会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【đấu bóng đá ngoại hạng anh】Già làng Điểu Nắng!

【đấu bóng đá ngoại hạng anh】Già làng Điểu Nắng

时间:2024-12-23 15:42:53 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:819次

Chúng tôi đến tổ 5, lđấu bóng đá ngoại hạng anh ấp Vườn Bưởi, xã Lộc Thiện (Lộc Ninh) một ngày cuối năm. Cái nắng gắt vùng biên giới như dịu lại khi chúng tôi được thưởng thức ly trà xanh mát ngọt được già Nắng rót mời khách trên nhà sàn.

LAI LỊCH Sóc ông Nắng

Già Nắng tiếp chúng tôi trong căn nhà sàn được bày trí gọn gàng. Bên cạnh nhà sàn là căn nhà xây khang trang. Già nói đó là nhà đại đoàn kết được xây tặng nhưng để cho các con ở.

Già Nắng nhớ lại: “Năm 1976, già đến vùng đất Lộc Thiện lập nghiệp. Khi đó bộ đội Đồn biên phòng Tà Nốt đang đóng quân tại đây. Giữa bốn bề là rừng rậm, không nhà cửa, già đã cùng bộ đội khai hoang trồng lúa, dựng nhà. Những năm chiến tranh biên giới, đồn biên phòng luôn là mục tiêu đánh phá của quân Pol Pot. Để có cái ăn và nuôi bộ đội, già phải vào rừng đào củ mài, củ chụp, hái lá rừng và săn thú. Bụng đói nhưng cái đầu cùng bộ đội đánh giặc, bảo vệ cột mốc biên giới thì không bao giờ mệt. Thời đó khổ nhưng bộ đội cùng đồng bào luôn gắn bó, đoàn kết. Bộ đội được cấp gạo, muối, thuốc men, quần áo... thì đồng bào cũng được nhận như vậy”.

Trời nắng cũng như mưa, mỗi ngày già Điểu Nắng đều đi rẫy, chăm chỉ lao động để làm gương cho con, cháu

Hơn 40 năm đóng quân ở xã biên giới Lộc Thiện, Đồn biên phòng Tà Nốt nhiều lần chuyển địa điểm nhưng đồn chuyển đến đâu thì già Nắng đưa đồng bào đi theo đến đó. Bởi đồng bào đã gắn bó với bộ đội như máu thịt. Sau này, người dân nơi khác đến ở đông dần, già tuyên truyền, vận động đồng bào đùm bọc, chở che bộ đội. “Thời điểm đó, gia đình già có khoảng 3 ha đất sản xuất nhưng chỉ giữ lại 1 ha trồng lúa để cung cấp gạo ăn cho gia đình. 2 ha còn lại già cho bộ đội mượn đất canh tác. Ban ngày vào rừng tìm rau, bắt cá, già giúp bộ đội tuần tra, phát quang đường biên, mốc giới. Mỗi lần phát hiện đường biên có dấu hiệu xâm canh, xâm cư, già báo ngay cho chỉ huy Đồn biên phòng Tà Nốt” - già Nắng trầm ngâm kể. Hòa bình, bộ đội biên phòng lại giúp đồng bào làm kinh tế, hướng dẫn cách trồng lúa, chăm sóc cao su, điều, tiêu đạt năng suất cao, ăn ở vệ sinh. Bộ đội còn giúp đồng bào học chữ, khi bà con đã “sáng” cái bụng sẽ bỏ được nhiều hủ tục. Già Nắng cũng khuyên đồng bào phải chăm chỉ làm ăn, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Già Nắng như cây cổ thụ nơi biên giới. Già đi tới đâu đồng bào quần tụ đến đó. Và cái tên “sóc Ông Nắng” hình thành từ khi nào không hay. “Trước kia không có đường, đi đâu già cũng phải mang theo xà gạc, dao côi để chặt cây, phát cỏ dọn đường, nhưng chỉ thời gian ngắn cỏ tranh lại mọc ngang tới bụng. Giờ chưa được trải nhựa nhưng đường đã rộng rãi thoải mái đi, có điện về tận nhà, trẻ em trong sóc đều được đến trường, nhà nào cũng có xe máy, tivi...” - già phấn khởi kể về sóc được nhân dân đặt theo tên mình.

Dạy con, cháu biết yêu lao động

Hòa bình, già Nắng không còn lội suối, băng rừng cùng bộ đội tuần tra đường biên giới như trước nhưng luôn nhắc con, cháu biên giới của Tổ quốc là mảnh đất thiêng liêng, phải biết giữ gìn, cùng bộ đội bảo vệ, xây dựng tình cảm keo sơn giữa hai nước. Già nói đồng bào định cư để Đảng, Nhà nước quan tâm chăm sóc y tế và học hành cho lũ trẻ, đồng thời xây dựng đời sống văn hóa mới.

Dù đã 88 tuổi nhưng mỗi ngày già vẫn đi chăn trâu, bò, thăm ruộng lúa, rẫy điều và bắt cá suối về ăn. Già bảo lao động để khỏe chân tay và làm gương cho con, cháu. Già có 5 người con thì cả 5 đều chăm chỉ, nhà nào cũng có rẫy trồng tiêu, điều, cao su... và có của ăn của để. Già hướng dẫn đồng bào trong sóc trồng lúa, chăn nuôi đúng kỹ thuật nên năm nào cũng lúa đầy bồ, heo, bò đẻ nhiều con. Nghe già Nắng nên không ai bán rẫy, hộ nào cũng nuôi từ 3-5 con trâu, bò, vì vậy trong sóc rất ít hộ thiếu ăn.

Nhà già Nắng cũng là nơi lui tới thường xuyên của người dân trong sóc. Từ việc lớn như mất trâu, bò, tranh chấp đất đai rồi đến việc nhỏ là vợ chồng bất hòa..., người dân đều tìm đến già nhờ phân xử. Anh Điểu Xốp, con trai già Nắng kể: “Trước đây, khi người dân trong sóc còn ít, cha tôi đặt ra những quy ước riêng của sóc. Ai nhậu nhẹt, quậy phá bị bắt phạt đứng ngoài nắng. Tùy theo mức độ nặng, nhẹ mà đứng thời gian nhiều hay ít. Trong quan hệ vợ chồng, nếu người nào ngoại tình thì phải nộp phạt gấp đôi hay ít nhất bằng tất cả số lễ vật khi tổ chức lễ cưới. Ai phạm tội trộm cắp sẽ bị cột tay dẫn đi 3 vòng trong sóc, vừa đi vừa nói “Tôi đã làm sai, đừng ai làm theo tôi”... Cha cũng lấy những quy định đó răn dạy anh em tôi không trộm cắp, không sử dụng bia, rượu gây mất đoàn kết trong sóc”.

Gìn giữ bản sắc văn hóa

“Già chưa được gặp nhưng những năm tháng sống cùng bộ đội, già được các chú kể cho nghe nhiều câu chuyện về Bác Hồ. Già không nghe theo lời kẻ xấu, giúp bộ đội bảo vệ biên giới, lãnh thổ. Giờ già luôn tự hào chỉ có một Đảng, một Bác Hồ trong tim”.

                                                                 Già làng Điểu Nắng

Trong nhà sàn, các vật dụng truyền thống của người S’tiêng như gùi, xà gạc, xà bất, dao côi, nỏ hay váy, khố, cồng chiêng, khèn bầu... được già gác cẩn thận, thỉnh thoảng đem ra chỉ cho con cháu. Già Nắng kể: “Có năm một số người bị kẻ xấu lừa mang cồng chiêng đi bán. Già phải đem bán 4 con trâu lấy tiền mua lại 3 bộ cồng chiêng. Già chỉ giữ lại 1 bộ, còn lại già chia cho các hộ khác cùng gìn giữ”.

Già Nắng chia sẻ: “Già vận động con cháu thành lập câu lạc bộ văn nghệ để dạy chúng biết đánh cồng chiêng, kể chuyện sử thi, dệt áo, đan gùi lên rẫy. Bởi đó là phần hồn của dân tộc và là báu vật của cha ông để lại. Ban đầu bọn trẻ nghe vui tai mà tìm đến, được người lớn dạy lại các động tác đánh cồng chiêng, múa, hát rồi gắn bó với câu lạc bộ tới giờ”.

Mong muốn mang bản sắc dân tộc mình bay cao, vang xa, Câu lạc bộ cồng chiêng sóc Ông Nắng từng đi biểu diễn ở nhiều nơi và “ẵm” không ít giải thưởng ở các thể loại như khôi phục lễ hội truyền thống, múa dân gian, hát dân ca, đánh cồng chiêng... Gia đình già Nắng được UBND huyện Lộc Ninh, UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen, giấy khen vì có nhiều thành tích đóng góp, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Già làng Điểu Nắng được UBND tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tặng nhiều bằng khen, giấy khen trong phong trào bảo vệ chủ quyền biên giới và là điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của huyện Lộc Ninh.

Rời Lộc Thiện khi bóng chiều ngả dần, hình ảnh già Điểu Nắng hiền lành, chất phác nhưng rắn rỏi tràn ngập tâm trí tôi. Già như cây cổ thụ tỏa bóng mát giữa vùng biên giới của Tổ quốc.

“Sóc Ông Nắng có trên 50 hộ dân sinh sống. Từ trước đến nay, trong sóc không có tệ nạn, không xâm canh đất trái phép, không vi phạm quy chế biên giới. Lời nói của già Nắng luôn được đồng bào lắng nghe và làm theo. Những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số ở sóc Ông Nắng phối hợp với cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Tà Nốt tích cực tuần tra, bảo vệ đường biên, giữ gìn an ninh trật tự địa bàn sóc, ấp. Trong sóc khi có đối tượng lạ đến xúi làm bậy, người dân đến nhà già Nắng xin ý kiến, già lại báo chính quyền đến giải quyết. Điều này đã tạo thành bức tường liên kết vững chắc giữa chính quyền và người dân, góp phần bảo vệ vùng biên giới”.

Phó chủ tịch UBND xã Lộc Thiện Hoàng Minh Đức

Ngân Hà

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • 'Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm đến công tác văn hoá, con người'
  • Tạm giam ông Phạm Văn Tam, cựu Chủ tịch Asanzo
  • Tuyển Việt Nam đấu Indonesia, thay đổi liệu pháp tâm lý để thắng
  • Ô tô nhập khẩu dùng trong khu nghỉ mát có được miễn thuế Tiêu thụ đặc biệt?
  • Gặp mặt cán bộ quân đội nghỉ hưu nhân kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
  • Những món gà ngon chế biến kiểu miền Nam
  • Tình hình buôn lậu tại An Giang đã lắng xuống
  • Phân bón nhập khẩu dạng hàng xá, hàng rời khó ghi nhãn
推荐内容
  • Quặn lòng trước cảnh con nuôi cha tâm thần, 3 chị gái mù lòa
  • Phát hiện trống đồng cổ gần Di sản thế giới Thành Nhà Hồ
  • Vào bóng triệt hạ Tuấn Hải, Tăng Tiến bị treo giò 4 trận
  • VFF không phải đền bù 42 tỷ đồng cho HLV Troussier
  • Xây dựng lối sống mới cho sinh viên
  • Kết quả bóng đá Tây Ban Nha 0