【dinamo minsk】Trung Quốc âm thầm xây đập thủy điện mới ở sông Mekong
Hành động này lại vừa bị giới nghiên cứu chỉ trích, xem đấy là nguy cơ mới đe dọa hệ sinh thái của dòng sông chung chảy qua sáu quốc gia trong khu vực.
Sự kiện đập Nọa Trác Độ đi vào hoạt động không được Bắc Kinh quảng bá ồn ào, cho dù đây là công trình thủy điện lớn nhất được xây dựng tại Vân Nam, trên vùng thượng nguồn sông Mekong đoạn chảy qua Trung Quốc.
Theo báo chí Trung Quốc, ngày 6-9 vừa qua, tập đoàn Hoa Năng, chịu trách nhiệm con đập, đã cho vận hành tổ máy phát điện đầu tiên có công suất 650 MW. Đây là tổ máy thứ nhất trong số chín máy phát dự trù lắp đặt tại đập thủy điện này khi hoàn tất vào năm 2014.
Theo kế hoạch, khi chạy đủ công suất, con đập này sẽ sản xuất khoảng 24.000 GW mỗi năm, một lượng điện tương đương với mức tiêu thụ của toàn bộ thành phố New York (Mỹ) trong bảy tháng.
Tuy nhiên, vấn đề là con đập khổng lồ này có nguy cơ gây hại nhiều hơn cho các nước nằm ở hạ nguồn dòng sông, từ Myanmar, Lào, cho đến Thái Lan, Campuchia và đặc biệt là Việt Nam, làm trầm trọng thêm các tác hại của các con đập khác, mà Trung Quốc đã xây trên thượng nguồn như Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, Tiểu Loan.
Nghiên cứu của Trung tâm Stimson, một trung tâm tham vấn tại Washington đã xác định rằng bốn đập thủy điện phía bên trên Nọa Trác Độ mà Bắc Kinh đã đưa vào sử dụng "đã làm thay đổi thủy lưu của dòng sông và cản đường lưu thông của phù sa màu mỡ, rất cần thiết cho việc duy trì năng suất đất, nuôi dưỡng thủy sản và ngăn biển xâm lấn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long" của Việt Nam.
Phản ứng trước việc Trung Quốc cho khởi động đập thủy điện Nọa Trác Độ, hôm 24-9, ông Milton Osborne, chuyên gia về Đông Nam Á tại Viện Lowy, một trung tâm nghiên cứu chính sách quốc tế tại Australia, đã lên tiếng báo động: "Dù ít được báo chí phương Tây chú ý vì ở nơi xa xôi, các con đập do Trung Quốc xây dựng trên dòng Mekong sẽ tác động mạnh tới dòng sông dài và quan trọng nhất Đông Nam Á, một con sông thiết yếu trong việc nuôi sống 60 triệu người dân vùng hạ nguồn Mekong."
Ông Osborne đã bác bỏ lập luận của Bắc Kinh, cho rằng các con đập của họ chỉ chi phối 13,5% lượng nước của sông Mekong. Theo ông, tỷ lệ này lên đến 40% vào mùa khô, do đó ảnh hưởng đối với vùng hạ nguồn rất lớn.
(Theo Vietnam+)
(责任编辑:La liga)
- ·Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- ·Được phép gửi báo cáo công khai ngân sách qua mạng
- ·Xuất, cấp gạo dự trữ hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại do hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận
- ·TP.HCM: Kỷ luật hơn 200 đảng viên vi phạm
- ·5 phút tối nay 5
- ·Lạng Sơn vẫn đang thực hiện kiểm tra, rà soát kết quả thi THPT quốc gia của thí sinh
- ·Bão Noru (bão số 4) sẽ quần thảo liên tục 4 giờ trong đất liền Quảng Ngãi
- ·Bộ Tài chính cắt giảm, đơn giản 176 thủ tục hành chính
- ·Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- ·Bước phát triển đáng mừng ở mạng lưới y tế cơ sở TP. HCM
- ·Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- ·Nợ thuế hơn 800 tỷ đồng, Thảo Cầm Viên Sài Gòn có nguy cơ dừng hoạt động
- ·Siết quản lý vốn tạm ứng các dự án sử dụng ngân sách
- ·Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7: Khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế còn nhiều
- ·Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- ·Bê bối điểm thi Hà Giang: Công an mở rộng điều tra
- ·Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công vốn nước ngoài cấp phát từ NSTW
- ·Kế toán Việt Nam nắm bắt thời cơ trong thời công nghệ số
- ·Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- ·Đà Nẵng, Tây Ninh quy định thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công