【ket qua aston】Sản xuất thích ứng với tự nhiên
(CMO) Huyện Trần Văn Thời là địa bàn trọng điểm sản xuất nông nghiệp vùng ngọt hoá của tỉnh Cà Mau. Thực tế những năm qua cho thấy, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến đời sống và lao động sản xuất của nông dân địa phương này hết sức khốc liệt. Cũng từ đó, công tác quy hoạch sản xuất, đổi mới mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu là đòi hỏi cấp thiết. Huyện trở thành ngọn cờ đầu triển khai hàng loạt các mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững, không chỉ hướng đến mục tiêu thích ứng mà còn xác định biến đổi khí hậu là cơ hội đổi mới, phát triển đột phá.
Mô hình sản xuất “thuận thiên”
Khi khảo sát trực tiếp các mô hình sản xuất mới tại huyện Trần Văn Thời như mô hình 2 vụ lúa - cá đồng, 2 vụ lúa - 1 vụ màu, sản xuất lúa “bao lợi nhuận”, 2 vụ lúa - cá bổi thâm canh, ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đã đánh giá rất cao hiệu quả kinh tế, tính bền vững, cách thức triển khai bài bản của huyện Trần Văn Thời. Ðồng thời, Phó chủ tịch UBND tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo các ngành chức năng, UBND huyện Trần Văn Thời tiếp tục chuẩn bị chu đáo về nguồn lực, thị trường đầu ra, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, tháo gỡ các vướng mắc để triển khai nhân rộng trên toàn địa bàn.
Ông Trần Tấn Công cũng thể hiện quyết tâm đổi mới quy hoạch, phương thức sản xuất, nhân rộng các mô hình đang triển khai, đồng thời tính toán những mô hình thích ứng biến đổi khí hậu mới như kết hợp 1 vụ lúa - 1 vụ cá - 1 vụ màu - tôm càng xanh.
Ông Công cho biết: “Ðể đổi mới mô hình sản xuất, việc đầu tiên là phải hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, nhất là thuỷ lợi nội đồng, khoanh vùng, chia ô sản xuất gắn với điều kiện thực tế của từng nơi. Một yếu tố quan trọng nữa là phải áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, giữ thế chủ động cho nông dân trước biến đổi khí hậu. Ðồng thời, phải tính toán đầu ra, tạo chuỗi liên kết, gia tăng giá trị các mặt hàng nông sản”.
Không chỉ đương đầu với biến đổi khí hậu, suốt 2 năm qua, nông dân huyện Trần Văn Thời sản xuất trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp. Trong bối cảnh đó, kinh tế nông nghiệp của địa phương đã trở thành trụ đỡ hết sức vững chắc, mùa màng thắng lợi khiến Nhân dân hết sức phấn khởi.
Ông Duy Quốc Tuấn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời, thông tin: “Biến đổi khí hậu là chuyện người nông dân ở huyện đã thấm thía, mưa thì ngập lụt, hạn mặn thì sụp lún, cạn khô nước. Thay đổi là điều cần thiết và nông dân cũng rất nhanh nhạy, ủng hộ các mô hình mới. Có thể nói, trước biến đổi khí hậu, dịch Covid-19, nông nghiệp có những kết quả đột phá, hướng tới nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, bền vững”.
Theo ông Tuấn, năm 2021, nông dân huyện Trần Văn Thời thắng lợi lớn, nếu giá cả vật tư nông nghiệp không ở mức cao thì lợi nhuận có thể nói là mỹ mãn nhất trong nhiều năm qua. Với gần 300.000 ha lúa 2 vụ, huyện trở thành vựa lúa của cả tỉnh Cà Mau với năng suất ước đạt 6 tấn/ha. Bên cạnh đó là khoảng 3.000 ha màu xen canh, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân. Việc tính toán mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi cũng được thực hiện linh hoạt, căn cứ vào tình hình thực tế của từng vùng quy hoạch sản xuất. Diện mạo nông nghiệp của huyện vì thế có những đổi mới đầy khích lệ.
Rộn ràng đồng đất
Ngay sau Tết Nguyên đán, nhịp điệu lao động sản xuất trên đồng đất Trần Văn Thời vẫn rộn ràng, hối hả. Ông Tuấn cho biết: “Do giãn lịch xuống giống nên đợt thu hoạch lúa đông xuân cũng kéo dài đến sau Tết. Ðiều này có lợi cho nông dân ở nhiều phương diện. Khi xuống giống thì chủ động được nguồn nước, khi thu hoạch thì chủ động được nhân công, ổn định giá cả, đầu ra. Ðây cũng là cách điều tiết phù hợp hơn trong điều kiện sản xuất thực tế hiện nay, gia tăng lợi nhuận cho người trồng lúa”.
Ðập ngăn phèn dã chiến của nông dân ấp Minh Hà A trên kinh So Ðũa, bảo vệ nguồn nước tưới cho vụ bí sau Tết. |
Tại huyện Trần Văn Thời, việc đưa màu xuống ruộng sau vụ lúa là hướng đi phù hợp, hiệu quả. Bí rợ trở thành một trong những loại nông sản chủ lực trên rẫy màu với diện tích hơn 500 ha. Kỹ sư nông học Hồ Trường An, cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Diện tích trồng bí tập trung ở 2 xã Trần Hợi và Khánh Bình Ðông, năng suất tốt, lợi nhuận kinh tế cao. Bà con nông dân ở các vùng trồng bí hiện đang vào mùa thu hoạch rộ sau Tết. Năm nay là một mùa vụ bí trúng lớn của bà con”.
Phong trào trồng bí rợ trên đồng ruộng thật sự rộ lên khoảng vài năm trở lại đây. Hiện, mô hình này đã thực sự trở thành một hướng đi bền vững để người nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu. Ông Cao Chiến Thi, ấp Minh Hà A, xã Khánh Bình Ðông, phấn khởi: “Tôi trồng bí được 3 năm, phải nói là hiệu quả. Tính bình quân khoảng 4 ha bí trên ruộng, sản lượng ước khoảng 80 tấn/vụ, giá thị trường dao động từ 5.000-7.000 đồng/kg. Thương lái giờ chạy xe tải đến các điểm thu mua gần ruộng bí nên đầu ra khá ổn định”.
Ruộng bí 4 ha của ông Cao Chiến Thi, năm nay ước đạt 80 tấn bí thương phẩm, mang lại khoản thu nhập đáng mơ ước. |
Toàn ấp Minh Hà A có 42 hộ (trong tổng số hơn 200 hộ) trồng bí, diện tích ước khoảng 100 ha. Mùa bí rợ sau Tết thật sự mang lại sự phấn chấn, sôi động trên cả đồng ruộng và trong lòng người.
Bà con Minh Hà A còn có một đề đạt tha thiết, đó là xây dựng một cống ngăn phèn đổ về kinh So Ðũa. Bởi nước kinh So Ðũa là mạch sống của ruộng bí, nếu nhiễm phèn thì không bơm lên tưới tiêu được. Ðây cũng là vướng mắc lớn nhất để bà con Minh Hà A chưa thể nhân rộng hơn ruộng bí.
Theo ông Thi: “Nếu có cống ngăn phèn, bà con Minh Hà A sẽ đồng loạt thực hiện mô hình trồng bí trên hầu khắp diện tích ruộng, khi đó thì đời sống nông dân sẽ có nhiều chuyển biến hơn. Chớ như bây giờ, chỗ trồng được thì vui, người không trồng được cũng nôn nao, khó chịu lắm”.
Nhìn những đống bí thu hoạch của bà con Minh Hà A được tập kết ra điểm thu mua trên tuyến lộ Vồ Dơi - Tắc Thủ, thấy trong đó không chỉ là thành quả mùa màng, là tiền bạc mà còn là những hy vọng của tương lai. Ðể thấy rằng trong khó khăn, dù là biến đổi khí hậu hay dịch bệnh, người nông dân huyện Trần Văn Thời vẫn thuỷ chung với đất, nhạy bén, sáng tạo và chủ động để lao động sản xuất một cách hợp thời, hợp thế. Phía trước là lời ước hẹn của những mùa vui...
Ðiểm tập kết bí thương phẩm giao cho thương lái của bà con nông dân ấp Minh Hà A trên tuyến lộ Vồ Dơi - Tắc Thủ. |
Phạm Quốc Rin
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Giải pháp Vizone Access của VinBigdata đạt chứng chỉ toàn cầu
- ·Nhật Bản làm gì để đối phó với thiếu hụt nhân lực số?
- ·Meey Land đưa giải pháp toàn diện, giúp bất động sản trong nước phát triển bền vững
- ·Startup lọt Top Forbes muốn chuyển đổi số cho nhà nghỉ, homestay
- ·Kẹp 'nhầm' thịt ngựa trong bánh mỳ kẹp thịt bò
- ·Đà Nẵng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành y tế
- ·Hợp tác toàn diện về đào tạo nhân lực kỹ thuật cao giữa trường đại học và Samsung
- ·Để trẻ em là những công dân số lành mạnh
- ·'Làm xiếc' cho cân điêu
- ·Trung Quốc tăng cường nhập khẩu máy sản xuất chip của ASML
- ·“Súng” dễ hỏng vì … mút độn silicon
- ·Mở thẻ VietinBank Visa nhận hoàn tiền đến 1.500.000 đồng
- ·Đưa nền tảng VTVGo lên tivi thông minh cung cấp đến người dùng tại Việt Nam
- ·Trung Quốc lập quỹ huy động 40 tỷ USD đầu tư sản xuất thiết bị đúc chip
- ·Thu hồi 2.216 mẫu xe Ford Escape bị lỗi kỹ thuật
- ·Bảo hiểm xã hội tỉnh Lai Châu nỗ lực chuyển đổi số
- ·Cơ hội cho nhà đầu tư mua bán– sáp nhập doanh nghiệp trong thị trường đầy biến động
- ·TP.HCM muốn phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông
- ·Thận trọng với thuốc tăng cân trôi nổi trên thị trường
- ·Hàng chục triệu người Mỹ được trợ giá Internet