【7m. cn live】Nhiều giải pháp thu đúng, thu đủ vào ngân sách nhà nước
Ngay từ đầu năm, lãnh đạo Chính phủ và lãnh đạo Bộ Tài chính đã đặc biệt quan tâm đến công tác thu ngân sách. Để đạt và vượt dự toán được giao, “quyết tâm” của Bộ Tài chính đã được cụ thể hoá thành các nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt cùng với các giải pháp chi tiết để triển khai trong toàn Ngành và mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ.
Cải cách thúc đẩy nguồn thu
Nhắc đến công tác chống thất thu, việc quan trọng mà toàn ngành Tài chính đã, đang và sẽ tập trung là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) nhằm nâng cao hiệu suất và đảm bảo công khai, minh bạch. Được đánh giá là một trong những cơ quan thuộc Chính phủ đi đầu trong công tác CCHC, công tác này của ngành Tài chính đã có bước chuyển rõ nét. Ví như trong điều hành, nhiều năm trở lại đây, khi Chính phủ đưa ra Nghị quyết số 19 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ Tài chính luôn tiên phong đưa ra kế hoạch cụ thể để thực hiện. Trong năm 2018, Bộ cũng đã ban hành chương trình hành động với 47 nhóm nhiệm vụ, 87 giải pháp và 175 sản phẩm đầu ra. Nhờ đó, công tác cải cách của ngành Tài chính được thực hiện xuyên suốt, liên tục và hiệu quả.
Kết quả có thể kể đến như Bộ Tài chính đã thực hiện rà soát cắt giảm 174 thủ tục hành chính (TTHC), đơn giản hóa 898 TTHC; rà soát 370 điều kiện đầu tư kinh doanh, đề nghị bãi bỏ 99 điều kiện, đơn giản hóa 89 điều kiện đầu tư kinh doanh; công bố danh mục 105 TTHC có thể thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Cập nhật đầy đủ, toàn bộ TTHC lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC theo đúng quy định và công khai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài chính và niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN trong quá trình thực hiện TTHC. Đã triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với 893 thủ tục, trong đó có 223 dịch vụ công trực tuyến mức độ 1; 378 dịch vụ công trực tuyến mức độ 2; 104 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; 188 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4...
Hệ thống khai thuế qua mạng đã được mở rộng; kết nối thông tin nộp thuế điện tử giữa các cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc và các ngân hàng thương mại. Tổng cục Thuế cũng mở rộng hoàn thuế điện tử, các dịch vụ điện tử đối với cá nhân, tổ chức. Thủ tục hải quan điện tử và triển khai cổng thanh toán điện tử, Hệ thống VNACCS/VCIS được triển khai trên toàn quốc. Cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối được 11 bộ, ngành. Tổng cục Hải quan đã tiến hành thí điểm kết nối giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng tại Hải Phòng nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan. Kho bạc Nhà nước đã triển khai vận hành hệ thống TABMIS thông suốt, hiệu quả, góp phần quản lý tập trung, giảm thiểu TTHC trong giao dịch cho các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư; đồng thời đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời cho công tác quản lý và điều hành ngân sách ở Trung ương và các địa phương.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Thuế, Hải quan và các lĩnh khác được Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm, đạt được nhiều kết quả qua việc cung cấp dịch vụ công cấp độ 3, 4, kê khai, nộp, quản lý thuế điện tử, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, kết nối kỹ thuật một cửa ASEAN. Những nỗ lực trên, ngành Tài chính đã góp phần quan trọng đưa môi trường kinh doanh của Việt Nam trong 2 năm qua đã tăng 23 bậc, đứng thứ 68 trên 190 nền kinh tế; năng lực cạnh tranh quốc gia cũng tăng 5 bậc so với năm 2016, đứng thứ 55 trên tổng số 137 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng.
Theo đánh giá của WB, đóng góp vào kết quả cải thiện môi trường kinh doanh nêu trên, phải kể đến chỉ số nộp thuế và bảo hiểm xã hội (từ xếp hạng 167 lên 86), tiếp cận điện năng (từ xếp hạng 96 lên 64)... Về thủ tục hải quan, đặt mục tiêu cắt giảm 50% thủ tục kiểm tra chuyên ngành.
Năm qua, ngành Tài chính cũng đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cấp uỷ và chính quyền địa phương, động viên và tranh thủ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của cộng đồng DN và nhân dân, để làm tốt công tác chỉ đạo, điều hành thu NSNN ngay từ đầu năm. Trong đó, chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan chủ động, quyết liệt triển khai các giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; cưỡng chế thu nợ thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các DN.
Những kết quả cải cách thời gian qua của ngành Tài chính đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần tạo thuận lợi cho người nộp thuế, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh, góp phần hoàn thành và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm, từ đó mang về nguồn thu bền vững cho NSNN.
Thu hàng nghìn tỷ từ nợ đọng và thanh tra
Để chống thất thu, một nhiệm vụ luôn được dư luận xã hội khá quan tâm là thu hồi nợ đọng thuế. Giải trình trên nghị trường tại kỳ họp thứ 5 đang diễn ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã chia sẻ khá nhiều kết quả về lĩnh vực này. Bộ trưởng cho biết, mặc dù tỷ lệ nợ thuế hiện còn ở mức cao (trên 7%), nhưng trước sự quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của các địa phương, tình hình đã có chuyển biến tích cực. Số thuế nợ đọng đã giảm cả về số tuyệt đối và tỷ lệ so với tổng thu NSNN, trong đó số thuế nợ đọng giảm từ 81,97 nghìn tỷ đồng năm 2016, xuống còn 73,1 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2017, tương ứng giảm 10,8%, riêng số nợ thuế có khả năng thu hồi giảm từ 31,7 nghìn tỷ đồng năm 2016 xuống 26 nghìn tỷ đồng năm 2017, tương ứng giảm 18%, bằng khoảng 2,5% tổng thu NSNN. Cùng với đó, số thu hồi nợ đọng thuế tăng cao qua các năm, năm 2016 là 39,7 nghìn tỷ đồng, năm 2017 là 44,77 nghìn tỷ đồng. Trong số thuế nợ đọng còn lại, số nợ thuế không có khả năng thu hồi đến cuối năm 2017 là 31,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2016, chiếm 43% tổng nợ. Đây là các khoản nợ thuế của các đối tượng đã chết, mất tích, DN giải thể không còn tài sản để thu hồi..., nhưng chưa được xóa.
Cùng với thu hồi nợ đọng, công tác thanh tra, kiểm tra toàn ngành Tài chính cũng được chú trọng. Theo Chánh Thanh tra Bộ Tài chính Trần Văn Vượng, từ năm 2016 đến tháng 3/2018, toàn ngành Tài chính đã thực hiện 194.230 cuộc thanh tra, kiểm tra và 31.873 vụ bắt giữ hàng hóa qua công tác điều tra chống buôn lậu. Kết quả thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và kiến nghị xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thuế, hải quan, tiêu chuẩn, định mức, chế độ về tài chính, NSNN, tài sản công..., với số tiền trên 121.188 tỷ đồng (thu vào NSNN 45.471 tỷ đồng; giảm chi NSNN 1.155 tỷ đồng, phạt vi phạm hành chính 4.089 tỷ đồng, giảm lỗ 61.062 tỷ đồng, xử lý khác 9.411 tỷ đồng). Số tiền đã thu, nộp NSNN là 31.974 tỷ đồng. Cơ quan Thuế các cấp đã chuyển hồ sơ 5.685 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan Công an để xử lý theo quy định; cơ quan Công an đã xử lý hình sự 26 vụ, khởi tố điều tra 22 bị can, số tiền thu hồi 4 tỷ đồng (năm 2016 xử lý hình sự 23 vụ, số tiền đã thu hồi 4 tỷ đồng, khởi tố điều tra 20 bị can; năm 2017 xử lý hình sự 3 vụ, khởi tố 2 bị can). Cơ quan Hải quan đã khởi tố 97 vụ việc và chuyển các cơ quan chức năng khác điều tra, khởi tố 147 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Như vậy, qua thanh tra, kiểm tra, mỗi năm NSNN cũng có thêm hàng nghìn tỷ đồng.
Tổng thu NSNN năm 2016 là 1.107.381 tỷ đồng, tăng 9,2% so với dự toán. Tổng thu NSNN năm 2017 đạt gần 1,3 triệu tỷ đồng, vượt dự toán Quốc hội giao khoảng 5%. Tổng thu NSNN 5 tháng đầu năm 2018 đạt 549 nghìn tỷ đồng, bằng 41,6% dự toán, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2017. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
- ·4 đối tượng dưới đây rất nguy hiểm nếu ăn thịt trâu
- ·Có thể tử vong nếu ăn chuối sai cách
- ·Việt Nam có khoảng 76% thịt lợngiết mổ ở cơ sở nhỏ lẻ kém vệ sinh
- ·Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- ·Thông báo trúng thưởng xe SH qua tin nhắn, coi chừng 'tiền mất, tật mang'
- ·Ngộ độc thuốc trừ sâu, thiếu nữ 18 tuổi sùi bọt mép rồi ngất xỉu
- ·Mắc bệnh thủy đậu: Sai lầm trong ăn uống khiến sẹo lồi lõm
- ·Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- ·Uống trà xanh và những điều tuyệt đối cấm kỵ
- ·Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- ·Giật mình trước vi khuẩn nấm mốc cực độc tiềm ẩn trong nhà bếp
- ·Tin cảnh báo: Vụ ngộ độc ở Lai Châu nghi không chỉ do rượu
- ·Nguy hiểm ‘chết người’ khi tự ý phá thai bằng thuốc
- ·Chuyên Gia AI
- ·Sự thật về mức độ nguy hiểm của các độc tố trong bỉm Pampers
- ·Mẹ bầu dùng gôm xịt tóc có thể khiến bé mắc dị tật bẩm sinh
- ·Não sẽ bị 'đơ' nếu ăn đồ ăn nhanh mỗi ngày
- ·Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- ·Băng phiến có thể khiến trẻ tổn thương não nếu hít phải