【giải vô địch nhật】Các thành viên APEC tăng cường hợp tác chặt chẽ, hướng tới tăng trưởng toàn diện
>>Vì một APEC phát triển bền vững, cùng vun đắp cho tương lai tốt đẹp hơn
>>Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC 2017
>>Các nền kinh tế APEC đánh giá cao 4 chủ đề, sáng kiến của Việt Nam
Đây cũng là hoạt động đầu tiên của Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC trong chuỗi các sự kiện năm APEC 2017 của Việt Nam.
Theo chương trình Hội nghị của ngày thứ nhất, đại diện các nền kinh tế và các tổ chức quốc tế đã thảo luận về các nội dung: (i) Tình hình kinh tế tài chính vĩ mô quốc tế và khu vực; (ii) Triển khai Kế hoạch hành động Cebu; (iii) Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng; (iv) Xói mòn cơ sở thuế và Chuyển dịch lợi nhuận và (v) Tài chính và Bảo hiểm rủi ro thiên tai.
Những nhận định cơ bản về tình hình kinh tế toàn cầu
Về tình hình kinh tế và tài chính toàn cầu và khu vực, các Thứ trưởng và Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC đã tập trung thảo luận các vấn đề nổi bật, các khó khăn, thách thức đối với các nền kinh tế thành viên cũng như các chính sách ứng phó, các tổ chức quốc tế đều có chung nhận định: (i) Tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực mặc dù có những dấu hiệu tích cực song đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như tổng cầu tăng chậm, vấn đề năng suất lao động, bảo vệ môi trường, bất bình đẳng,...; (ii) Phản ứng chính sách của các nền kinh tế trong khu vực có nhiều xu hướng khác nhau; (iii) Nhu cầu hợp tác và phối hợp chính sách vĩ mô trong khu vực là đặc biệt quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tái cân bằng kinh tế vĩ mô của các nền kinh tế trong khu vực, thúc đẩy thương mại, tham gia chuỗi giá trị gia tăng, tăng cường kết nối khu vực.
Các Thứ trưởng, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương của các nền kinh tế APEC và các định chế tài chính lớn như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)… đã thảo luận về các nội dung: Tình hình kinh tế tài chính vĩ mô quốc tế và khu vực; Triển khai Kế hoạch hành động CeBu; Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng; Xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận và Tài chính và Bảo hiểm rủi ro thiên tai.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, đồng chủ trì hội nghị, cho rằng, mỗi một nền kinh tế có thực trạng cũng như những phản ứng chính sách có xu hướng khác nhau. Cần có các giải pháp hướng đến tăng trưởng kinh tế toàn diện, mang tính bao trùm. Trong đó, cần chú trọng những vấn đề năng suất lao động, ứng dụng công nghệ, chính sách thuế, sử dụng tiết kiệm năng lượng, vấn đề chống biến đổi khí hậu… Đối với ổn định kinh tế vĩ mô, các nền kinh tế cần theo dõi sát diễn biến để phản ứng linh hoạt và nhanh nhạy, cần tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnh đang có sự khác biệt giữa các nền kinh tế về cách thức ứng phó với rủi ro và thách thức. Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tập trung triển khai chương trình tài chính toàn diện, trong đó tập trung nhiều nguồn lực vào cải thiện khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Hội nghị thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong nước và quốc tế. |
Khuyến nghị của các tổ chức tài chính quốc tế
Theo ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam, cho biết, trong năm 2016, kinh tế khu vực châu Á tăng trưởng đạt khoảng 6,3%. Nếu không tính cả Trung Quốc, kinh tế khu vực tăng trưởng ở mức 4,8%. Sang năm 2017, khu vực châu Á dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 6,2%, giảm nhẹ so với năm 2016 do tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được dự báo tăng thấp hơn năm 2016 (khoảng 6,5% so với mức 6,7% năm 2016).
Nhưng chuyên gia WB cho rằng, trong năm 2017, cần hết sức đề phòng một số rủi ro chính là xu hướng phục hồi tăng trưởng chậm của thế giới; chính sách kinh tế của các nền kinh tế phát triển chưa rõ ràng; xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng.
Nhiều đại biểu đến từ các nền kinh tế trong khu vực cũng đều thống nhất với nhận định, kinh tế thế giới và khu vực mặc dù có nhiều dấu hiệu tích cực, nhưng cũng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro như biến động của thị trường tài chính toàn cầu, những diễn biến về kinh tế và địa chính trị của một số nền kinh tế trên thế giới.
Ông Eiichi Sasaki, chuyên gia cao cấp ADB cho rằng, Việt Nam cần quan tâm đến lĩnh vực tài chính bởi vì sự hiểu biết, sự quan tâm đến lĩnh vực tài chính ở Việt Nam hiện nay còn thấp. Theo thống kê thì chỉ có 30% người trưởng thành ở Việt Nam tiếp cận với các báo cáo tài chính chính thống. Vì vậy dù đã phát triển kinh tế ấn tượng trong 3 thập kỷ qua thì vấ đề tài chính còn rất nhiều dư địa để cải thiện.
“Lĩnh vực tài chính cần được quan tâm và thúc đẩy, trong đó có cả ở nông thôn và thành thị. Vì Việt Nam có nhiều người dân sống ở nông thôn, do đó, việc Chính phủ thúc đẩy lĩnh vực tài chính đặc biệt ở nông thôn là đúng hướng, lãnh đạo ADB cũng mong muốn phối hợp với Việt Nam để hỗ trợ cải thiện lĩnh vực này.” Ông Eiichi Sasaki khuyến nghị.
Phối hợp chặt chẽ tăng trưởng toàn diện
Về triển khai Kế hoạch hành động Cebu và chiến lược đổi mới Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC các Thứ trưởng Tài chính và Phó thống đốc NHTW đã nghe báo cáo cập nhật tiến độ triển khai Kế hoạch hành động Cebu, phê duyệt danh mục các sáng kiến đã được các nền kinh tế thành viên và các tổ chức quốc tế đăng ký triển khai thực hiện và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, và định hướng triển khai các sáng kiến trong khuôn khổ Kế hoạch hành động Cebu. Hội nghị cũng khuyến khích các nền kinh tế thành viên tiếp tục đăng ký các hoạt động, sáng kiến với Ban thư ký APEC để triển khai trong thời gian tới, đồng thời đề nghị các tổ chức quốc tế dành nhiều hơn nữa các nguồn lực hỗ trợ kỹ thuật để giúp các nền kinh tế thành viên thực hiện tốt các hoạt động của mình, góp phần hướng tới các mục tiêu chung của Kế hoạch hành động Cebu.
Về chủ đề đầu tư dài hạn cơ sở hạ tầng, các Thứ trưởng và Phó thống đốc đã chia sẻ kinh nghiệm, tập trung vào cơ chế chia sẻ rủi ro trong các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP), tập trung vào vấn đề chia sẻ rủi ro giữa nhà nước và nhà đầu tư và các công cụ tài chính, cơ chế giảm thiểu và chia sẻ rủi ro, vai trò của khu vực tư nhân trong thực hiện các dự án PPP. Các Thứ trưởng cũng nhất trí sẽ tiếp tục hợp tác và triển khai các hoạt động trong năm 2017 về vấn đề này.
Đối với vấn đề Xói mòn cơ sở thuế và Chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) các Thứ trưởng và Phó Thống đốc đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai BEPS, trong đó có Tiêu chuẩn tối thiểu BEPS. Các nền kinh tế thành viên như Úc, Nhật và In-đô-nê-xi-a cũng đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc thực hiện gói BEPS trong APEC. Đây cũng là nội dung chủ đề đã được trao đổi tại cuộc Hội thảo bên lề Hội nghị diễn ra vào ngày 22/02/2017.
Hội nghị kết thúc ngày thứ nhất với phần trao đổi về Tài chính và Bảo hiểm cho rủi ro thiên tai. Các chuyên gia tập trung trao đổi về các phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu và chiến lược quốc gia về Tài chính và Bảo hiểm rủi ro thiên tai. Các nội dung đã trao đổi tại Hội thảo về Tài chính và Bảo hiểm cho rủi ro thiên tai ngày 21/02/2017 cũng đã được báo cáo tại phiên thảo luận này. Ngoài ra một số nước như Nhật Bản, Úc đã chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Chiến lược cấp quốc gia về Tài chính và Bảo hiểm rủi ro thiên tai và quản lý tài sản công ứng phó với tác động thiên tai.
Sau các ý kiến thảo luận, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, đồng chủ trì hội nghị cho biết: các nền kinh tế thành viên đều đánh giá rất cao và tích cực triển khai 4 chủ đề sáng kiến được Việt Nam đưa ra thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị là: (i) Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng; (ii) Tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai; (iii) Xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận; (iv) Tài chính toàn diện và cuối cùng là tài chính toàn diện, mà trong đó tập trung vào sản phẩm tài chính với khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho rằng, vấn đề quan trọng mà các nền kinh tế thành viên quan tâm là những sáng kiến này được triển khai thực tiễn với những cơ chế, chính sách cụ thể, với những hành động kết quả đầu ra cụ thể. Các nền kinh tế cần nhận diện được các nội dung này và hợp tác trong khu vực APEC là hết sức cần thiết trong bối cảnh đầu tư xuyên quốc gia mang tính chất toàn cầu ngày càng mạnh.
“Nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp với các nước đang phát triển là cần thiết, nhưng Việt Nam và các nền kinh tế đang phát triển khác cần có giải pháp để giảm thiểu rủi ro, tăng cường quản lý thuế, bảo đảm việc phát triển bền vững và công khai minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của chúng ta”, đồng chủ trì Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam, Trần Xuân Hà kết luận.
Hội nghị sẽ tiếp tục ngày làm việc thứ hai (24/02/2017) với các nội dung về Tài chính toàn diện và các vấn đề quan tâm khác./.
Theo mof.gov.vn
(责任编辑:La liga)
- ·Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- ·Dệt may xuất sang EAEU có nguy cơ bị áp dụng phòng vệ ngưỡng
- ·Tổng giám đốc ILO: Kinh tế thế giới cần động lực mới để phục hồi
- ·Nguyên nhân khiến 54 sinh viên cao đẳng phải đi cấp cứu sau bữa cơm ở căng tin
- ·Yahoo xác nhận hơn 1 tỉ tài khoản đã bị đánh cắp năm 2013
- ·Bác sĩ tại TPHCM không còn phải lo tìm thuốc hiếm trong ca trực cấp cứu
- ·Bình Dương phấn đấu trên 95% trẻ trong độ tuổi được tiêm phòng sởi
- ·Ba không khi sử dụng dầu ăn
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá sững sờ
- ·Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
- ·Thái Bình dự kiến đầu tư 3.700 tỷ đồng xây mới Bệnh viện Đa khoa tỉnh
- ·Bí quyết chăm sóc da mụn hiệu quả
- ·Bác sĩ tiết lộ top 5 điều nhiều người hối tiếc nhất vào khoảnh khắc cuối đời
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Vingroup và BV Bạch Mai hợp tác toàn diện, thúc đẩy mô hình bệnh viện xanh
- ·Quy hoạch tổng thể quốc gia phải mang tính định hướng cao
- ·Việt Nam duy trì vị trí dẫn đầu cung cấp tôm cho Canada
- ·TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm vụ bức tường giữa 2 khu dân cư cao cấp
- ·Thống đốc NHNN yêu cầu ngân hàng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả mưa lũ