【kq bd argentina】Doanh nghiệp cần chủ động phòng tránh rủi ro hoạt động XNK
Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, tính đến nay, Việt Nam đã tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó, có 10 FTAs đang trong quá trình thực thi và 5 FTAs đang trong quá trình đàm phán. Giao thương với các đối tác FTAs chiếm tới 80% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam.
Cùng với quá trình tự do hóa thương mại ngày càng sâu rộng, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có bước tăng trưởng vượt bậc.Tổng giá trị xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2016 đạt trên 316 tỷ USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 160 tỷ USD, tăng gấp 4 lần so với thời điểm trước khi gia nhập WTO là năm 2006 (gần 40 tỷ USD).
Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên các doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức trong việc khai thác các lợi thế cạnh tranh và tận dụng được các ưu đãi từ các FTAs, đồng thời hạn chế những rủi ro trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu và khắc phục những hậu quả rủi ro phát sinh.
Trên thực tế, nhiều DN xuất khẩu vẫn còn chủ quan, hoặc chưa nhận diện được các yếu tố rủi ro trong các hoạt động giao dịch thương mại, dẫn đến các thiệt hại nặng nề, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ phá sản, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
“Muốn tận dụng được các lợi thế cạnh tranh và thời cơ mà hội nhập mang lại, các DN Việt Nam phải am hiểu và nắm rõ “luật chơi” trong thương mại quốc tế. Nhận diện được các rủi ro mà các giao dịch thương mại để có thể phòng tránh”- ông Võ Tân Thành nhấn mạnh.
Theo ông Quyền Anh Ngọc, Phó trưởng Phòng WTO, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Công thương, bên cạnh những cơ hội do thương mại tự do mang lại, doanh nghiệp cần nhận diện được những rủi ro như: mất dần lợi thế cạnh tranh do năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam chưa cao, đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật và yêu cầu xuất xứ nghiêm ngặt hay nguy cơ mất thị trường trong nước vào tay các tập đoàn xuyên quốc gia.
Ngoài ra, theo nhận định của đại diện Ủy ban Ngân hàng của Phòng Thương mại quốc tế ICC thì rủi ro lớn nhất trong thương mại quốc tế mà Việt Nam thường vướng phải là rủi ro về tín dụng, và việc thu hồi nợ cũng trở nên rất khó khăn.
Để phòng tránh rủi ro cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh, ông Ngô Khắc Lễ, Trọng tài viên VIAC lưu ý, trước khi ký hợp đồng với đối tác nước ngoài các DN cần quan tâm đến việc điều tra thương nhân, cảnh giác với giá bất thường, bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến việc phòng tránh trộm cắp hàng trong thùng hàng (container), lựa chọn điều kiện vận chuyển hàng phù hợp. Đặc biệt, các DN nên có điều khoản về hợp đồng độc lập (không bù trừ) và khi có tranh chấp, nên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Theo ông Ngô Khắc Lễ, việc điều tra thương nhân là một trong những khâu quan trọng nhất trong giao dịch. Theo đó, các DN có một số cách điều tra thương nhân như tìm số điện thoại, trao đổi hoặc tiếp xúc trực tiếp qua bạn hàng, tham khảo thương vụ các sứ quán tại nước của thương nhân cần giao dịch. Ngoài ra, các DN nên trao đổi trong các hiệp hội ngành hàng để nắm thêm thông tin vì thực tế đã có trường hợp nhiều DN cùng bị lừa cùng một kịch bản.
Ông Christopher McNabb, Giám đốc Assurance Global tại Việt Nam cũng lưu ý các nhà xuất khẩu Việt Nam cần có chiến lược quản lý tín dụng và quy trình cụ thể để phòng tránh nợ, gian lận và giảm doanh thu. Nếu trong trường hợp trả chậm thì DN xuất khẩu nên yêu cầu số tiền thanh toán trước cũng như đàm phán rút ngắn thời gian thanh toán.
Đồng thời nếu cần thiết, DN có thể thông qua các công ty quản lý nợ thương mại uy tín để kiểm tra tín dụng và thẩm định công ty, xác minh kỹ các văn bản giao dịch và thu hồi nợ các khoản thanh toán trễ hạn cho DN./.
(责任编辑:World Cup)
- ·Quản lý chặt hoạt động kinh doanh căn hộ, biệt thự du lịch lưu trú theo quy chuẩn, tiêu chuẩn
- ·Cán bộ 'đi từng ngõ, gõ từng nhà', tuyên truyền phân loại rác tại nguồn
- ·Lượng khí thải CO2 toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch cao kỷ lục
- ·Rác nhựa đang đe dọa hành tinh, cha mẹ cần giáo dục trẻ ý thức thế nào?
- ·Bộ Tài chính cảnh báo nhà đầu tư cẩn trọng với trái phiếu doanh nghiệp
- ·Trái Đất thế nào trong thời đại côn trùng khổng lồ?
- ·Loại cây ai cũng nên có trong nhà, vừa lọc không khí lại chữa được bệnh
- ·Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại và xử lý thế nào?
- ·Ba cách trẻ hóa da không tốn nhiều tiền với nước gạo
- ·Hộp giấy đựng thức ăn: Sản phẩm đồng hành cùng bao bì xanh
- ·Lập tổ công tác đặc biệt để gỡ vướng thể chế
- ·Bộ TNMT tích cực triển khai giải pháp chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu
- ·Bắc Ninh: Khánh thành nhà máy xử lý chất thải rắn công nghệ cao phát năng lượng
- ·Giảm rác thải nhựa đại dương cần chính sách và hành động quyết liệt
- ·Thu hồi giấy phép nhà thuốc không kết nối liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia
- ·Trung Quốc tiên phong tích hợp trạm sạc xe điện hai chiều vào lưới điện quốc gia
- ·Thị trường tín chỉ carbon cần 'đi trước' bảo đảm lợi ích quốc gia, doanh nghiệp
- ·Tìm mô hình thành phố thông minh phù hợp để Hà Nội phát triển bền vững
- ·Vớt được tên lửa chưa nổ từ Thế chiến thứ hai
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn 'Huy động nguồn lực cho chuyển đổi xanh'