会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả trận alanyaspor】Thâm canh rừng, lợi sinh thêm lợi!

【kết quả trận alanyaspor】Thâm canh rừng, lợi sinh thêm lợi

时间:2024-12-23 22:03:55 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:772次

Báo Cà Mau(CMO) Từ khi thực hiện mô hình kê liếp trồng tràm và cây keo lai, công tác PCCCR gặp nhiều thuận lợi, số vụ cũng như diện tích rừng bị thiệt hại giảm đáng kể. Phần lớn các hộ dân tham gia thực hiện mô hình này đều đánh giá cao về khả năng sinh trưởng và phát triển của cây tràm truyền thống. Bởi trồng rừng theo phương pháp thâm canh, kê liếp rút ngắn được một nửa thời gian, trong khi năng suất và sản lượng gỗ khai thác cao gấp đôi, hạn chế được tình trạng cháy rừng vào mùa khô.

Tuy nhiên, người dân vẫn đang trăn trở vì vốn đầu tư ban đầu để cải tạo, kê liếp khá cao, trong khi đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. 

Ông Lâm Văn Đoàn, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, trước đây do không có tiền để lên liếp toàn bộ diện tích nên chỉ cải tạo bờ bao xung quanh để trồng thử nghiệm. Chỉ xung quanh bờ bao đã cho thu hoạch hơn 100 triệu đồng, trong khi đó, với toàn bộ diện tích còn lại, hơn 2 ha tràm, cao lắm cũng chỉ cho thu hoạch khoảng 80 triệu đồng.

Thương lái vào tận rừng thu mua gỗ keo lai.

Dù thấy được hiệu quả từ cây keo lai là rất lớn, nhưng gia đình ông cũng như nhiều hộ dân nơi đây chỉ đủ điều kiện chuyển đổi một phần. Bởi, nếu đầu tư cải tạo 1 ha đất và trồng phải tốn trên 40 triệu đồng. Đa phần người dân ở đây đều thuộc diện hộ nghèo, nếu không có sự giúp sức từ các ngành chức năng, khó lòng nắm bắt được cơ hội để thoát nghèo. 

Từ hiệu quả thực tế của mô hình trồng rừng thâm canh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp, nên nhiều hộ dân khác sống dưới tán rừng mong sớm được chuyển giao giống và kỹ thuật để mở rộng diện tích trồng đại trà. Tuy nhiên, người dân vẫn đang trăn trở vì vốn đầu tư ban đầu để cải tạo, kê liếp khá cao.

Anh Nguyễn Phước Huy, Ấp 15, xã Khánh Thuận, cho biết: “Gia đình vừa khai thác gần 3 ha rừng tràm, thu về 200 triệu đồng, lợi nhuận tuy cao nhưng thời gian trồng kéo dài tới 12 năm. Năm nay, tôi quyết định đưa cơ giới kê liếp trồng rừng thâm canh toàn diện tích đất hiện có. Tuy nhiên, chi phí cải tạo khá cao nên gia đình tôi cũng như bà con nơi đây rất cần chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các nhà tài trợ, bằng các hình thức vay vốn lãi suất thấp, giúp dân có vốn tái đầu tư trồng rừng theo phương pháp mới hiệu quả, khi thu hoạch sẽ hoàn trả vốn và lãi theo quy định”. 

Trước thực trạng nhiều hộ dân trên địa bàn không có vốn để đầu tư cải tạo trồng rừng thâm canh, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh Ngô Thanh Điền cho biết, thời gian tới, huyện chỉ đạo chính quyền địa phương vận động cũng như khuyến khích người dân trên địa bàn nên hợp tác với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ triển khai mô hình trồng rừng keo lai theo hình thức ăn chia sản phẩm.

Đảm bảo sinh kế cho người dân

Ông Ngô Thanh Điền khẳng định, muốn bảo vệ và phát triển tốt rừng, quan trọng nhất là phải đảm bảo sinh kế cho người dân. Mặc dù trồng rừng thâm canh giúp rút ngắn chu kỳ thu hoạch rất nhiều, nhưng thời gian từ 5-7 năm vẫn là quá dài đối với những hộ nông dân nghèo. Do đó, trong khi chờ rừng tới chu kỳ khai thác, người dân nên chọn giải pháp lấy ngắn nuôi dài.

Sau khi lên liếp trồng rừng, mương nước còn lại khá nhiều, có thể nuôi cá đồng hoặc khai thác cá tự nhiên, kết hợp trồng bông súng, bồn bồn…, trên bờ trồng thêm hoa màu và cây ăn trái.

Đã qua, Hội Nông dân huyện U Minh giải ngân gần 2 tỷ đồng thực hiện các mô hình, dự án từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân. Khi các mô hình thí điểm hiệu quả, sẽ tiếp tục nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho bà con, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Nhiều mô hình kết hợp đa canh, đa con bắt đầu hình thành, điển hình như mô hình nuôi cá thâm canh nước ngọt, kết hợp trồng cây ăn trái tại xã Khánh Lâm; mô hình lúa - cá đồng tại xã Khánh Thuận, Nguyễn Phích/.

 Hiện nay, mực nước trong lâm phần rừng tràm đã bắt đầu cạn, nhiều diện tích rừng trồng theo hình thức kê liếp và một số khu vực gò cao đã khô, nhưng độ ẩm còn cao. Dự báo trong những ngày tới, nhiều diện tích rừng khác tiếp tục khô cạn, nguy cơ cháy rừng tăng cao. Dự báo cháy hiện nay đang ở cấp II - cấp trung bình. Hiện nay, các đơn vị quản lý rừng đã chủ động triển khai phương án PCCC như: kiểm tra lại hệ thống máy chữa cháy; duy tu, bảo quản các chòi canh lửa, đưa phương tiện, bố trí lực lượng xuống những địa bàn trọng điểm; dọn kênh, ban gạt bờ để đảm bảo cho việc đi lại; tổ chức cho hộ dân ký cam kết các quy định về PCCCR mùa khô.

Trung Đỉnh

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Vứt bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt
  • Kiên Giang tăng cường vận động quần chúng tham gia bảo vệ an ninh biên giới
  • Đêm nay, các tỉnh Bắc Bộ đón không khí lạnh, nhiệt độ giảm mạnh
  • Dở khóc dở cười vì em dâu tính tình vô tư
  • Xét xử BS Lương: Vì sao luật sư đề nghị khởi tố hình sự ông Trương Quý Dương
  • Xử lý dứt điểm hai vị trí thường xảy ra tai nạn giao thông tại Hà Nội và Khánh Hòa
  • Đồ uống giữ ấm số một khi gió mùa về
  • KBNN Quảng Ngãi: Giải ngân 100% nguồn vốn đầu tư
推荐内容
  • Cảnh báo căn bệnh hiếm gặp do muỗi truyền
  • Bắc Bộ và Thanh Hoá có mưa to, dông mạnh, vùng núi chuyển rét
  • VNM giao dịch thỏa thuận trên 190 tỷ đồng
  • Trao Thẻ thẩm định viên về giá cho 331 thí sinh
  • Tập huấn mô hình 5S trong công tác Đoàn thanh niên tại Tổng cục TCĐLCL
  • Hầu hết các DN cổ phần “ăn nên làm ra”