会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch thi đấu trực tiếp hôm nay】Mô hình đại học vùng qua 24 năm thử nghiệm: Giải thể hay cải tiến?!

【lịch thi đấu trực tiếp hôm nay】Mô hình đại học vùng qua 24 năm thử nghiệm: Giải thể hay cải tiến?

时间:2024-12-23 20:02:02 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:732次

mo hinh dai hoc vung qua 24 nam thu nghiem giai the hay cai tien

Nhiều năm nay, các trường đại học vùng gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Ảnh: ĐH.

Đề xuất giải thể đại học vùng

Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên là những trường hoạt động theo mô hình đại học vùng. Các đại học này có mô hình gần giống với "viện đại học" bởi mỗi đại học có vài trường đại học thành viên. Tuy nhiên, các trường đại học thành viên này hoạt động gần như biệt lập với nhau, ít có sự gắn kết. Theo GS Từ Quang Hiển, nguyên Giám đốc Đại học Thái Nguyên, đến nay mô hình đại học vùng đã thử nghiệm được 24 năm nhưng mô hình này lại có phần cản trở sự phát triển của các trường đại học thành viên.

Ông Từ Quang Hiển phân tích, đại học quốc gia và đại học vùng là hai mô hình đại học có các trường đại học thành viên. Mô hình này tương đồng với mô hình “university system” của nước ngoài. Ví dụ: Ở nước ngoài, hệ thống trường đại học của quốc gia hoặc bang có tên gọi “university system” trong đó có nhiều trường đại học.

Về hình thức, hệ thống này giống như đại học quốc gia, đại học vùng của Việt Nam nhưng về quản lý thì hoàn toàn khác. University system không phải là cấp trên của các trường đại học và việc quản lý hệ thống này là một hội đồng, trong đó có đại diện các trường thành viên. Theo đó, hội đồng đề ra chiến lược và các nghị quyết chung. Bên cạnh đó, các trường thành viên hoàn toàn tự chủ trong hoạt động trên cơ sở chiến lược và nghị quyết chung của toàn hệ thống. Quản lý mô hình “university system” hầu như không có xung đột giữa các trường thành viên và “university system”, do đó các đại học vẫn tồn tại và phát triển tốt.

Đối với trường đại học trọng điểm quốc gia/vùng (national/regional key university), một số nước đặt mục tiêu xây dựng, phát triển một số trường đại học nhanh chóng trở thành các trường đại học hàng đầu trong nước và có thứ hạng cao trên thế giới. Khi đặt tên như vậy nhằm chỉ rõ các trường đại học trọng điểm quốc gia/vùng khác với các trường đại học thông thường, có cơ chế chính sách riêng và được tập trung đầu tư cao. Cơ cấu tổ chức của các trường này cũng giống như các trường đại học thông thường khác.

Tuy nhiên, ông Hiển lại cho rằng, ở Việt Nam, đại học vùng là một trở ngại đối với các trường thành viên. Các trường thành viên sống trong đại học vùng luôn chịu thua thiệt so với các trường đại học độc lập có cùng quy mô, cùng ngành nghề đào tạo. Vì vậy, có trường đại học thành viên đều mong muốn được tách ra khỏi đại học vùng.

Do vậy, ông Hiển kiến nghị: Nên giải thể các đại học vùng với lý do các đơn vị, tổ chức hoạt động không hiệu quả hoặc đã hoàn thành sứ mạng lịch sử thì cần được giải thể. Mô hình đại học vùng đã thử nghiệm được 24 năm, mô hình nay có phần cản trở các trường đại học thành viên và kém hiệu quả hơn.

Theo ông Hiển, nếu không giải thể đại học vùng thì trao quyền tự chủ cao cho các trường đại học thành viên và có cơ chế chính sách cho đại học vùng tương đương như đại học quốc gia.

Cần thay đổi cách quản lý

Không đề xuất giải thể đại học vùng nhưng GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, hiện mô hình đại học quốc gia và đại học vùng cần thay đổi vì làm các cơ sở giáo dục đại học không phát triển mạnh mẽ như mong muốn. Mô hình trường đại học vùng có nhiều nhược điểm. “Các trường thành viên quan hệ lỏng lẻo và hầu như độc lập với nhau về đào tạo nên ưu thế nâng cao chất lượng không thể hiện được, hiệu quả trong lĩnh vực nghiên cứu, phục vụ xã hội và đáp ứng thị trường lao động thấp”, GS Thiệp cho biết.

GS Thiệp đánh giá: “Các cơ sở giáo dục đại học quan trọng của Việt Nam nên được xây dựng theo mô hình đại học đa lĩnh vực (university) thực sự chứ không nên sử dụng mô hình đại học hai cấp như hiện nay”.

Ông Thiệp đề xuất hai giải pháp xử lý. Thứ nhất là cho phép trường thành viên đơn ngành, đơn lĩnh vực phát triển thành đại học đa lĩnh vực (university) và đại học hai cấp biến thành tập đoàn “university”. Thứ hai là đại học hai cấp chuyển thành một “university” đơn nhất thực sự, thay đổi bộ phận điều phối trung gian thành cấp điều hành trực tiếp. Toàn bộ “university” có một chương trình đào tạo chung như kiểu Đại học Cần Thơ và một số đại học đa lĩnh vực ở Việt Nam.

Trước ý kiến giải thể đại học vùng, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, cần tìm ra nguyên nhân căn bản của việc đại học vùng chưa thể phát triển như kỳ vọng. Liệu rằng đó mới chỉ là phép cộng các trường lại với nhau thành một tổ hợp đa lĩnh vực, đa ngành nghề mà chưa có sự kết hợp, điều hành đúng, thực hiện đúng về bản chất và ý nghĩa của mô hình đại học vùng. Từ đó, tìm ra nguyên nhân do khâu tổ chức, quản trị có vấn đề hay nhu cầu giải thể là sự tất yếu.

TS Vinh đặt câu hỏi: “Mô hình đại học vùng là đại học đa ngành, đa lĩnh vực, vậy tại sao lại không phát huy được sức mạnh tổng hợp của các trường thành viên? Đây có lẽ là câu chuyện về lãnh đạo, bởi bản chất của xã hội và nhu cầu của thị trường đang đòi hỏi sản phẩm mang tính liên ngành. Ví dụ công nghệ in 3D không chỉ đơn giản là kỹ thuật số, máy tính, lập trình, mà còn là cơ khí, chế tạo vật liệu và cả các khâu thiết kế, tiêu thụ…

Tất cả các khoa học tích hợp với nhau và cần thiết một mô hình đa lĩnh vực để giải quyết. Nếu làm tốt, đại học vùng chính là giải pháp hữu hiệu để giải quyết bài toán này, khi mà mỗi trường thành viên có một thế mạnh riêng được liên hợp với nhau. Vì thế, cốt lõi của vấn đề không phải là ghép các trường vào hay giải tán ra mà là trong quá trình vận hành thiếu một đường lối lãnh đạo cứng rắn và một quản trị giáo dục đại học hiệu quả. Trong đại học vùng, các trường cần hợp tác với nhau để tạo ra một mặt trận có sức mạnh lớn để hội nhập và cạnh tranh”, ông Vinh nói.

TS Vinh cũng đề xuất, đối với đại học vùng và đại học quốc gia cần nghiên cứu lại về cách tổ chức quản trị và không để cấp trung gian, đặc biệt không để diễn ra tình trạng một tổ chức hữu cơ mà các phần tử lại không liên kết với nhau.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021
  • Ngày mùng 1 Tết, nắng Xuân ngập tràn trên mọi miền cả nước
  • 2 xe tải đấu đầu: 2 tài xế bị thương nặng
  • Hỗ trợ tham gia BHXH tự nguyện
  • Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2022
  • Giá cước vận tải: Không giảm sẽ rút giấy phép
  • Căn cứ để hủy việc kết hôn trái pháp luật
  • Từ chuyện “vi hành” của 4 vị đại sứ
推荐内容
  • Tạp chí Biển Việt Nam phối hợp Vùng 2 Hải quân tặng quà gia đình chính sách
  • Đồng Xoài: Trao 2 căn nhà mái ấm công đoàn
  • Gần 13 tỷ đồng giúp đỡ người yếu thế
  • Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2015
  • Mạng xã hội trên trận địa bảo vệ tư tưởng
  • Người lao động bị thu hồi đất sẽ có nhiều ưu đãi vay vốn