【tỷ số galatasaray】Việt Nam tiến hành rà soát, cập nhật NDC
Tham dự hội thảo có đại diện các Bộ, ngành, thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (BĐKH), thành viên của Hội đồng tư vấn cho Ủy ban quốc gia về BĐKH, các đối tác phát triển quốc tế, các đại sứ quán, các NGO, doanh nghiệp cùng các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Theo Thỏa thuận Paris (COP 21) các quốc gia được kỳ vọng trình NDC cập nhật 5 năm một lần, xác định cam kết của mình nhằm góp phần giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng thấp hơn đáng kể so với ngưỡng 2oC vào cuối thế kỷ, nỗ lực để hướng tới 1,5oC và phát thải bằng 0 vào nửa sau thế kỷ này. Do tầm quan trọng của việc thực hiện NDC đối với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 199/TTg-QHQT ngày 8/2/2017 giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp các Bộ, ngành và các bên liên quan rà soát, cập nhật NDC của Việt Nam. Bản NDC cập nhật phải được hoàn thành trong năm 2019, sau khi được Chính phủ phê duyệt, NDC của Việt Nam sẽ đệ trình lên Ban thư ký Công ước Khung của Liên hợp quốc về BĐKH trước tháng 3/2020.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các bên liên quan, các đối tác, Bộ, ngành rà soát, cập nhật NDC theo hướng phải dựa trên cơ sở NDC hiện tại, bổ sung thông tin về các chính sách mới của Việt Nam có liên quan đến BĐKH, cũng như các diễn biến mới của quốc tế về BĐKH. Đồng thời thu thập hoặc bổ sung thêm những khía cạnh mà quá trình xây dựng bản INDC (đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định) chúng ta chưa có điều kiện xem xét. Bên cạnh đó, NDC cần có sự tham gia xem xét kỹ lưỡng của tất cả các bên đóng góp… mục đích nhằm phản ánh nỗ lực cao nhất của Việt Nam trong điều kiện, hoàn cảnh hiện tại cũng như dự báo đến năm 2030.
Trong khi đó, ông Martin Hopper - Tham tán phát triển - Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam khẳng định: “Với Tổng sơ đồ điện 7 do Bộ Công Thương thực hiện đã thể hiện rõ cam kết của Việt Nam trong việc nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính. Việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược năng lượng tái tạo nhằm giảm 25% lượng phát thải từ năng lượng cho tới năm 2030 sẽ giúp đạt được mục tiêu có điều kiện của NDC. Điều này mang lại cơ hội cho Việt Nam trong việc gia tăng đáng kể mức cam kết giảm nhẹ trong NDC cập nhật. Chúng tôi rất vui mừng được đóng góp cho tiến trình này thông qua các dự án đang triển khai ở một số lĩnh vực do Chính phủ Đức tài trợ”.
Tuy nhiên, để Việt Nam thực hiện tốt bản NDC cập nhật vào năm 2021, bà Louise Chamberlain - Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam nhận định: “Hiện Việt Nam đã có nhiều địa phương đã và đang thực hiện tốt Chiến lược tăng trưởng xanh, tuy nhiên để Việt Nam triển khai NDC có hiệu quả thì nguồn ngân sách nhà nước sẽ không thể đáp ứng tất cả các mục tiêu mà NDC đề ra, do vậy Việt Nam cần có những cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các khu vực tư nhân tham gia, và điều này cũng cần được xây dựng cho bản NDC cập nhật”.
Chia sẻ kinh nghiệm của một số quốc gia đã và đang thực hiện NDC cập nhật, ông Sean Gilbert - Đối tác đóng góp quốc gia tự quyết định NDC-P, WRI chia sẻ: Hiện đã có một số quốc gia đã nộp NDC lên Ban thư ký, có rất nhiều quốc gia vẫn thiếu hụt những cam kết để giảm phát thải khí nhà kính, với mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam là 6,7% vào năm 2017 và tăng khoảng 6% vào những năm tiếp theo Việt Nam cần rà soát, điều chỉnh cắt giảm như thế nào để đảm bảo chỉ số tăng trưởng và phát triển bền vững.
“Nhiều nước như Maroc, Ấn Độ, Trung Quốc, Colombia, Mexico… đã xem lại kế hoạch NDC của mình đồng thời bổ sung thêm các điều tra, nhiều nước đã tiến hành chương trình chuyển đổi năng lượng, xây dựng lại lộ trình phát triển công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm đưa ra lộ trình phát triển năng lượng tham vọng theo hướng phát triển năng lượng tái tạo trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia”, ông Sean Gilbert cho biết.
Vậy khi xây dựng NDC Việt Nam cần xem xét đến những hoạt động kinh tế nào có khả năng giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả, ông Fukyda - Cố vấn cỹ thuật trưởng - Dự án Jica SPI-Nama cho rằng: Các lĩnh vực như giao thông, nông nghiệp, sản xuất công nghiệp đang là những lĩnh vực phát thải nhiều CO2, chúng ta cần có những đánh giá chi tiết để từ đó từng lĩnh vực có những giải pháp giảm phát thải, tuy nhiên phương án công nghệ cacbon thấp được xem là công cụ hiệu quả để các ngành có thể lựa chọn.
Ông Fukyda cũng cho rằng, ngành công nghiệp có thể thực hiện các tiêu chuẩn hiệu quả năng lượng thông qua các lĩnh vực sản xuất như: đồ uống, nhựa, hóa chất, thép, giấy… Ngành giao thông thì cần phân tích kỹ hơn về tiềm năng, hiệu quả năng lượng trong các lĩnh vực: đường sắt, đường bộ, hàng không, đường thủy… ngành nông nghiệp cần hướng đến xử lý chất thải nông nghiệp, phối hợp chặt chẽ giữa năng lượng - nông nghiệp - chất thải (khí sinh học, ủ phân hữu cơ, phân bón), năng lượng – Lulucf (sinh khối, nhiên liệu sinh học, bảo vệ rừng)”.
Để thực hiện thực hiện NDC, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ cho các Bộ thực hiện các hạng mục công việc như: Bộ Công Thương chủ trì rà soát, xây dựng các chính sách về năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; tăng cường việc thực thi các chính sách về việc sử dụng năng lượng hiệu quả, phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Bộ Giao thông Vận tải chủ trì thực hiện các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông vận tải và hàng không dân dụng. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, bố trí nguồn lực triển khai thực hiện các chương trình khoa học và công nghệ ứng phó với BĐKH. Bộ Xây dựng chủ trì rà soát các quy hoạch xây dựng đô thị…. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Những lỗi thường gặp của hệ thống làm mát ở xe máy mà bạn cần lưu ý
- ·Được phép điều chỉnh công việc trong hợp đồng trọn gói đã ký kết?
- ·Hậu vệ Thiện Đức đã trở lại tập luyện
- ·Đại gia Hàn Quốc nào đứng sau dự án trường đua ngựa 420 triệu USD tại Hà Nội
- ·Vụ Công ty Vinaca: Cần xử lý nghiêm minh và lên án mạnh mẽ hành vi sản xuất thuốc giả
- ·Giải bóng đá Thành phố mới Bình Dương lần thứ XIV: 168 đội bóng so tài
- ·Khiêu vũ thể thao đang phát triển mạnh
- ·Chậm nhất 30/5/2019 phải xong Báo cáo nghiên cứu khả thi sân bay Long Thành
- ·Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn dữ dội tại miền Trung
- ·Chậm triển khai dự án nông nghiệp công nghệ cao ở Kon Tum
- ·Mỹ đã tấn công Syria nhiều tên lửa bị hạ gục
- ·Vụ SIM "999.999" bị thu hồi: Người trong cuộc và Vinaphone nói gì?
- ·Đà Nẵng bắt đầu xây dựng tuyến ống thu gom thải ven biển
- ·Giải quần vợt ATP Challenger Savannah: Lý Hoàng Nam dừng bước ở vòng 2
- ·Nếu cứ ăn thường xuyên những thực phẩm này ngày phải đi chạy thận không xa
- ·Lớp hướng dẫn viên bơi lội tỉnh: 40 học viên tham dự
- ·Giải karatedo vô địch Đông Nam Á SEAKF – 2019: Đoàn Bình Dương ghi dấu ấn đậm nét
- ·Bán đảo Bình Quới
- ·Thủ tướng yêu cầu Bộ VH
- ·Dạy bơi miễn phí cho trẻ mồ côi