【tỷ số sao paulo】Phó Thủ tướng đề nghị quản chặt giá xăng dầu, kit
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi: Đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường để giảm giá xăng dầu |
Kiểm soát chặt lạm phát,óThủtướngđềnghịquảnchặtgiáxăngdầtỷ số sao paulo ổn định đời sống người dân |
Thủ tướng chỉ đạo đảm bảo không để thiếu hụt xăng dầu trong nước |
Đảm bảo nguồn cung, giám sát thị trường để bình ổn giá xăng dầu |
Lạm phát theo mục tiêu vẫn trong tầm kiểm soát
Trong 2 tháng đầu năm 2022, mặt bằng giá cả thị trường biến động tăng theo quy luật hàng năm do trùng với thời điểm diễn ra Tết Nguyên đán, bên cạnh đó, căng thẳng chính trị giữa Nga - Ukraina tác động mạnh tới giá nguyên, nhiên liệu trên thị trường thế giới, trong đó có mặt hàng xăng dầu và gas gây áp lực tăng giá lên một số mặt hàng trong nước. Một số mặt hàng vật tư y tế phòng dịch tăng giá do nhu cầu tăng cao trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2022 tăng 1% so với tháng trước; tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,2% so với tháng 12/2021. Bình quân 2 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1,68% so với cùng kỳ năm trước.
Giá nhiều mặt hàng tại các siêu thị vẫn ổn định. Ảnh: TL. |
Phó Thủ tướng nhận định, với mặt bằng giá cả thị trường tăng trong 2 tháng đầu năm và tác động diễn biến của dịch Covid-19, đang gây áp lực lên công tác điều hành giá của Chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.
Trong bối cảnh đó, công tác quản lý, điều hành giá đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá quan tâm, chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm và đề ra những giải pháp nhanh chóng, kịp thời. Ngay đầu tháng 2/2022, Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã có chỉ đạo tại văn bản số 882/VPCP-KTTH, các bộ, ngành cơ quan liên quan đã thực hiện tốt cơ chế phối hợp, tham mưu cho cơ quan cấp trên cũng như triển khai các giải pháp quản lý, điều hành giá kịp thời, hiệu quả, linh hoạt giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, góp phần quan trọng trong công tác quản lý điều hành giá nói riêng và công tác điều hành kinh tế vĩ mô nói chung.
“Với diễn biến CPI của 2 tháng đầu năm 2022, các bộ, cơ quan đều thống nhất nhận định việc kiểm soát CPI bình quân cả năm 2021 ở mức khoảng 4% là vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo điều hành giá, nhưng cần kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả”, văn bản kết luận ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra về giá để bình ổn thị trường
Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị và giá cả các mặt hàng trên thế giới, áp lực tăng giá một số mặt hàng trong nước, trong 10 tháng còn lại của năm 2022, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai ngay một số các nhiệm vụ, giải pháp.
Theo đó, thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, bình ổn thị trường. Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.
Đối với công tác quản lý giá các mặt hàng thiết yếu, các bộ quản lý ngành chủ động theo dõi sát biến động giá cả, cung cầu trên thị trường thế giới và trong nước để kịp thời ứng phó trong điều hành sản xuất trong nước, cân đối cung cầu và điều hành, bình ổn giá phù hợp.
Đặc biệt, đối với giá một số mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá, chưa xem xét điều chỉnh cho đến hết quý II/2022, trừ những hàng hóa, dịch vụ đã có cơ chế điều chỉnh theo quy định. Các bộ quản lý ngành chủ động phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê rà soát, tính toán các phương án giá, đánh giá tác động đối với kinh tế xã hội, mặt bằng giá, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để chủ động có phương án điều hành phù hợp khi có dư địa.
Đáng lưu ý, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới, sử dụng hợp lý Quỹ Bình ổn giá xăng dầu với liều lượng thích hợp, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của người dân.
Đồng thời, cập nhật dự báo thường xuyên giá xăng dầu trong ngắn hạn và dài hạn để chủ động trong công tác điều hành; chủ động triển khai các biện pháp phù hợp để đảm bảo cung ứng xăng dầu cho sản xuất và tiêu dùng trong nước, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý, trái quy định. Bộ Tài chính nghiên cứu, tính toán các giải pháp về thuế đối với xăng dầu, đặc biệt là thuế bảo vệ môi trường để vừa đảm bảo hài hòa giữa chính sách tài khóa, cơ chế điều hành giá xăng dầu phù hợp để kiểm soát lạm phát, đồng thời tăng cường các giải pháp chống buôn lậu qua biên giới đối với mặt hàng này.
Bộ Y tế chủ động theo dõi, giám sát biến động giá các mặt hàng trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 để có các biện pháp quản lý, bình ổn giá theo quy định tại Luật Giá và Nghị định số 98/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Đồng thời, khẩn trương tổ chức triển khai Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 ngày 30/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho phép thực hiện một số cơ chế chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 để quản lý, bình ổn giá theo quy định pháp luật về giá đối với các loại test, kit xét nghiệm sử dụng để thực hiện dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2, đồng thời chú trọng kiểm soát chất lượng các mặt hàng này.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và các cơ quan báo chí tổ chức thực hiện công tác truyền thông, đảm bảo tuyên truyền đầy đủ, trung thực, kịp thời, khách quan, minh bạch thông tin về giá. Các bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động, kịp thời cung cấp thông tin khách quan, toàn diện, chính xác cho các cơ quan báo chí về công tác điều hành giá các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng liên quan đến phòng chống dịch Covid-19 để ổn định tâm lý người tiêu dùng, kiểm soát lạm phát kỳ vọng./.
(责任编辑:La liga)
- ·Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14: Những nhiệm vụ trọng tâm trong điều hành KT
- ·Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi): Người lao động được tạm ứng tối đa 3 tháng lương
- ·Nghệ An – Hà Tĩnh chuẩn bị Lễ vinh danh dân ca Ví, Giặm
- ·Sắp diễn ra chung kết cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam 2019
- ·Bình Thuận: Ngư dân đưa cá Ông nặng 2 tấn vào đất liền mai táng
- ·Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội sách văn học châu Âu
- ·EU công bố chiến lược phát triển Trí tuệ nhân tạo
- ·Chăm lo Tết, mang niềm vui đến với người lao động
- ·Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dầu khí và hàng không
- ·Từ đầu năm đến nay, hơn 1.100 ca mắc sởi trên địa bàn Hà Nội
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 307 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Nhật hỗ trợ tài chính các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang
- ·Khuyến mại cho dịch vụ thanh toán tại Techcombank
- ·Gái xinh nhất “Step up” rạng rỡ ở Việt Nam
- ·Cuối tuần này, Thủ tướng chủ trì Hội nghị với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, tái khởi động nền
- ·Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rào và dông, Nam Trung Bộ nắng nóng gay gắt
- ·Công chúa kế vị Thụy Điển thưởng thức ẩm thực đường phố Hà Nội
- ·Tai nạn lao động tạo ra gánh nặng về kinh tế
- ·Đến trưa 8/6, VTV xác nhận vẫn chưa sở hữu bản quyền World Cup
- ·Những lâu đài đẹp nhất thế giới