【bong đa lưu】Bước phát triển đáng mừng ở mạng lưới y tế cơ sở TP. HCM
Bệnh viện quận phẫu thuật ung thư
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến quận, huyện có xu hướng tăng, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Cụ thể, tổng số lượt khám chữa bệnh ngoại trú tại các bệnh viện thành phố trong 6 tháng tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 42,7% so với toàn thành phố. Tổng số lượt bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện quận, huyện chiếm 24,7%, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Bệnh viện khối tư nhân cũng có số lượt bệnh nhân khám chữa bệnh chiếm 9,5% so với toàn thành phố, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2017. Các trung tâm y tế cũng thu hút số lượt khám chiếm khoảng 4,4% so với toàn thành phố, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Số lượt khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện quận, huyện cũng có xu hướng tăng với tỷ lệ 13,4%, trong khi cùng kỳ năm 2017 con số này là 12,7%.
Điển hình như Bệnh viện quận Thủ Đức, từ một bệnh viện quy mô nhỏ chưa xếp hạng, đến nay, Bệnh viện quận Thủ Ðức đã trở thành bệnh viện hạng 1. Mô hình "chuyên khoa hóa" được triển khai nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Bệnh viện quận Thủ Ðức cũng là đơn vị đầu tiên của thành phố triển khai thành công bệnh án điện tử, một xu hướng phát triển tất yếu mà các bệnh viện phải thực hiện trong thời gian tới… Đặc biệt, rất nhiều kỹ thuật cao ở tất cả các chuyên khoa đã được thực hiện tại Bệnh viện quận Thủ Đức như: Lấy máu tụ dưới màng cứng, phẫu thuật hẹp ống sống, lấy khối u nội tủy, thay khớp háng, thay khớp gối, cắt u trung thất qua nội soi, nội soi cắt gan, cắt thận; cắt dạ dày, phẫu thuật ung thư vú, ung thư tuyến giáp. Rất nhiều ca bệnh khó, bệnh nặng tưởng phải chuyển lên tuyến trên, nhưng nay đã được điều trị cứu sống tại đây.
Kỳ tích được người bệnh ghi nhận cũng phải kể đến trường hợp Bệnh viện quận 11, mặc dù là bệnh viện tuyến quận, nhưng giữa tháng 4/2018 vừa qua, ê kíp bác sĩ của bệnh viện này đã thực hiện phẫu thuật bóc tách thành công khối u ung thư (u đầu tụy) trước khi di căn kịp thời cứu sống một bệnh nhân 37 tuổi (ngụ tại Tiền Giang). Tương tự, ca phẫu thuật chấn thương sọ não cũng đã được bệnh viện thực hiện thành công...
Tiếp tục cải tiến chất lượng dịch vụ
Năng lực y tế tuyến quận, huyện ở TP.HCM đã không ngừng được cải tiến chất lượng cung ứng dịch vụ và phát triển các kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và hướng đến sự hài lòng của người bệnh. Đặc biệt, năng lực của các bệnh viện, nhất là các bệnh viện tuyến quận, huyện đã tăng lên mỗi ngày với trên 10.000 lượt/ngày. Đây cũng là kết quả đáng ghi nhận của ngành y tế TP.HCM trong việc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và mô hình mới nhằm nâng cao năng lực khám chữa bệnh cho y tế cơ sở như: Triển khai các gói dịch vụ y tế cơ bản trong hoạt động khám chữa bệnh tại trạm y tế; công tác luân phiên cán bộ y tế của các bệnh viện tuyến thành phồ về tuyến y tế cơ sở xa trung tâm cũng sẽ được quan tâm và chú trọng.
Sở Y tế TP.HCM cũng đã triển khai đưa các bác sĩ bệnh viện chuyên khoa đầu ngành luân phiên đến khám chữa bệnh, qua đó chuyển giao kỹ thuật, đào tạo cho các bác sĩ tuyến dưới, ở vùng xa. Với cách làm như vậy, nhiều bác sĩ cũng đã đăng ký ở lại công tác tại bệnh viện huyện. Đồng thời, Sở Y tế TP.HCM cũng tăng cường phát triển quy trình "báo động đỏ" để hỗ trợ cho các bác sĩ tuyến dưới.
Mới đây, ngày 16/7/2018, Sở Y tế TP.HCM cũng đã tổ chức khai mạc khóa đào tạo nâng cao chất lượng chăm sóc, quản lý sức khỏe nhân dân và các bệnh mạn tính tại y tế xã, phường theo nguyên lý học gia đình tại TP.HCM. Khóa đào tạo là cơ hội quý để các bác sĩ đang công tác tại trạm y tế được cập nhật, mở rộng kiến thức, kỹ năng về chẩn đoán và điều trị các bệnh mạn tính vốn đang trở thành gánh nặng đối với xã hội.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, TP.HCM đã và đang tích cực triển khai kế hoạch nâng cao năng lực trạm y tế và triển khai thí điểm một mô hình trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình với những nội dung trọng tâm như hoàn thiện hoạt động dự phòng và kiểm soát dịch bệnh; chuẩn hóa chất lượng hoạt động của trạm y tế và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; tăng cường hiệu quả các chương trình quản lý sức khỏe người dân; đảm bảo nguồn nhân lực công tác tại trạm y tế và đầu tư có trọng điểm về cơ sở vật chất, trang thiết bị.
“Một trong những giải pháp quan trọng nhất để đạt được mục tiêu đề ra là phải nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của bác sĩ và nhân viên y tế công tác tại các trạm nhằm bắt kịp sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân”, ông Nguyễn Tấn Bỉnh nhấn mạnh.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nhân dân kỳ vọng Đại hội XIII có được một Báo cáo chính trị xứng tầm
- ·Doanh thu 1.000 tỷ đồng trong ngày mua sắm trực tuyến
- ·Lotte Mart tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng trong Covid
- ·Phi công Anh dương tính nCoV trở lại, diễn biến nguy kịch
- ·Tăng trưởng kinh tế chưa đến từ việc tăng năng suất lao động?
- ·Việc gia hạn thuế tự vệ với dầu thực vật phụ thuộc vào doanh nghiệp
- ·Bắt nhóm đối tượng livestream cảnh khiêu dâm xuyên biên giới
- ·Bán hàng đa cấp đúng nghĩa, luật pháp sẽ không ngăn cản
- ·Cứu sống bé gái 2 tuổi vì nuốt phải ghim sắt dài 1,5 cm vào bụng
- ·Những bệnh viện có công ty Trường Sinh cung cấp dịch vụ ăn uống
- ·Bộ Công Thương khuyến cáo về việc đảm bảo chất lượng khẩu trang xuất khẩu
- ·Tăng trưởng kinh tế 2016: Phép thử cho Chính phủ nhiệm kỳ mới
- ·Phát hiện tàu cá vận chuyển 80.000 lít dầu D.O không rõ nguồn gốc
- ·Những ngày đèn không sáng nơi nhiều ca Covid
- ·Hé lộ nguyên nhân gây nên đám cháy tại công trường Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng
- ·Bộ Y tế chỉ 3 nhóm nguy cơ cao nhất nhiễm Covid
- ·Bộ ngành xắn tay áo, địa phương đổi mới để ngọn lửa tăng trưởng bùng lên
- ·Viêt Nam liên tục xuất siêu vào Philippines
- ·Phấn đấu 100% người cao tuổi có thẻ BHYT trước năm 2020
- ·TP.HCM: Đầu tư 511 tỉ đồng xây dựng cầu vượt nút giao thông Gò Mây