【lịch uefa europa league】Cẩn trọng trong việc sắp xếp trường lớp, giáo viên
(CMO) Theo ông Võ Lợi, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đầm Dơi, 3 năm qua, huyện đã sáp nhập 4 điểm trường tiểu học, xoá gần 20 điểm trường lẻ các cấp học. Năm học 2018-2019, tiếp tục giảm 3 điểm trường, xoá 26 điểm lẻ (trong đó xoá 1 điểm lẻ của trường THCS để 100% trường THCS không còn điểm lẻ).
Về giáo viên, sau rà soát, sắp xếp, cân đối và điều hoà lại đội ngũ, căn cứ theo nhu cầu thực tế, địa phương xin chủ trương thực hiện quy trình tuyển dụng bổ sung biên chế còn thiếu so với định mức nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, hợp lòng giáo viên. Trường hợp đã tuyển đủ biên chế mà còn dôi dư, huyện nghiêm túc thực hiện phương án sắp xếp theo chủ trương của UBND tỉnh.
UBND huyện cũng đã có chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh, học sinh và nhân dân hiểu rõ ý nghĩa việc làm này.
Trường THCS Tạ An Khương có 3 khối lớp 6, 7, 8 dạy mô hình trường học mới, nhưng lớp học nhỏ nên việc sắp xếp sĩ số học sinh theo quy định gây khó khăn cho hoạt động học tập của các em. |
Toàn huyện có 17 trường mầm non, với 77 điểm lẻ không thể xoá, do các cháu ở độ tuổi quá nhỏ, địa bàn đi lại khó khăn. Cấp tiểu học có 37 trường, 80 điểm lẻ, với hơn 15.000 học sinh; THCS có 18 trường, 1 điểm lẻ, với hơn 10.000 học sinh. Điều này cho thấy, việc sắp xếp lại điểm trường, lớp học là giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở huyện cũng như ở tỉnh Cà Mau, khi các điểm lẻ hình thành từ rất lâu, nay đã xuống cấp, cơ sở vật chất không đảm bảo yêu cầu dạy và học. Và việc thiết lập mạng lưới giáo dục trên địa bàn tỉnh là phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thực hiện hiệu quả đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Tuy nhiên, theo ông Võ Lợi, trong quá trình thực hiện ghép điểm trường, lớp phải đảm bảo học sinh được học tập trong điều kiện tốt hơn và phải gắn với việc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động học sinh, giáo viên, phụ huynh hiểu rõ chủ trương của UBND tỉnh. Quan trọng nhất vẫn là sự lãnh đạo, chỉ đạo kỳ quyết, cụ thể, sát sao của cấp uỷ, chính quyền địa phương.
Song, huyện gặp một số khó khăn, như về quy định sĩ số lớp học trung bình 33 em, không quá 35 em/lớp đối với bậc tiểu học; 42 em, không quá 45 em/lớp đối với bậc THCS, nhưng thực tế ở địa phương có những điểm trường chỉ có 40 em học 1 khối lớp, do đó trường phải chia thành 2 lớp, mỗi lớp 20 em; hoặc theo quy định, không quá 35 em/lớp, mà trường có đến 80 em học một khối, chia 2 lớp 70 em, còn lại 1 lớp chỉ có 10 em. THCS cũng tương tự. Chưa kể, phòng học ở địa phương quá nhỏ do trước đây xây dựng không đúng chuẩn.
Hiện các phòng tại các trường THCS có diện tích chỉ từ 42-48 m2, nhưng quy định so với chuẩn phải là 60 m2 cho sĩ số phù hợp là 42, không quá 45 em/lớp. Chưa kể, ở cấp tiểu học có một số trường dạy bán trú tự nguyện, có 40 em phải mở đến 2 lớp bán trú.
Ông Võ Lợi còn cho biết thêm một thực trạng là năm học tới, số học sinh lên lớp 3 giảm so với những năm học trước, so với lớp khác chỉ bằng 2/3 hoặc 1/2 số lượng, do năm sinh các bé là năm “con cọp”, địa phương phải chấp nhận việc sắp xếp lớp học không đạt sĩ số đúng quy định, chứ hoàn toàn không có việc tự ý xé lẻ lớp để bố trí giáo viên. Do đó, có những điểm không thể xoá mà phải duy trì để đảm bảo mọi điều kiện cho trẻ đến trường. Nhờ đó, tỷ lệ bỏ học cấp tiểu học của toàn huyện chỉ 0,03%, còn THCS chưa đến 2%.
“Ngay khi chưa có chủ trương của tỉnh, hằng năm, huyện Đầm Dơi quyết liệt thực hiện việc ghép trường, ghép lớp, điều chuyển giáo viên nhưng không làm ồ ạt mà theo lộ trình từng năm. Thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện nhằm đảm bảo đúng tiến độ theo chủ trương của UBND tỉnh là đến năm 2021 cơ bản sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp và giáo viên”, ông Võ Lợi khẳng định.
Trước thông tin về việc sẽ chấm dứt hợp đồng đối với giáo viên dôi dư, mặc dù huyện chưa có báo cáo tình hình rà soát, sắp xếp, cũng như chưa có danh sách cụ thể sẽ kết thúc hợp đồng hay điều chuyển giáo viên dôi dư (hợp đồng trong định biên, có người đã làm 6-7 năm nghề, trên chuẩn, dạy tốt) nhưng đã có sự hoang mang, dao động trong giáo viên. Một số giáo viên đã chủ động tìm sở làm như thuê vuông tôm, kinh doanh hoặc đăng ký học nghề, học văn bằng khác...
Băng Thanh
(责任编辑:World Cup)
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9
- ·Việt Nam tham gia tích cực trong Phong trào Không Liên kết
- ·Giữ “lá phổi xanh” cho đô thị
- ·Dầu Tiếng: Nỗ lực trong công tác cải cách hành chính
- ·VN meets right conditions to build international financial centre: PM
- ·Chủ tịch Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 25 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Đổi mới để thích ứng với nghề
- ·Nhiều giải pháp phát triển du lịch được đề xuất
- ·Vàng được khai thác như thế nào?
- ·Huyện Dầu Tiếng phát triển mới 169 đảng viên
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·Câu lạc bộ thơ
- ·Thông qua nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Lộc Ninh
- ·Chủ tịch Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 25 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
- ·Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri Bù Đốp
- ·Phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam
- ·Tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Lương Khánh Thiện
- ·Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
- ·Huyện Dầu Tiếng chú trọng phát triển du lịch