【trận mu vs liverpool】Đề xuất mô hình mới về quản lý doanh nghiệp nhà nước
Với mục tiêu đổi mới mô hình thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước,Đềxuấtmôhìnhmớivềquảnlýdoanhnghiệpnhànướtrận mu vs liverpool báo cáo cho rằng việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước có nhiều điểm khác nhau cơ bản. Do đó, việc tách bạch hai chức năng này là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Căn cứ vào thực trạng thực hiện chức năng chủ sở hữu hiện nay, CIEM đưa ra đề xuất về 4 mô hình quản lý.
Mô hình thứ nhấtlà thành lập Cơ quan thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước thuộc Chính phủ để thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với các công ty TNHH một thành viên và phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp là công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Cơ quan này sẽ thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước thuộc Chính phủ được tổ chức dưới hình thức Ủy ban Quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước. Ủy ban gồm Chủ tịch do Thủ tướng hoặc một Phó Thủ tướng kiêm nhiệm; Phó chủ tịch Uỷ ban làm việc chuyên trách có chức danh tương đương Bộ trưởng và một số thành viên chuyên trách và một số thành viên kiêm nhiệm.
Uỷ ban có bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ làm việc chuyên trách thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước; thực hiện nhiệm vụ trên một số lĩnh vực sau: Đầu tư theo nhóm ngành, lĩnh vực; Chiến lược - kế hoạch phát triển; Cán bộ, lao động và tiền lương; Tái cấu trúc; Tài chính - Kế toán; Thanh tra; Tin học - Thống kê; Đào tạo; Pháp chế…. để quản lý toàn diện những nội dung liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Mô hình thứ haitương tự mô hình trên nhưng có điểm khác chủ yếu là ở cấp trung ương không hình thành thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước thuộc Chính phủ mà chỉ ở cấp bộ.
Cụ thể là ở các bộ ngành thành lập mới một cục/vụ hoặc chuyển đổi Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp thuộc bộ thành cơ quan thuộc bộ để thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu đối với các công ty TNHH một thành viên và phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp là công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có ngành nghề kinh doanh chính thuộc ngành do bộ được giao quản lý.
Mô hình thứ balà Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước thông qua Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Nội dung và bước đi thực hiện mô hình này tương tự như mô hình thứ nhất nhưng có điểm khác chủ yếu là ở cấp trung ương không hình thành Ủy ban Giám sát quản lý doanh nghiệp nhà nước thuộc Chính phủ mà giao cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước.
Mô hình thứ tưlà Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước và phân công, phân cấp cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước tại từng loại doanh nghiệp nhà nước.
Theo mô hình này, việc phân công, phân cấp thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước sẽ được cải tiến theo hướng có một số điều chỉnh về phân công, phân cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước so với hiện nay đối với từng loại doanh nghiệp nhà nước.
Vẫn theo mô hình này, Chính phủ tiếp tục nắm quyền ban hành một số văn bản quy định pháp luật về công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; về tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ cổ đông, thành viên nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước… trên cơ sở đề nghị của các bộ chức năng có liên quan.
Tuy nhiên, CIEM cũng nhấn mạnh rằng để thực hiện mô hình tổ chức mới về thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp như mô hình thứ nhất, cần thực hiện đồng bộ hàng loạt công việc quan trọng như tiến hành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật chung làm cơ sở pháp lý cho triển khai mô hình tổ chức mới…
Theo VnEconomy
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Giật mình với những tác hại của dầu hướng dương, dầu ngô
- ·Ký túc xá Pháp Vân
- ·Triều Tiên bác đề nghị của Hàn Quốc về tuyên bố chấm dứt chiến tranh
- ·Bộ Quốc phòng Nga mua 10 hệ thống tên lửa phòng không S
- ·Masan của 'ông trùm' nước mắm Nguyễn Đăng Quang đã hết sáng tạo?
- ·WHO hối thúc chấm dứt tình trạng "bất bình đẳng" trong việc tiếp cận vaccine
- ·Bất động sản sôi động sau tháng Ngâu
- ·BRICS tăng cường hợp tác hải quan
- ·Nhà sản xuất bút tiêm EpiPen để mặc người dùng phát bệnh nặng hơn vì sản phẩm lỗi?
- ·Cắt nước sạch sông Đà giữa bão sốt xuất huyết, dân vừa trữ nước vừa run
- ·10% phụ nữ Việt Nam tử vong là do hít phải khói thuốc lá thụ động
- ·Phú Sơn Thuận mở rộng đầu tư vào BĐS nghỉ dưỡng
- ·Hà Nội phê duyệt quy hoạch đô thị mới 42ha tại Hà Đông
- ·Cơ hội đầu tư condotel Grand Ocean View ở Phú Quốc
- ·Bỏ ngay thói quen ăn trưa tại bàn làm việc kẻo hối cả đời
- ·Chủ đầu tư đẩy phí bảo lãnh ngân hàng về phía người mua nhà
- ·Ký túc xá Pháp Vân
- ·Hà Nội điều chỉnh tổng thể quy hoạch Khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ
- ·Những món ăn dễ gây ngộ độc cần tránh khi đi du lịch
- ·Bí quyết trang trí nội thất cho căn hộ nhỏ