【mu vs chelsea 4-0】Tăng quyền tự chủ, tránh can thiệp quá sâu vào hoạt động của báo chí
Chiều 15/9,ăngquyềntựchủtránhcanthiệpquásâuvàohoạtđộngcủabáochímu vs chelsea 4-0 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến lần đầu về dự thảo Luật báo chí (sửa đổi). Đây là lần đầu tiên Luật báo chí được sửa đổi sau 16 năm thi hành. Nói như Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, “tấm áo đã quá chật” so với sự phát triển rất nhanh của ngành báo chí.
Làm rõ nội dung về quyền tự do báo chí
So với Luật hiện hành, điểm mới của dự thảo Luật lần này là bổ sung thêm một chương quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí theo tinh thần Hiến pháp 2013; mở rộng và quy định cụ thể đối tượng được thành lập cơ quan báo chí; quan tâm đến kinh tế báo chí; thừa nhận và cụ thể hóa phạm vi, lĩnh vực và nội dung liên kết trong tất cả các loại hình báo chí; bổ sung một số quy định mới về tổ chức báo chí.
Ngoài ra, dự thảo Luật cũng lựa chọn luật hóa những quy định trong các văn bản dưới luật về thông tin trên báo chí, thẻ nhà báo, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, … đã áp dụng ổn định trong thực tiễn hoạt động báo chí, làm tăng tính cụ thể và khả thi của Luật.
Tuy nhiên, dự thảo Luật còn một số bất cập đã được cơ quan thẩm tra và các thành viên UBTVQH nêu rõ tại buổi thảo luận. Trước tiên là nội dung mới về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí, dự thảo Luật phân biệt quyền tự do báo chí dành cho cơ quan báo chí và nhà báo, còn quyền tự do ngôn luận trên báo chí thì dành cho công dân.
Tuy nhiên, Ủy ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng (UBVHGDTNTN&NĐ) cho rằng quyền tự do báo chí quy định tại dự thảo quá rộng nhưng lại không chỉ rõ quyền này của ai, chưa thể hiện đầy đủ nội hàm của quyền này. Bởi vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị chỉ nên quy định nguyên tắc chung về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân và cụ thể hóa các quyền này tại các chương phù hợp theo đúng tinh thần của Hiến pháp 2013.
Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng cần tiếp tục giải thích rõ khái niệm quyền tự do báo chí, trong đó có quyền của công dân và quyền của giới báo chí. Quyền tự do ngôn luận như Hiến pháp đã nêu phải được tiếp cận cả từ 2 góc độ này. Tương tự, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền đề nghị làm rõ quyền tự do báo chí của công dân, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào tự do báo chí, tránh nặng về quản lý báo chí.
Về quản lý Nhà nước với cơ quan báo chí, dự thảo Luật quy định đến 9 nội dung cấp giấy phép và 4 nội dung phải thông báo với sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
Cơ quan thẩm tra cho rằng, quy định như vậy làm tăng thủ tục hành chính, giảm tính chủ động của cơ quan báo chí, hạn chế quyền tự do báo chí. Do vậy, ban soạn thảo nên rà soát lại các quy định về giấy phép và thủ tục thông báo, tránh can thiệp quá sâu vào hoạt động của các cơ quan báo chí, tăng quyền tự chủ cho các cơ quan báo chí, tạo điều kiện để cơ quan báo chí hoạt động sáng tạo và chủ động phù hợp với năng lực và chiến lược phát triển của họ.
Sẽ có các tổng giám đốc, giám đốc cơ quan báo chí
Đối với các chức danh lãnh đạo cơ quan báo chí, ngoài tổng giám đốc, giám đốc là người đứng đầu cơ quan báo chí, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của cơ quan báo chí, dự thảo Luật cũng quy định tổng biên tập là người chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản và trước pháp luật về nội dung thông tin báo chí.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Uỷ ban VHGDTNTN&NĐ Đào Trọng Thi cho rằng để phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng chức danh không nên xếp tổng biên tập vào hàng lãnh đạo cơ quan báo chí mà xác định tổng biên tập là người phụ trách nội dung thông tin của một sản phẩm báo chí (ấn phẩm báo chí in, kênh phát thanh truyền hình, chuyên trang báo chí điện tử…) của cơ quan báo chí.
Liên quan đến trách nhiệm của các lãnh đạo, dự thảo quy định người đứng đầu cơ quan chủ quản, người được cử trực tiếp theo dõi, chỉ đạo cơ quan báo chí, người đứng đầu cơ quan báo chí đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các sai phạm của cơ quan báo chí. Tổng biên tập, phó tổng biên tập và nhà báo đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin báo chí.
Theo cơ quan thẩm tra, quy định như trên chưa làm rõ trách nhiệm của từng chức danh về hoạt động báo chí và về nội dung thông tin báo chí, rất khó cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc xử lý khi cơ quan báo chí xảy ra sai phạm. Do vậy, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, quy định lại theo hướng xác định ai là người chịu trách nhiệm chính, ai liên đới chịu trách nhiệm và mức độ trách nhiệm của từng chức danh về các sai phạm trong hoạt động và nội dung thông tin báo chí.
Nêu ra một bất cập về vấn đề này, Chủ nhiệm Trương Thị Mai cho rằng rất khó khi yêu cầu cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm về những sai phạm của cơ quan báo chí. “Cơ quan chủ quản có được đọc nội dung trước khi đưa lên đâu? Mà với tốc độ báo chí như hiện nay, nếu bắt cơ quan chủ quản phải chịu trách nhiệm là quá căng thẳng, bất khả thi”, bà Mai nhận xét. Trong khi đó, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí chỉ là chịu trách nhiệm về nội dung thông tin báo chí, theo bà Mai là “có vẻ nhẹ nhàng hơn”.
Với nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị cơ quan soạn thảo hoàn thiện để UBTVQH sẽ thảo luận thêm về dự án Luật Báo chí tại phiên họp sau, trước khi quyết định có trình ra Quốc hội trong kỳ họp 10 hay không./.
H.Y
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hoảng sợ vì chồng bạo lực tình dục còn... bắt cóc con gái
- ·Trung Quốc: Giới bất động sản đua nhau mua cổ phần ngân hàng
- ·Châu Á tăng mua dầu Iran sau thỏa thuận hạn chế hạt nhân
- ·Nạn quay lén, đeo bám luôn có đất sống ở Hàn
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 05/2015
- ·Tăng xuất khẩu gỗ vào Canada, cơ hội mở rộng thị trường Bắc Mỹ
- ·Dịch vụ trông chồng, bạn trai thay phụ nữ tại quán bar ở Nhật
- ·Nghị sĩ triệu phú chiếm đa số trong Quốc hội Mỹ
- ·Cha làm nông con mắc bệnh 'nhà giàu'
- ·Luộc tôm 'lỗi nhất' là làm theo cách thông dụng này, tôm kém tươi, mất độ ngọt
- ·Chồng đi công tác vợ nhắn tin cho...người cũ
- ·Bí mật đáng sợ của chồng tôi trong điện thoại
- ·Trung Quốc chiếm 53% kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da, giày
- ·Tiền điện tử lao dốc giúp giá vàng trụ vững ở mức cao
- ·Thảm cảnh trần gian ở gia đình có 3 cha con đều ăn xin
- ·Nhu cầu vàng ở Châu Á tăng mạnh
- ·Cách làm cà ri gà chuẩn Nhật Bản cho bữa trưa cuối tuần
- ·Thái Bình cấp gần 300 nghìn liều vaccine phòng bệnh vụ xuân
- ·Mùa Thu chia xa
- ·Sắn Việt cạnh tranh gay gắt với sắn Thái Lan tại thị trường Trung Quốc