【kết quả trận newcastle jets】Tết Thân xem tranh khỉ
“Quả phúc” – Phạm Trinh
Được trưng bày tại 26 Lê Lợi và Art gallery Sông Như (14 kiệt 7 Nguyễn Công Trứ) trong triển lãm mang tính truyền thống,ếtThânxemtranhkhỉkết quả trận newcastle jets những bức tranh con giáp mang đến cho người thưởng lãm không khí, sự nao nức của mùa xuân đang gần kề. Với hơn 30 bức tranh được thể hiện qua nhiều giác độ và màu sắc, người xem khi đứng trước những bức tranh vẽ về khỉ cảm thấy tươi tắn và tràn trề hy vọng cho một năm mới.
Theo họa sĩ Nguyễn Thiện Đức, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, trong dân gian, con khỉ không phải là một hình tượng đẹp, thậm chí nó cũng không gợi lên một khái niệm nào về thẩm mỹ. Nhưng trong văn hóa phương Đông và Việt Nam, con vật đứng ở cột số 9 trong hình tượng 12 con giáp này tượng trưng cho sự thông minh, lanh lợi, hiếu động, vui vẻ và chịu khó… Khỉ là con vật thông minh và có khả năng biểu lộ cảm xúc rất gần với con người. Nó xuất hiện nhiều trong văn hóa đại chúng, thành ngữ, đôi khi được xem là hình ảnh ẩn dụ về thân phận con người.
“Khỉ ăn chuối” - Nguyễn Đình Dàng
Ngắm những bức tranh vẽ khỉ đón Xuân Bính Thân của họa sĩ Huế, hình tượng con vật đáng yêu này hiện lên sinh động, đầy linh hoạt. Mỗi tác phẩm là một cách nghĩ, cảm xúc về tính cách, hình tượng con vật và người xem có thể nhận được nhiều thông điệp sâu sắc của cuộc sống qua ngôn ngữ tạo hình: sức sống nội tâm mạnh mẽ, nỗi niềm thân phận hay ước vọng vươn đến một lẽ sống tốt đẹp trong mối quan hệ giữa con người và con người, con người – con vật và tạo hóa. Trong mỗi nét vẽ, mảng màu là những ước vọng về một năm mới sung túc, mong muốn làm đẹp cho đời, lòng trắc ẩn đối với cuộc sống nhân sinh hay có khi là cái cười giễu cợt nhẹ nhàng về nhân tình thế thái.
Với nụ cười tươi tắn, khỉ trong tác phẩm “Nghênh xuân” của Võ Quang Phát là sự ngóng đợi chào đón mùa xuân. Trong bức tranh này, xuân không rực rỡ mà hài hòa, nhã nhặn, sang trọng với gam màu xanh rêu, khói sương mờ ảo đúng chất Huế. Hay hình ảnh khỉ tươi vui, ngộ nghĩnh trong “Quả phúc” của Phạm Trinh là sự ước vọng về một năm mới viên mãn.
“Âu yếm” – Huỳnh Tường Vân
Gam màu nóng của sơn mài với sắc đỏ chủ đạo khi vẽ về khỉ của họa sĩ Nguyễn Đình Dàng lại gợi lên sự ấm cúng của ngày Tết. “Khỉ chơi xuân” là hình ảnh một gia đình khỉ quây quần hạnh phúc khi Tết đến xuân về. Khỉ bố, khỉ mẹ, khỉ con cùng chơi trò chơi dân gian trong tiết trời ấm áp, giữa khung cảnh hoa, lá đang đâm chồi nảy lộc. Không chỉ tạo hiệu ứng về màu sắc, tác phẩm này còn truyền cho người xem cảm xúc về một năm mới sum vầy. Theo Nguyễn Đình Dàng, con khỉ rất thông minh, những hành động, cử chỉ của con người nó có thể bắt chước nên anh mượn hình tượng khỉ để khắc họa trò chơi truyền thống, khung cảnh bình yên của con người khi vạn vật vào xuân.
Qua góc nhìn của họa sĩ, hình ảnh con khỉ được nhân cách hóa, lồng ghép trong hình ảnh, tình cảm của con người qua câu chuyện về gia đình, tình yêu và xã hội. Tác phẩm “Âu yếm” của Huỳnh Tường Vân là tình yêu mặn nồng của đôi tình nhân giữa rừng già xanh thẳm. Hình ảnh “Con khỉ đột” của Lê Bá Cang ngồi trên cây đã bị chặt trơ trụi gửi gắm thông điệp về bảo vệ môi trường. Tác phẩm “Sống cùng trời đất” của Đặng Mậu Tựu lại ẩn chứa quy luật của tạo hóa: cân bằng âm dương. Ở đây, khỉ như một điệu múa, quay theo vòng quay của đất trời, hai tay ôm mặt trăng, mặt trời tượng trưng cho âm dương cân bằng.
Vẽ về khỉ, các họa sĩ không chỉ gắn kết nó với những câu chuyện đời thường mà còn liên tưởng đến hình tượng con khỉ trong điển tích. “Kinh không chữ” của Đặng Mậu Tựu khắc họa tâm trạng bực bội của Tề Thiên Đại thánh vượt qua muôn vàn khó khăn đi thỉnh kinh nhưng lại nhận bộ kinh không có chữ. Đằng sau đó là triết lý thâm sâu của Phật giáo: không mà có, có mà không. Hay hình ảnh Tôn Ngộ Không ra khỏi Ngũ hành sơn mang theo vòng kim cô trong “Cái giá của sự tự do” hoặc sự tích Tôn Ngộ Không mượn quạt ba tiêu.
Với bút pháp sinh động, chất liệu phong phú, hình tượng con khỉ được thể hiện ở nhiều tư thế khác nhau, khi suy tư, lúc tươi vui ngộ nghĩnh, cũng có khi cô đơn trầm ngâm… Đâu đó phảng phất thần thái mỹ thuật dân gian, hay lối biện bạch điển tích cổ theo phong cách nhân cách hóa - ẩn dụ dí dỏm nhưng thâm ý, pha trộn một vài ngôn ngữ tạo hình hiện đại khúc chiết, gãy gọn. Điều đó tạo nên sự đa cách trong ngôn ngữ tạo hình và người xem có thể tìm thấy nhiều chi tiết đắc ý để ngẫm nghĩ, kỳ vọng về một năm mới tốt đẹp. Vì thế, dù được duy trì 16 năm nay nhưng phòng tranh con giáp luôn sinh động, lôi cuốn thị giác người xem.
Trang Hiền
(责任编辑:World Cup)
- ·Đầu tư vào khâu chế biến để tăng chất lượng cho trái cây ĐBSCL
- ·Quảng Nam kiến nghị tạm đình chỉ thi công hai thủy điện Đắk Di 1 và 2
- ·Khác biệt tinh tế giữa EVFTA và UKVFTA
- ·Kon Tum: Đầu tư dự án trang trại chăn nuôi heo quy mô 110 tỷ đồng
- ·Ý nghĩa của ngày Pháp luật Việt Nam 09/11
- ·Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các chủ đầu tư đánh giá tác động của biến động giá thép
- ·Thái Nguyên: Triển khai các nội dung liên quan đến lập quy hoạch
- ·Juventus cắt mạch thua
- ·Thành lập Tổ công tác gỡ khó cho 19 tập đoàn, tổng công ty
- ·Gia Lai kêu gọi đầu tư nhiều dự án giai đoạn 2021
- ·Xử phạt cá nhân do lập fanpage giả mạo cơ quan báo chí
- ·Tuyển Việt Nam lạc quan trước trận bán kết giải U23 Đông Nam Á 2022
- ·Quảng Nam xin ý kiến Tỉnh uỷ khi chấp thuận dự án có diện tích 10ha trở lên
- ·Đề xuất chốt phương án hoàn chỉnh đường vành đai 3 TP.HCM trị giá 156.800 tỷ đồng
- ·Website hothanbao.com vi phạm về quảng cáo sản phẩm Hỗ Thận bảo
- ·Hoàn thành xây dựng Sân bay Long Thành trước ngày 31/3/2025
- ·Giao đầu mối chuẩn bị đầu tư Dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống
- ·TTC Lâm Đồng đề xuất sáp nhập 3 dự án du lịch tại Đà Lạt
- ·Đẩy nhanh phục hồi và phát triển kinh tế
- ·Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các chủ đầu tư giải ngân tối thiểu 4.000 tỷ đồng trong tháng 8/2021