【soi keo nhat ban】Pháp luật Việt Nam và việc bảo đảm quyền con người
Ở nước ta,ậtViệtNamvviệcbảođảmquyềnconngườsoi keo nhat ban quyền con người được bảo đảm và thực hiện bằng Hiến pháp và pháp luật. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay đều nhất quán khẳng định sự quan tâm, chăm lo, bảo vệ, tôn trọng quyền con người và thực hiện có hiệu quả quyền con người.
Quyền được chăm sóc sức khỏe là một trong những quyền con người cơ bản.
Quan điểm cua Nhà nước Việt Nam về quyền con người có cội rễ sâu xa từ truyền thống lịch sử, văn hóa hàng nghìn năm của một dân tộc luôn coi trọng tinh thần hòa hiếu, khoan dung, nhân đạo, yêu chuộng hòa bình và các giá trị nhân văn. Đây là những giá trị văn hóa tiêu biểu đặc trưng của dân tộc Việt Nam được hun đúc, kết tinh trong cuộc sống, lao động, phát triển quan hệ với các quốc gia khác và đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm để giành cho mình những quyền và tự do cơ bản của con người.
Nhà nước Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, mọi chủ trương, đường lối của Nhà nước đều hướng tới làm cho “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; mọi chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước đều lấy người dân làm trung tâm để đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu chính đáng của Nhân dân. Quan điểm, chủ trương của Nhà nước về quyền con người được thể hiện ở những nội dung:
Quyền con người là khát vọng và giá trị chung của toàn nhân loại. Quyền con người mang tính phổ biến nhưng khi áp dụng cần phù hợp với đặc thù của các quốc gia, dân tộc. Do đó, khi tiếp cận vấn đề quyền con người cần kết hợp hài hòa các chuẩn mực, nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế với các điều kiện đặc thù về lịch sử, xã hội, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, chế độ chính trị, trình độ phát triển ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia.
Chủ quyền quốc gia, quyền dân tộc tự quyết, quyền con người có mối quan hệ mật thiết và thống nhất với nhau. Thực thi quyền con người phải dựa trên cơ sở bảo vệ quyền dân tộc tự quyết, chủ quyền quốc gia. Nếu dân tộc không được độc lập, chủ quyền quốc gia không được xác lập thì không thể có quyền con người.
Mặt khác, quyền con người là sự thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, giữa quyền và lợi ích cá nhân với quyền và lợi ích cộng đồng. Mọi người dân Việt Nam được thực hiện các quyền và tự do cá nhân mà pháp luật khong cấm, nhưng việc thực hiện quyền và tự do cá nhân đó không được xâm phạm đến việc thụ hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và của cộng đồng.
Việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trước hết là trách nhiệm và quyền hạn của mỗi quốc gia. Các quốc gia có thể có những khác biệt trong cách tiếp cận về quyền con người. Để thu hẹp khác biệt, tăng cường hiểu biết, Việt Nam ủng hộ đối thoại và mở rộng hợp tác về quyền con người trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, đồng thời kiên quyết phản đối mọi biểu hiện áp đặt, sử dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để gây sức ép, can thiệp vào công việc, nội bộ của nước khác.
Ở nước ta, quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Quốc hội thông qua ngày 28-11-2013 và có hieu lực từ ngày 1-1-2014, thể hiện rõ ý chí, nguyện vọng của đại đa số Nhân dân và bản chất dân chủ của Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Theo đó, Hiến pháp năm 2013, gồm 11 chương, 120 điều, trong đó có 36 điều ở Chương II chế định trực tiếp các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 mở rộng nội dung về quyền, quy định rõ hơn các quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992, bao gồm: Quyền bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 16); không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm (khoản 1, Điều 20); bảo vệ đời tư (Điều 21); tiếp cận thông tin (Điều 25); tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 28);…
Hiến pháp năm 2013 còn chế định một số quyền mới như, mọi người có quyền sống (Điều 19), các quyền về nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40), quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41). Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng phạm vi bảo vệ đối với các quyền con người, quyền công dân trên cả hai lĩnh vực dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa, đáp ứng những nhu cầu mới về quyền con người nảy sinh trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường hội nhập quốc tế và ngày càng cải thiện mức sống của người dan.
Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận cả ba nghĩa vụ của Nhà nước, tương ứng với các quy định về nghĩa vụ quốc gia theo Luật Nhân quyền quốc tế, đó là tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người. Hiến pháp năm 2013 có quy định nguyên tắc về giới hạn quyền, theo đó, “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (khoản 2, Điều 14). Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 quy định “mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác”; “việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 15)”. Các hạn chế về quyền nêu trên hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế về quyền con người.
Có thể thấy, việc Việt Nam quy định quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 tạo nền tảng pháp lý cao nhất để bảo đảm quyền con người được hiện thực hóa đầy đủ trong thực tiễn, đây cũng sẽ là những nội dung, mục tiêu và động lực mới nhằm phát triển một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
ĐÌNH BẢO tổng hợp
(责任编辑:World Cup)
- ·Cần quản lý người dùng mạng xã hội bằng số điện thoại
- ·Ủy ban MTTQ Việt Nam xã An Linh (huyện Phú Giáo): Trao hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
- ·Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần
- ·Dòng tiền đang...mỏi
- ·Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển lành mạnh
- ·Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bàu Bàng: Hành động vì trẻ em
- ·Liên đoàn Lao động tỉnh, TP.Tân Uyên: Họp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
- ·Công ty đứng sau game Liên Minh Huyền Thoại có doanh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm
- ·Xuất cấp gạo cho 03 địa phương dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023
- ·Đà Nẵng: Ông Lê Trung Chinh làm Trưởng Ban chỉ đạo phục hồi kinh tế
- ·TP.HCM thông tin về 3 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron trong cộng đồng
- ·Tiếp tục đổi mới hơn nữa để hoàn thành trọng trách của Quốc hội
- ·Huyện Bàu Bàng: Nhiều mô hình hiệu quả từ việc học tập và làm theo Bác
- ·Cần tạo dựng động lực mới cho cải cách
- ·Kỷ niệm 6 năm thành lập Văn phòng đại diện Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống tại TP. HCM
- ·Bộ Giao thông yêu cầu tăng cường đảm bảo an toàn giao thông trong vận tải ô tô
- ·Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025
- ·Trung ương thảo luận quy định về những điều đảng viên không được làm
- ·Sau ngày 6/9, Hà Nội tiếp tục giãn cách vùng đỏ, còn lại áp dụng cao hơn Chỉ thị 15
- ·Tận dụng cấp độ “xanh”, Phú Yên tái thiết kinh tế