【tỷ số 24 giờ】TP.HCM: Nhiều ngân hàng bị giả mạo logo, con dấu để lừa đảo
Theềungânhàngbịgiảmạologocondấuđểlừađảtỷ số 24 giờo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM, liên tiếp từ tháng 4/2024 đến nay, đơn vị nhận được văn bản của một số ngân hàng thông báo về các thủ đoạn lừa đảo liên quan đến giả danh tổ chức.
Cụ thể, Ngân hàng Qatar National Bank tại TP.HCM cho biết thường xuyên tiếp nhận nhiều cuộc điện thoại từ người dân phản ánh bị nhóm đối tượng tự xưng là nhân viên Văn phòng đại diện Ngân hàng này đề nghị kết nối qua ứng dụng Zalo trên điện thoại, gửi nhắn tin đề nghị hỗ trợ vay vốn, nhưng mục đích để chiếm đoạt tài sản.
Các đối tượng đề nghị người vay vốn đặt cọc 30% đối với số tiền vay để chứng minh khách hàng không cố ý đăng ký sai thông tin và không có giả mạo hồ sơ vay để chiếm đoạt tiền của Ngân hàng. Nếu khách hàng làm lệnh xác minh thành công thì hệ thống sẽ giải ngân số tiền cho vay và hoàn trả số tiền cọc. Tuy nhiên, thực tế nếu khách hàng thực hiện theo yêu cầu thì sẽ bị chiếm đoạt số tiền đã đặt cọc.
Tin nhắn của các đối tượng lừa đảo do người dân phản ánh và ngân hàng công bố để cảnh báo.
Khi thực hiện hành vi nêu trên, các đối tượng đã giả mạo logo, con dấu của Văn phòng đại diện Ngân hàng Qatar National Bank. Ngân hàng này khẳng định, con dấu được cấp hoàn toàn khác với con dấu do các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo sử dụng.
Còn Ngân hàng Daegu - Chi nhánh TP.HCM phản ánh, các đối tượng lừa đảo đã tạo trang web mang tên "Vietcombank liên kết với DGB Daegu Bank”, đồng thời sử dụng logo “DGB” để gửi thông báo khoản vay đến nạn nhân của chúng. Sau đó, đối tượng giả mạo là nhân viên của Ngân hàng Daegu đề nghị những người này cung cấp thông tin cá nhân và yêu cầu nạn nhân chuyển một số tiền trước qua tài khoản của kẻ mạo danh (QR code), hoặc đặt cọc để được giải ngân khoản vay, rồi chiếm đoạt các khoản tiền đã chuyển của nạn nhân.
Ngân hàng Daegu Chi nhánh TP.HCM thông báo không có dịch vụ internet banking, website, Mobile banking và cũng không cung cấp khoản vay cá nhân.
Tương tự, Ngân hàng BPCE IOM Chi nhánh TP.HCM (BPCE) cũng cảnh báo thủ đoạn như trên và đã công bố khẩn cấp trên trang web chính thức của ngân hàng để cảnh báo về việc một số cá nhân hoặc nhóm người đã khai thác trái phép tên, logo và nhãn hiệu của BPCE. BPCE nhấn mạnh, ngân hàng không cung cấp dịch vụ cho vay cá nhân và cũng không có bất kỳ ứng dụng khách hàng nào ngoại trừ kênh ngân hàng trực tuyến chính thức.
Kim Thoa
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Diễn đàn Tiếng nói trẻ Youthspeak 2019 vì mục tiêu phát triển bền vững
- ·Điểm tựa của nhân dân nơi biên giới
- ·Thời trang mùa chớm lạnh
- ·Toàn tỉnh có 249/543 trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia
- ·“Lắng nghe
- ·Trạm kiểm lâm Đắk Manh: Vượt khó bảo vệ rừng
- ·Những tấm lòng thơm thảo
- ·Để sáng tạo kỹ thuật trong học sinh lan toả
- ·Choáng ngợp nhà hàng dát vàng đắt đỏ bên trong khách sạn toàn vàng ở Dubai
- ·Thử nghiệm thành công lá chắn bảo vệ rạn san hô lớn nhất thế giới
- ·FLC Lux City
- ·Mục tiêu đến năm 2020, Bình Phước có 50% số xã đạt chuẩn NTM
- ·Tuổi trẻ Tân Thành chung sức xây dựng NTM
- ·Triển khai xây dựng cầu Bưng Sê trong tuần tới
- ·Vì lý do gì mà chiếc mũ cũ kỹ này được đại gia trả giá hơn 9,1 tỷ đồng
- ·Công nhân với nỗi lo thực phẩm bẩn
- ·Ươm mầm tri thức cho trẻ vùng sâu
- ·Bù Gia Mập: Trên 9.000 đối tượng cần hỗ trợ quà tết
- ·3 lời khuyên cho các nữ doanh nhân từ CEO startup tỷ đô Canva
- ·Kiểm tra, xếp loại 26 cơ sở sản xuất