会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định bóng đá villarreal】Cần đẩy mạnh công tác đào tạo luật sư về phòng vệ thương mại!

【nhận định bóng đá villarreal】Cần đẩy mạnh công tác đào tạo luật sư về phòng vệ thương mại

时间:2024-12-23 17:45:56 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:779次
Kiện phòng vệ thương mại “leo thang” khi xuất khẩu tăng tốc
Hàng xuất khẩu đối mặt 212 vụ kiện phòng vệ thương mại
3141-img-8380
Nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại đang nhắm tới các sản phẩm gỗ của Việt Nam. Ảnh: N.H

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước chủ động hơn trong việc xử lý, ứng phó với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài cũng như sử dụng hiệu quả các công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, ngày 30/6, Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương phối hợp cùng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM tổ chức hội thảo “Phòng vệ thương mại trong hiệp định RCEP: quy định và thực tiễn”.

Hiệp định RCEP có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đã tạo nên một thị trường rộng lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới và 30% GDP toàn cầu. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước RCEP đạt 132,32 tỷ USD, tăng khoảng 16% so với năm 2020 và nhập khẩu 238,5 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2020.

Theo các chuyên gia, sự tăng trưởng nhanh chóng của xuất khẩu trong những năm qua đã cho thấy năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều ngành đã cao hơn, hàng hóa Việt Nam đã thâm nhập được và có chỗ đứng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, điều này cũng tạo áp lực cạnh tranh đối với các ngành sản xuất tại nước nhập khẩu, khiến các ngành sản xuất này có thể phải đề nghị Chính phủ sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để bảo vệ mình.

Ông Chu Thắng Trung, Phó cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương nhận định, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ngày càng có khả năng trở thành đối tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Trên thực tế, số lượng vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hóa của Việt Nam đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Tính đến hết năm 2021, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 208 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài. Trong đó, số vụ việc điều tra từ năm 2011 đến nay là 161 vụ, chiếm tỷ lệ 77%.

Thời gian qua, với các nỗ lực của Chính phủ, nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp về phòng vệ thương mại đang dần được nâng cao. Một số ngành, một số doanh nghiệp đã xác định được điều tra phòng vệ thương mại là hoạt động bình thường trong thương mại quốc tế, do đó chủ động trong việc xử lý, ứng phó với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài.

Tuy nhiên, theo ông Trung, đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiểu biết về phòng vệ thương mại chưa sâu nên vẫn còn bị động khi trở thành đối tượng bị điều tra, không hiểu rõ các công việc cần thực hiện trong khi yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài rất chặt chẽ về trình tự thời gian, thủ tục, các thông tin doanh nghiệp phải cung cấp. Các doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu của cơ quan điều tra có khả năng cao nhận được kết quả bất lợi, thể hiện bởi việc phải chịu mức thuế cao khi xuất khẩu vào thị trường áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu.

Ở chiều ngược lại, các công cụ phòng vệ thương mại nếu được áp dụng hợp lý sẽ là tấm khiên để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng nhập khẩu, đặc biệt trong bối cảnh các hàng rào thuế quan thông thường sẽ được giảm dần theo các cam kết của Việt Nam trong RCEP. Bởi khi thuế nhập khẩu giảm, hàng nhập khẩu dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam, trong đó có một số mặt hàng có những hành vi cạnh tranh không công bằng như bán phá giá hay nhận được trợ cấp của Chính phủ nước ngoài.

“Biện pháp phòng vệ thương mại khi đó là công cụ để thiết lập lại môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo cho các doanh nghiệp trong nước khắc phục thiệt hại, duy trì việc làm cho người lao động và tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể thực hiện được khi các doanh nghiệp hiểu và biết cách sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại được pháp luật quy định” – ông Chu Thắng Trung nhấn mạnh.

Ông Phan Khánh An, Phó trưởng phòng pháp chế, Cục Phòng vệ thương mại cho biết, trong việc xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại thời gian qua, sự tham gia của các nhà nhập khẩu và các hiệp hội ngành nghề tại Việt Nam còn khá mờ nhạt. Đặc biệt là vai trò của luật sư trong các vụ việc phòng vệ thương mại còn nhiều hạn chế, rất ít luật sư Việt Nam am hiểu về phòng vệ thương mại. Do đó, ông Phan Khánh An kiến nghị cần đẩy mạnh công tác đào tạo luật sư về phòng vệ thương mại.

Về phía các doanh nghiệp, ông Nguyễn Hữu Trường Hưng, Trưởng phòng Điều tra thiệt hại và tự vệ, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp cần nghiên cứu và nắm vững các quy định về phòng vệ thương mại, đồng thời chủ động và tích cực phối hợp giữa các doanh nghiệp vì lợi ích chung của ngành sản xuất trong nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng hệ thống kế toán minh bạch và theo chuẩn kế toán Việt Nam.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Máy chấm công chính hãng, chất lượng tốt, giá ưu đãi tại Phố Công Nghệ
  • Loại na đấu giá 100 triệu/quả: Trước phải chặt bỏ, nay giới sành ăn lùng mua
  • Coolmate tăng doanh thu 80 lần nhờ chuyển đổi số ngành thời trang
  • Hải quan TP Hồ Chí Minh ứng phó với thu ngân sách giảm
  • Tình yêu thì không thể miễn cưỡng
  • Con đỗ đại học, sẵn 2 tỷ đồng, nên mua chung cư hay gửi tiết kiệm rồi thuê nhà?
  • Sau động thái của Ấn Độ và Myanmar, giá gạo Việt lập đỉnh mới
  • Giảm tổn thất hải sản sau thu hoạch
推荐内容
  • Kinh tế xanh trở thành luật chơi, không còn là hoạt động 'từ thiện'
  • 'Thế giới đang tăng lãi suất, chúng ta phải giảm để hỗ trợ doanh nghiệp'
  • Bản tin tài chính sáng 20/8: Giá vàng và dầu ghi nhận tuần giảm, USD tăng
  • Chống khai thác IUU: Ứng dụng công nghệ số để minh bạch nguồn gốc hải sản
  • Bố già hồi xuân, đòi ‘lấy vợ’ gấp
  • Giảm mức phạt, lùi thời hạn xử phạt xe không chính chủ