【junior barranquilla vs】Để doanh nghiệp nhà nước thực sự là "đầu tàu" của nền kinh tế
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực,Đểdoanhnghiệpnhànướcthựcsựlàquotđầutàuquotcủanềnkinhtếjunior barranquilla vs nhưng đoạn đường phía trước còn không ít khó khăn để DNNN đạt mục tiêu là "đầu tàu" của nền kinh tế.
Hoàn thiện thể chế, hiệu quả nâng cao
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, cơ chế, chính sách, biện pháp đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN và bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Chỉ trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, đã có hàng nghìn văn bản pháp luật được các cơ quan có thẩm quyền ban hành để cụ thể hóa chủ trương sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN của Đảng trong các thời kỳ, từ Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, thông tư của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương cho tới các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương.
Đặc biệt, năm 2014, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN là bước hoàn thiện có tính pháp lý cao nhất về quản lý DNNN. Chính sách, pháp luật về cổ phần hóa DNNN được ban hành dưới dạng nghị định, thông tư khá đầy đủ, kịp thời; thường xuyên được tổng kết, sửa đổi tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn.
Cùng với đó, hoạt động của các DNNN thời gian qua đã gặt hái những thành quả nhất định, dù gặp nhiều khó khăn và bị tác động mạnh bởi biến động lớn từ cả thị trường tài chính thế giới và những khó khăn nội tại của kinh tế trong nước. Theo báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội, tính đến 31/12/2016, sau quá trình cơ cấu lại, cả nước còn 583 DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. DNNN chuyển dịch theo hướng chỉ tập trung vào những ngành nghề then chốt của nền kinh tế hoặc những lĩnh vực mà DN tư nhân không đầu tư. Nhiều DNNN đi đầu trong hoạt động chuyển giao công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế, bình ổn thị trường, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Hệ số bảo toàn vốn giai đoạn 2011 - 2016 của các DN trên 1 lần, hầu hết các DN có lãi. Tổng doanh thu năm 2016 đạt 1.515.821 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 139.658 tỷ đồng, nộp ngân sách phát sinh là 251.845 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2011. Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu của DNNN năm 2015 đạt 5,6%, gần bằng khu vực DN FDI (5,8% năm 2015) và cao hơn nhiều so với khu vực DN ngoài Nhà nước (1,9% năm 2015).
Ngoài nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn, các DNNN còn thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội, góp phần bình ổn giá cả, ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội. Tổng các khoản chi phí thực hiện chính sách an sinh xã hội trong giai đoạn 2011 - 2016 của công ty mẹ các tập đoàn, tổng công ty là 9.558 tỷ đồng.
Cũng trong giai đoạn này, công tác thoái vốn, thu hồi vốn nhà nước đạt được một số kết quả nhất định. Qua 11 năm triển khai bán vốn nhà nước, đến 30/9/2017, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã bán vốn tại 975 DN với giá vốn 7.981 tỷ đồng và thu về 27.473 tỷ đồng, gấp 3,4 lần giá vốn. Ở các DN có vốn nhà nước, hoạt động kinh doanh có xu hướng tăng trưởng ổn định và phát triển. Giai đoạn 2011 - 2016, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân đạt 13%; tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 4,3 lần so với năm 2011; tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân đạt 15%; tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản bình quân đạt 5%. Nhiều dự án đầu tư có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao và lợi nhuận tăng trưởng hàng năm. Năm 2016, các DN có cổ phần, vốn góp của Nhà nước nộp NSNN 62.967 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2015.
Về cổ phần hoá, trong giai đoạn 2011 - 2016, cả nước cổ phần hóa 571 DN và bộ phận DN. Hoạt động cổ phần hoá đã tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường chứng khoán. Tổng hợp kết quả hoạt động của 350 DN sau cổ phần hóa năm 2015 cho thấy, so với năm trước khi cổ phần hóa, bình quân lợi nhuận trước thuế tăng 49%, nộp ngân sách tăng 27%, tổng tài sản tăng 39%, doanh thu tăng 29%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%.
Hạn chế, yếu kém do vi phạm nguyên tắc thị trường
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong giai đoạn vừa qua vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong hoạt động của DNNN. Hiệu quả hoạt động của DNNN còn chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ, chưa phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế cũng như chưa thực hiện được nhiệm vụ dẫn dắt, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Một số DNNN hoạt động yếu kém, thua lỗ, còn để xảy ra tình trạng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát tài sản nhà nước. Việc cơ cấu lại các DN hoạt động thua lỗ, các dự án DN đầu tư không hiệu quả ở nhiều nơi còn chậm nên hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Một số cơ quan, đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu và tiến độ cổ phần hóa theo kế hoạch, một số trường hợp chậm trễ trong việc đăng ký lưu ký và giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán, chậm bàn giao các DN đã cổ phần hóa về SCIC.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, có thể nói một cách khái quát rằng, những hạn chế, yếu kém của DNNN thời gian qua chủ yếu là do vi phạm nguyên tắc thị trường, nguyên tắc quản trị DN, nguyên tắc quản lý tài chính, nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong kinh doanh. Những tồn tại, yếu kém đó của DNNN có nhiều nguyên nhân, nhưng không phải nguyên nhân mang tính hệ thống của DNNN, mà chính là do cơ chế, chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện, cơ chế kiểm soát còn nhiều bất cập, đội ngũ quản lý, bộ máy quản lý chưa ngang tầm. Các DNNN cũng chậm được đổi mới theo xu thế thị trường, không chịu thoát ly khỏi những đặc quyền, đặc lợi, vị thế độc quyền nhà nước.
Mặc dù vậy, song vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là không thể phủ định. Để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết 12, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN đã đề ra, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, cần phải sắp xếp lại hệ thống DNNN theo cơ chế thị trường, đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, Nhà nước chỉ nắm giữ những ngành và lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, Nhà nước cũng có thể duy trì vốn góp tại một số DN hoạt động thật sự hiệu quả để thu lợi từ cổ tức, bổ sung cho NSNN, chi tiêu cho an sinh, phúc lợi xã hội. Cùng với đó là tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN, không để xảy ra khoảng trống pháp lý tại các DN mà Nhà nước có cổ phần, vốn góp chi phối.
Để nâng cao hiệu quả quản lý DNNN, đẩy nhanh việc tháo gỡ vướng mắc trong quá trình cổ phần hoá, sắp xếp lại DNNN, mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Tài chính xây dựng và sớm trình Chính phủ kế hoạch triển khai, thực hiện nghiêm Nghị quyết số 60/2018/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và cổ phần hóa DNNN. Cùng với đó, dự kiến trong tháng 9, sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc do Thủ tướng chủ trì về đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN. Chỉ đạo về hoạt động cổ phần hoá, Phó Thủ tướng đã nhấn mạnh "phải đề cao chất lượng cổ phần hóa là Nhà nước có lợi nhiều nhất, nâng cao chất lượng quản trị, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN sau cổ phần hoá".
Với những nỗ lực, quyết tâm trong triển khai thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 12 của Đảng, Nghị quyết 60 của Quốc hội, hoạt động của DNNN được kỳ vọng sẽ bước sang giai đoạn mới, hiệu quả hơn, thực chất hơn, trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh. Chỉ có như vậy, DNNN mới thể hiện được đúng vai trò nòng cốt của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa./.
H.Y
(责任编辑:World Cup)
- ·Trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Thủ đô Hà Nội
- ·Xế sang Nhật, Đức được giảm thuế ồ ạt, thách thức chưa từng có với xe Việt
- ·Cần Thơ xây dựng cải tạo, mở rộng 5 nút giao trọng điểm, vốn hơn 1.196 tỷ đồng
- ·Cua hoàng đế giảm giá sâu, chỉ từ 780.000 đồng/kg
- ·Thực hư cá lạ xuất hiện nghi ‘cá thần’ ở Nghệ An
- ·Huyện Bắc Tân Uyên: Tuyên dương nhiều tập thể, cá nhân có thành tích hiến máu tình nguyện
- ·Đà Nẵng sẽ hình thành 6 khu vực có vai trò động lực
- ·Nhiều đồng thuận nâng tỷ lệ vốn góp Nhà nước lên tối đa 70% cho dự án PPP
- ·Ba thói quen giúp Lưu Diệc Phi giữ suối tóc bồng bềnh
- ·Thông tin khách hàng Nguyễn Kim bị hacker rao bán
- ·PTT Trịnh Đình Dũng yêu cầu Formosa phải kiểm soát môi trường nghiêm ngặt
- ·Xe của các nguyên thủ quốc giá trị giá bao nhiêu?
- ·Kon Tum điều chỉnh tiến độ Dự án Công trình nhà máy thủy điện Đăk Pône
- ·Hạ tầng giao thông Đắk Lắk: Đường lớn đã mở
- ·Công trình ‘siêu khủng’ trong di sản Tràng An vẫn tiếp tục hoạt động, Bộ Văn hóa yêu cầu xử lý
- ·Đồng thuận nới trần vốn góp của Nhà nước tại dự án PPP đường bộ
- ·Apple lại chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới
- ·Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm, tặng quà gia đình chính sách
- ·Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh soi sáng con đường đi tới tương lai của dân tộc Việt Nam
- ·Đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng xây dựng KCN hỗ trợ Đồng Văn III (Hà Nam)