【nằm mơ thấy chó đen】Bộ sưu tập dự án điện gió tỷ đô của ông Đỗ Lê Quân
Bộ sưu tập dự án điện gió tỷ đô của ông Đỗ Lê Quân
Chủ yếu hoạt động trong mảng kinh doanh, môi giới bất động sản, Công ty TNHH Tài Tâm đang trở thành hiện tượng trong giới đầu tư năng lượng khi nắm giữ/chi phối nhiều dự án điện quy mô lớn trên cả nước vài năm qua.
Ra đời từ năm 1996, Công ty TNHH Tài Tâm hoạt động trọng tâm về cho thuê bất động sản. Hơn 20 năm sau, quy mô công ty này (vốn điều lệ 107 tỷ đồng) cũng chưa thực sự nổi bật trong giới kinh doanh địa ốc.
Tuy nhiên, bằng cách trực tiếp hoặc chi phối, Tài Tâm lại đang sở hữu bộ sưu tập dự án điện đáng nể ngay cả với những đơn vị chuyên kinh doanh phát triển năng lượng.
Bộ sưu tập dự án điện giócó dấu ấn đậm nét của Công ty TNHH Tài Tâm và doanh nhân Đỗ Lê Quân có thể kể đến như: Điện gió Tài Tâm (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị); điện gió Hưng Bắc (xã Thanh, A Xing, A Túc và Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị); điện gió Phương Bắc 2 (tại xã A Dơi, xã Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị); điện gió Hoàng Hải tỉnh Quảng Trị; điện gió Ea H’leo Đắk Lắk – tại xã Ea Ral, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk; điện gió tại xã Thuận Hạnh, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông; điện gió Phương Bắc – tại xã A Dơi, A Túc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Bình Thuận; điện gió Phương Bắc – Trà Vinh 1 (tương ứng với vị trí V3-5) tại ngoài khơi xã Tường Long Hòa, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh; điện gió Thạnh Phú tại xã An Điền, An Nhơn, An Quy, Mỹ An, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre; điện gió Đắk N’Drung (1,2,3)…
Nhà máy điện gió Tài Tâm – tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (công suất 50MW) có tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV ĐT Năng lượng Tài Tâm Quảng Trị, vốn điều lệ 20 tỷ đồng do ông Đỗ Lê Quân làm giám đốc. Cơ cấu vốn cho dự án gồm 20% vốn tự có tương đương 360 tỷ đồng, 80% là vốn vay tương đương 1.440 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của dự án 50 năm, dự kiến nghiệm thu đưa vào vận hành tháng 11/2021.
Nhà máy điện gió Hưng Bắc (tại xã Thanh, A Xing, A Túc, và Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) do liên danh Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển nhà Sài Gòn – Hà Nội và Công ty CP Đầu tư năng lượng Hưng Bắc đề xuất. Dự án có công suất 89,6 MW, tổng mức đầu tư 3.566 tỷ đồng.
Nhà máy điện gió Hoàng Hải – tại xã Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, do Công ty TNHH MTV ĐT Năng lượng Hoàng Hải Quảng Trị (doanh nghiệp dự án đăng ký ngày 15/6/2020, giám đốc là Đỗ Kim Ngọc) đề xuất. Dự án có công suất 50MW, tổng mức đầu tư 1.700 tỷ đồng (chủ đầu tư góp 340 tỷ đồng, còn lại 1.360 tỷ đồng là đi vay). Dự kiến nghiệm thu vận hành tháng 10/2021, thời hạn hoạt động 50 năm.
Nhà máy điện gió Phương Bắc – Trà Vinh 1 (tương ứng với vị trí V3-5) tại xã ngoài khơi xã Tường Long Hòa, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh do liên doanh Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển nhà Phương Bắc và Công ty CP Đầu tư năng lượng Hưng Bắc lập đề xuất với công suất 300MW, dự kiến đưa vào vận hành quý III/2021. Tổng mức đầu tư dự án là 15.931 tỷ đồng, tuổi thọ kinh tế dự án là 20 năm. Đại diện chủ đầu tư là ông Đỗ Lê Quân.
Nhà máy điện gió Thạnh Phú tại xã An Điền, An Nhơn, An Quy, Mỹ An, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (công suất 120MW), do liên danh Công ty TNHH Tài Tâm và Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển Phương Bắc làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư ước tính khoảng 4.996 tỷ đồng, trong đó 80% là vốn vay nước ngoài với lãi suất vay 4%/năm trong 12 năm. Dự kiến đi vào vận hành thương mại quý IV/2020.
Nhà máy điện gió Viên An tại xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau có công suất 201,6MW, do liên danh Công ty TNHH Tài Tâm và Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển Phương Bắc đề xuất, dự kiến vận hành vào 2020-2025. Tổng mức đầu tư dự án là 7.296 tỷ đồng. Cơ cấu vốn đầu tư là 20% vốn tự có, còn lại là vốn vay (lãi suất 10,5%/năm).
3 dự án điện gióĐắk N’Drung (1,2,3) tại huyện Đăk Song, Đắk Nông (mỗi dự án có công suất 100MW) đều do liên danh Công ty CP đầu tư năng lượng Hưng Bắc (ông Đỗ Lê Quân làm tổng giám đốc) và Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển Phương Bắc đề xuất bổ sung quy hoạch điện quốc gia. Dự kiến tháng 11/2021 đưa dự án vào hoạt động. Tổng mức đầu tư của cả 3 nhà máy là 10.500 tỷ đồng. Theo tính toán giả thiết ban đầu, 20% tổng vốn là vốn tự có của chủ sở hữu, 80% còn lại là vốn vay (với lãi suất 10%, thời hạn 10 năm).
Còn theo quyết định chủ trương đầu tư của tỉnh Đắk Nông, 3 dự án này (tổng vốn đầu tư khoảng 10.500 tỷ đồng) lần lượt được cấp cho Công ty TNHH MTV Năng lượng Đắk N’Drung Đắk Nông, Công ty TNHH MTV Năng lượng Đắk N’Drung Đắk Nông -1 và Công ty TNHH MTV Năng lượng Đắk N’Drung Đắk Nông -2. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm. Cả 3 chủ đầu tư này đều chung một trụ sở (số 161 Tôn Đức Thắng, phường Nghĩa Thành, TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông), đều có vốn điều lệ 10 tỷ đồng và đều do ông Đỗ Lê Quân làm giám đốc.
Đa phần các dự án nêu trên đều đã được chấp thuận vào quy hoạch điện lực quốc gia năm 2020 vừa qua (quy hoạch điện VII điều chỉnh).
Công ty TNHH Tài Tâm thành lập năm 1996, đặt trụ sở chính tại 72 Xuân Diệu, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội, do ông Đỗ Lê Quân làm tổng giám đốc. Các cổ đông góp vốn gồm ông Quân, ông Đỗ Kim Ngọc và bà Lê Thị Ân. Cả 3 cá nhân cổ đông sáng lập đều chung hộ khẩu thường trú tại 338 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Cả 3 cá nhân nói trên lần lượt xuất hiện với vai trò là cổ đông sáng lập (tỷ lệ sở hữu từ 30-40%) ở các công ty như Công ty CP Đầu tư năng lượng Hưng Bắc, Công ty TNHH MTV ĐT Năng lượng Hoàng Hải Quảng Trị, Công ty CP Đầu tư thương mại và kinh doanh BĐS Thăng Long, Công ty TNHH MTV ĐT Năng lượng Tài Tâm Quảng Trị…
Đây cũng là những pháp nhân đứng tên trong liên danh đề xuất các dự án điện bổ sung vào quy hoạch điện lực quốc gia. Với mô hình quen thuộc, sau khi được chấp thuận bổ sung quy hoạch (cũng như quyết định chủ trương đầu tư), các liên danh này thành lập doanh nghiệp dự án – với vai trò xuyên suốt làm đại diện pháp luật của ông Đỗ Lê Quân.
Theo tìm hiểu của TheLeader, đây đều là những dự án có quy mô khủng cả về mức độ chiếm đất, tuổi đời dự án lẫn tổng mức đầu tư. Đặc biệt, khi các dự án bước vào giai đoạn triển khai sắp tới, lượng vốn tự có mà các chủ đầu tư phải chuẩn bị sẽ lên tới cả chục nghìn tỷ đồng – bên cạnh nguồn lực đi vay từ các tổ chức tín dụng trong/ngoài nước.
Tuy nhiên, áp lực vốn sẽ không còn là vấn đề nếu chủ đầu tư kịp sang nhượng dự án dưới các hình thức khác nhau ngay khi hồ sơ pháp lý dự án được thông qua.
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·Chuyện ở một tổ công đoàn “đặc biệt”
- ·Năm 2016 có 9 ngày lễ lớn
- ·Hai vợ liệt sĩ Trường Sa, DK được vào làm việc tại Vùng 2 Hải quân
- ·Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- ·VNPT vinh danh khách hàng và điểm bán tiêu biểu
- ·Cần giúp người nhiễm “H” hợp tác điều trị
- ·Bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở Đồng Phú
- ·Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- ·LỜI CẢM TẠ
- ·10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
- ·Bù Gia Mập còn 8,27% hộ nghèo
- ·Công trình từ sức dân
- ·Cấp cứu hơn 1.900 ca chấn thương sọ não trong ba ngày Tết
- ·Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời
- ·Các loại hình trung tâm giáo dục nghề nghiệp
- ·Xuất hiện một vùng áp thấp mới trên khu vực Biển Đông
- ·Bài tập cho tay khỏe
- ·Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- ·Bi kịch không lối thoát của những nạn nhân "tín dụng đen"
- Rác thải đủ loại ồ ạt tấn công, phủ kín bãi tắm ở biển Cửa Lò
- Đặc sản Hà Nội ấm lòng du khách 'xua tan' cái lạnh buốt giá
- Quần thể Núi Bà Đen lung linh về đêm với hơn 3500 ngọn đèn
- Tiết lộ sốc: Tổng thống Syria hợp tác với khủng bố IS?
- Món bún bung hầm từ hoa chuối, vị ngon đặc biệt chỉ có ở Thái Bình
- Panama đáp trả việc đưa nước này vào "thiên đường trốn thuế"
- Du khách đổ về Cao Bằng tham gia Lễ rước nước thiêng thác Bản Giốc
- Du lịch Khánh Hòa chú trọng chất lượng, đặt mục tiêu thu 21.000 tỷ đồng
- Bị tấn công bất ngờ, du khách tay không giao chiến với gấu đen
- Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 48 tại Lào