩa nguồn gốc Trung Quốc gây ung thư
Trên thị trường hiện nay, bát đĩa gốm ở nước ta có rất nhiều hàng Trung Quốc trôi nổi không rõ nguồn gốc. Đặc điểm chung của chúng là mẫu mã bắt mắt, nhiều bộ sản phẩm có hoa văn, họa tiết cầu kỳ trông rất ưa nhìn, giá thành có khi chỉ bằng 1/3 các loại sản phẩm có nguồn gốc, thương hiệu
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, các loại bát đĩa không rõ nguồn gốc xuất xứ, bán trôi nổi trên thị trường, đặc biệt loại sản phẩm Trung Quốc có hoa văn, họa tiết màu mè thường chứa chì và cadimi tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.
Cốc giấy nhiễm kim loại
Những chiếc cốc giấy bày la liệt ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội) với nhiều màu sắc nhưng đều theo tiêu chí: hàng trôi nổi, không nguồn gốc. Người bán luôn khẳng định là hàng sản xuất trong nước, nhưng khi xem dưới đáy của một số loại cốc thì thấy in chữ “made in China” rất mờ.
Trong quá trình sử dụng cốc giấy, bột giấy và các chất keo, nhựa, hóa chất thôi ra sẽ lẫn vào đồ ăn, đồ uống. Cốc giấy để lâu bị ẩm mốc cũng chính là ổ chứa vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Nhiều người tiêu dùng còn “vô tư” dùng cốc giấy chỉ dùng uống nước lạnh để đựng nước nóng, pha caffe, hoặc đựng nước canh nóng...Cốc thủy tinh in họa tiết độc gấp nghìn lần cho phép.
Các loại đồ dùng bàn ăn dùng 1 lần như cốc giấy, đĩa giấy,... nhiễm kim loại nặng nguy hiểm. Ảnh minh họa
Theo Cục Quản lý chất lượng sản phẩm - Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, loại cốc thủy tinh in hình ảnh xuất xứ từ Trung Quốc có chứa hàm lượng chì cao gấp hàng nghìn lần mức độ cho phép, đặc biệt trong đó còn chứa các chất độc khác có thể làm giảm chỉ số thông minh của trẻ em.
Nhiều mẫu cốc chứa hàm lượng chì vượt mức cho phép đến vài nghìn lần. Song, bất chấp những cảnh báo của cơ quan chức năng, tại những chợ đầu mối lớn hay những cửa hàng bán đồ lưu niệm nhỏ, to trên địa bàn thành phố đều có bán các loại cốc thủy tinh, cốc sứ được in màu sặc sỡ với các nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh.
Đũa dùng 1 lần, hại cả đời
Theo kết quả điều tra mới nhất của hiệp hội Đóng gói thực phẩm Trung Quốc, các đồ dùng bàn ăn dùng một lần như đũa, cốc giấy, đĩa giấy,... chứa hàm lượng kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, khi ngấm vào cơ thể có thể dẫn đến ung thư. Tờ Trung Quốc Tân Văn dẫn lời một chủ tiệm ăn ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông giải thích về mùi hăng nồng của đũa dùng 1 lần như sau: “Đó là mùi thuốc vì loại đũa này thường được ngâm qua lưu huỳnh hoặc ôxy già để có màu đẹp và chống mối mọt”.
Một đại diện viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam cho biết trước đây, Viện này đã từng lấy hơn 10 đôi đũa dùng 1 lần ngâm trong nước và kết quả cho thấy có sự hiện diện của các hợp chất lưu huỳnh. “Lưu huỳnh được dùng với liều lượng quá lớn nên người sử dụng đũa 'ăn liền' thường xuyên sẽ bị ảnh hưởng”.
Thái Hà(Tổng hợp)
Hiểm họa từ những đồ dùng sinh hoạt(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vietjet tiếp 'giấc mơ bay' cho ứng viên toàn cầu, khởi đầu từ Nhật Bản
- ·Thời báo Tài chính Việt Nam ra mắt Bản tin truyền hình Thuế
- ·Chú trọng 3 vấn đề để thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất
- ·Tổng cục Hải quan yêu cầu triển khai ngay các giải pháp thu hồi nợ thuế mới phát sinh
- ·Trung Quốc hủy mua, lô hàng thịt heo 'khủng' của Mỹ có tràn vào Việt Nam?
- ·Còn 400.000 tỷ đồng tín dụng trong tháng 12
- ·Cơ hội mong manh để giá xăng giảm lần thứ 4 liên tiếp
- ·Giá vàng tăng, người mua vẫn lỗ hơn nửa triệu đồng/lượng
- ·3 người phụ nữ sở hữu tài sản ‘khủng’ hơn chục nghìn tỷ/người ở Việt Nam là ai
- ·Bưởi Diễn bất ngờ được mùa, nông dân khấp khởi có Tết ấm
- ·Dầu khí Đông Đô PFL lỗ lũy kế hơn 215 tỷ đồng sau soát xét
- ·Thanh Hóa: Thành lập Cụm công nghiệp với vốn đầu tư 189 tỷ đồng
- ·Đồn đoán về ‘cá mập’ gom 400 tấn vàng
- ·6 tập thể, 15 cá nhân được tặng Giấy khen về thành tích phòng, chống Covid
- ·Hyundai Tucson 2020 đẹp ‘long lanh’vừa ra mắt sở hữu những tính năng gì?
- ·Trung Quốc khó tính ngang Mỹ, 1 củ khoai lang dính đất bị trả cả lô hàng
- ·Đồng Nai: Hoạt động sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ
- ·Cải cách hải quan theo hướng nâng cao chất lượng hỗ trợ doanh nghiệp
- ·Xổ số Vietlott: Hôm qua ai 'lĩnh' giải Jackpot Power 6/55 hơn 55 tỷ đồng?
- ·Ngành Hải quan siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ